Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 43)

- Bệnh phấn trắng

4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống

Tính ổn định về năng suất hay các đặc điểm về nông học khác của giống trong điều kiện khác nhau là một chỉ số quan trọng trong chương trình chọn giống [Lê Tiến Dũng, Bài giảng chọn giống cây trồng, trường ĐHNL Huế, 2008, tr19]. Mục tiêu cuối cùng của người sản xuất và người làm công tác khoa học là nâng cao năng suất và phẩm chất. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ và là chỉ tiêu để đánh giá việc trồng trọt hợp lý hay không, quá trình sinh trưởng tốt hay kém, khả năng thích ứng với điền kiện ngoại

cảnh, khả năng chống chịu. Vì vậy năng suất không chỉ phán ánh riêng một khía cạnh nào của giống mà là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Năng suất của bất kì một loại cây trồng nào cũng đều có sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Nói cách khác, một giống có thể có năng suất cao trong môi trường này so với giống kia nhưng lại thấp hơn trong môi trường khác [Lê Tiến Dũng, Bài giảng chọn giống cây trồng, Trường ĐHNL Huế, 2008, tr19]. Muốn đạt được năng suất cao và phẩm chất tốt cần tác động các biện pháp kỹ thuật sao cho hợp lý đối với từng loại giống cây trồng trong từng điều kiện cụ thể. Dưa chuột là loại rau ăn quả, tiềm năng cho năng suất được cấu thành bởi các yếu tố sau: số cây/m2, số quả thương phẩm trên cây, và khối lượng trung bình 1 quả.

* Mật độ cây/m2

Mật độ là khoảng cách giữa cây và cây trên một đơn vị diện tích nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trong suốt chu kỳ sống. Mật độ quá dày sẽ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng, khó khăn trong việc chăm sóc đồng thời dễ bị các loại sâu bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này. Nhưng mật độ giảm quá ngưỡng thích hợp sẽ không tận dụng được diện tích canh tác, cỏ dại dễ phát triển và năng suất trên đơn vị diện tích giảm. Do vậy việc bố trí mật độ phải được dựa trên cơ sở đặc tính nông học của từng giống, điều kiện dinh dưỡng trong đất và điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng cụ thể. Trong thí nghiệm chúng tôi bố trí tất cả các giống với khoảng cách cây cách cây 30 -40 cm, hàng cách hàng 60 cm, mật độ 6 cây/m2 (60000 cây/ha).

Bảng 4.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống Chỉ tiêu Giống Mật độ (cây/ m2) Số quả hữu hiệu /cây Khối lượng TB quả (g) NSLT tấn/ha NSTT tấn/ha Tăng giảm so với đối chứng ± % Chaiyo578 (Đ/c) 6 2,53 349,85a 46,18 19,82ab 0 0 Amata765 6 2,5 321,30ab 44,34 20,56ab +0,74 +3,73 TN404 6 2,88 296,45 bc 43,58 24,95a +5,13 +25,88 Champ937 6 2,4 268,45c 39,14 22,21ab +2,39 +12,06

L-04 6 2,35 302,38abc 45,36 18,65b -1,17 -5,9

LSD0,05 52,316 4.3873

* Số quả hữu hiệu/cây (quả)

Đối với dưa chuột, quả hữu hiệu là những quả có giá trị thương phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ, có hình dạng cân đối và không bị sâu bệnh. Cùng với mật độ và chỉ tiêu khối lượng trung bình quả, khối lượng trung bình quả có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các giống dưa chuột. Chỉ tiêu này được đánh giá qua các lần thu năng suất, kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 4.7. Trong 5 giống tham gia thí nghiệm thì đáng chú ý nhất là giống TN 404 với số quả hữu hiệu trên cây đạt 2,88 quả cao nhất trong tất cả các giống. Tiếp đến là giống đối chứng Chaiyo 578 đạt 2,53 quả, giống Amata 765 đạt 2,5 quả, giống Champ 937 đạt 2,4 quả và cuối cùng là giống L - 04 chỉ đạt 2,35 quả hữu hiệu/cây.

* Khối lượng trung bình quả hữu hiệu (g)

Khối lượng trung bình quả giữa các giống có sự sai khác đáng kể, và được chia thành 3 nhóm, giao động từ 268,45 g/quả đến 349,85g/quả. Trong đó giống có khối lượng trung bình quả lớn nhất là giống Chaiyo 578 Đ/c 349,85g/quả, kế đến là Amata 765 321,3 g/quả, L - 04: 302,38g/quả, TN 404: 296,45g/quả và cuối cùng là Champ 937 đạt 268,45g/quả. Thông qua kết quả từ bảng trên chúng tôi thấy ở một số giống có số quả hữu hiệu/ cây cao như giống TN 404 nhưng khối lượng trung bình quả lại thấp. Điều này được lý giải là khi số quả/cây nhiều thì lượng dinh dưỡng mà cây hấp thu được không đủ để nuôi quả nên dẫn đến khối lượng giảm. Tuy nhiên điều này cũng chỉ mang tính tương đối vì khối lượng trung bình quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như đặc tính của giống, điều kiện chăm sóc và điều kiện thời tiết..

Biểu đồ 3: Năng suất của các giống dưa chuột * Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là cơ sở để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Ở dưa chuột năng suất lý thuyết được quy định bởi số cây/m2, số quả hữu hiệu/cây và khối lượng trung bình 1 quả. Giống có năng suất lý thuyết cao nhất là giống Chaiyo 578 đ/c đạt 46,18 tấn/ha, trong khi đó giống Champ 937 chỉ cho 39,14 tấn/ha. Các giống Amata 765 đạt 44,34 tấn/ha,TN 404 đạt 43,58 tấn/ha và giống L - 04 đạt 45,36 tấn/ha. Nhìn chung năng suất lý thuyết của các giống dao động trong khoảng từ 39,14 - 46,18 tấn/ha.

* Năng suất thực thu

Xét về cơ sở lý luận thì năng suất thực thu là biểu hiện của giá trị kiểu hình trong một điều kiện môi trường cụ thể của từng loại cây trồng và của từng giống. Đây là chỉ tiêu để cuối cùng đánh giá khả năng thích ứng của giống trong điều kiện sản xuất và có ý nghĩa nhất trong công tác chọn giống. Kết thúc quá trình thu năng suất chúng tôi tổng hợp được kết quả ở bảng trên. Cũng qua đó cho chúng ta thấy năng suất giữa các giống có sự sai khác đáng kể về mặt thống kê. Điển hình là giống TN 404 với năng suất đạt 24,95 tấn/ha cao nhất trong tất cả các giống và cao hơn so với đối chứng là 5,13 tấn/ha (tăng 25,88% so với đối chứng). Tiếp đến là giống Champ 937 với năng suất đạt 22,21 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng là 2,39 tấn/ha (tăng 12,06%), giống Amata 765 có năng suất thực thu bằng 20,56 tấn/ha và cũng cao hơn so với đối chứng 0,74 tấn/ha (tăng 3,73%). Cuối cùng là giống L - 04

có năng suất thấp nhất bằng 18,65 tấn/ha, thấp hơn so với đối chứng 1,17 tấn/ha (giảm 5,9% so với đối chứng).

Như vậy trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm thì có 3 giống cho năng suất cao hơn so với đối chứng đó là giống TN 404, Amata 765 và giống Champ 937. Mặc dù năng suất lý thuyết của các giống này đều thấp hơn so với đối chứng nhưng lại có năng suất thực thu cao hơn. Điều này có thể giải thích rằng các giống trên có khả năng thích nghi cao hơn so với giống đối chứng trong điều kiện thí nghiệm nên cho năng suất cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w