Động thái ra lá của các giống dưa chuột

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 27 - 30)

13 ngày 20 ngày 27 ngày 34 ngày 45 ngày Thu hoạch đợt cuố

4.3Động thái ra lá của các giống dưa chuột

Lá là bộ phận quan trọng của tất cả các loại cây nói chung và của dưa chuột nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô bên cạnh đó lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Thông thường giống nào có số lá trên cây nhiều thì sức sinh trưởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng cao. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự tạo thành lá và sinh trưởng của lá. Khi gặp nhiệt độ thấp lá sinh trưởng chậm nhưng phiến lá dày hơn.

Lá của dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục của thân. Lá mầm nhú ra đầu tiên, có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Trong kỹ thuật trồng trọt người ta thường quan tâm tới độ lớn, sự cân đối và thời gian duy trì 2 lá mầm trên cây dài hay ngắn. Vì nó có ý nghĩa lớn trong quang hợp tạo vật chất nuôi cây và ra lá thật sau này.

Chất lượng 2 lá mầm chịu ảnh hưởng của yếu tố chất lượng giống, khối lượng hạt giống, dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất, nhiệt độ lúc hạt nãy mầm. Nếu bị ảnh hưởng xấu bởi các điều kiện nói trên thì lá mầm phát triển không đầy đủ và cân đối, có thể bị dị hình. Trong điều kiện đất đai, dinh dưỡng và các điều kiện khác tốt, lá mầm có thể tồn tại đến lúc thu quả lứa đầu mới rụng.

Lá thật có 5 cánh chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, mọc đơn, phiến và cuống lá đều có lông cứng. Màu sắc lá thay đổi tùy theo giống xanh vàng hoặc xanh thẫm. Nách lá là nơi phát sinh ra tua cuốn, hoa đực, hoa cái và rễ bất định. Sự ra lá và phát triển về diện tích lá thật của dưa chuột ở thời kỳ cây con rất chậm, sau đó tăng dần, đạt cao nhất khi có quả và giảm tốc độ ở giai đoạn già cỗi.

* Giai đoạn 13 ngày sau khi mọc mầm

Đây là giai đoạn cây đang ở thời kỳ cây con chuẩn bị bước sang thời kỳ 3 -4 lá thật. Diện tích lá cũng như số lá trên thân chính tăng chậm ở hầu hết các giống tham gia thí nghiệm. Giữa các giống chưa có sự sai khác đáng kể. Số lá giao động từ 2,53 lá (giống đ/c Chaiyo578) đến 2,73 lá (giống Amata 765 và L - 04).

Đơn vị tính: lá

Thời kỳ Giống

Sau mọc

13 ngày 20 ngày 27 ngày 34 ngày 45 ngày Thu hoạch đợt cuối đợt cuối Chaiyo578 (Đ/c) 2,53 7,01 10,33b 14,95b 18,43b 19,4b Amata765 2,73 7,01 10,38ab 14,6b 18,48b 19,35b TN404 2,65 7,63 11,85a 17,23a 21,7a 23,05a Champ937 2,6 7,08 10,43ab 14,7b 17,83b 18,7b L-04 2,73 7,11 10,68ab 15.15b 18,18b 19,05b LSD0,05 1.5039 1.8983 1.8585 1.7965

Chú thích: Giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau bởi những chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác về mặt thống kê.

* Giai đoạn 20 ngày sau khi mọc mầm

Số lá tăng nhanh ở tất cả các giống trong thời kỳ này, điều này có thể được giải thích là do bộ rễ của dưa chuột trong giai đoạn này đã có thể hút được dinh dưỡng trong đất, lượng phân bón lót trước khi trồng đã có tác dụng lớn trong sự sinh trưởng của cây. Tuy chưa có sự sai khác đáng kể về số lá trên cây nhưng ở hầu hết các công thức đều tăng từ 4-5 lá so với giai đoạn trước. Trong đó cao nhất vẫn là giống TN 404 đạt 7,63 lá, tiếp đến là giống L- 04 7,11 lá, giống Champ 937 đạt 7,08 lá và cuối cùng là Chaiyo 578 đ/c, Amata 765 đều đạt 7,01 lá.

* Giai đoạn 27 ngày sau khi mọc mầm

Kết quả từ bảng 4.3 cho chúng ta thấy rằng số lá trên cây giữa các giống trong giai đoạn này bắt đầu có sự sai khác đáng kể về mặt thống kê. Giống có số lá cao nhất vẫn là TN 404 với 11,85 lá ( cao hơn so với đối chứng 10,33 là 1,53 lá). Các giống còn lại có số lá giao động từ 10,38 ( giống Amata 765) đến 10,68 lá ( giống L- 04).

* Giai đoạn 34 ngày sau khi mọc mầm

Cùng với sự phát triển của chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng số lá trong giai đoạn này của các giống đều tăng nhanh. Điều này có thể giải thích là do cây đang trong thời kỳ ra hoa, tập trung dinh dưỡng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự ra hoa tạo quả đồng thời điều

kiện thời tiết trong giai đoạn này khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Số lá trên thân chính của giống Chaiyo đ/c đạt 14,95 lá (tốc độ 0,66 lá/ngày), trong khi đó giống TN 404 lên đến 17,23 lá (cao hơn so với đối chứng là 2,28 lá, tốc độ tăng trưởng 0,76 lá/ngày). Giống có số lá thấp nhất trong giai đoạn này là Amata 765 với 14,6 lá trên thân chính, tiếp đến là giống Champ 937 với 14,7 lá và tiếp theo đó là giống L-04 đạt 15,15 lá. Số lá của các giống giao động từ 14,6 lá đến 17,23 lá trên thân chính.

Biểu đồ 2: Động thái ra lá của các giống * Giai đoạn 45 ngày sau khi mọc mầm

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy ở tất cả các công thức số lá đều tăng tuy tốc độ có giảm so với giai đoạn trước. Lý giải điều này chúng tôi cho rằng trong giai đoạn này cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả, do vậy giảm sinh trưởng về thân lá. Số lá giao động từ 17,83 lá (ở giống Champ 937) đến 21,7 lá (ở giống TN 404). Thời kỳ này số lá trên thân chính đã ổn định và mang tính đặc trung của giống. Các giống còn lại không có sự sai khác đáng kể với nhau và với giống đối chứng..

* Tổng số lá trên thân chính

Kết thúc thu số lá trên thân chính đạt tối đa. Bên cạnh các chỉ tiêu về chiều cao thân chính, số cành,chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng sinh trưởng của các giống trong chu kỳ sống của dưa chuột. Tốc độ tăng số lá kể từ giai đoạn trước giảm rõ rệt ở tất cả các giống cho đến kết thúc thu thì ngừng tăng và đạt tối đa. Do lúc này dinh dưỡng cũng đã cạn kiệt và sức sinh trưởng của dưa chuột giảm do cây chuyển sang thời kỳ

già cỗi. Nếu giống TN 404 đạt tới 23,05 lá trên thân chính (cao hơn so với đối chứng 19,4 lá là 3,65 lá) thì giống Cham937 chỉ đạt 18,7 lá (thấp hơn so với đối chứng là 0,7 lá). Các giống còn lại có tổng số lá lần lượt là Amata 765 19,35 lá, L- 04 là 19,05 lá.

Tóm lại tốc độ và số lá trên thân chính của các giống tăng nhanh ở giai đoạn từ 3-4 đến giai đoạn ra hoa, sau đó giảm dần và đạt tối đa vào giai đoạn kết thúc thu. Giữa các giống có sự sai khác đáng kể, có thể sắp xếp thứ tự như sau: TN 404 > Chaiyo 578 (Đ/c) > Amata 765 > L-04 > Champ 937

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 27 - 30)