Hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 48)

giáo viên 49 25.8 90 47.4 51 26.8 0 0.0 2.99 2 4 Hoạt động học của

học sinh 42 22.1 101 53.2 47 24.7 0 0.0 2.97 3 5 Hoạt động ngoại

khóa cho học sinh 22 11.6 65 34.2 71 37.4 32 16.8 2.41 6

6

Hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường

28 14.7 50 26.3 87 45.8 25 13.2 2.43 5

7

Hoạt động sinh hoạt khoa học của tổ chuyên môn

34 17.9 70 36.8 74 38.9 12 6.3 2.66 4

Bảng 2.5 cho thấy: Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động chuyên môn ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới được các khách thể điều tra đánh giá với mức điểm trung bình là 2.76 (đạt mức khá). Tuy nhiên, mức điểm đánh giá dành cho các nội dung khác nhau trong bảng có sự khác nhau:

Nội dung được đánh mức độ thực hiện thường xuyên nhất là “Hoạt động

chuẩn bị cho giờ lên lớp của giáo viên” với ĐTB=3.06 (mức khá). Nhìn chung các

hoạt động chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên được tiến hành khá thường xuyên như: Làm kế hoạch giảng dạy, chuần bị giáo án, sưu tập tài liệu tham khảo… Bởi vì đây là những nhiệm vụ quy định bắt buộc người giáo viên cần phải làm.

Kế tiếp là nội dung “Hoạt động dạy của giáo viên” với ĐTB=2.99 (mức khá). Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện khá thường xuyên. Qua phỏng vấn sâu và quan sát thực tế tác giả nhận thấy rằng, ngay từ đầu năm học BGH đã phân công giảng dạy và các nhiệm vụ khác cho từng tổ, từng giáo viên; xây dựng TKB giảng dạy cụ thể, rõ việc, rõ nội dung. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bài học đã được thống nhất qua phiên họp, thường xuyên đôn đốc, động viên, nhắc nhở mỗi GV phấn đấu thực hiện tốt công tác giảng dạy.

Nội dung “Hoạt động học của học sinh” với ĐTB=2.97 (mức khá). Qua phỏng vấn đồng chí H.Q.K hiệu trưởng trường THCS Bình Ngọc, đồng chí cho biết “Nhà

trường rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn thông qua hoạt động học của học sinh. Bởi vì học sinh là đối tượng chịu tác động của hoạt động chuyên môn. Do đó hiện nay giáo viên trong nhà trường cần phải rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng, tạo tâm thế tốt nhất cho việc thực hiện vào năm học 2021-2022 bắt đầu từ lớp 6”.

Nội dung “Xây dựng nội dung chương trình giáo dục” với ĐTB=2.80 (trong đó có 19.5% đánh giá rất thường xuyên, 41.1% thường xuyên, 39.5% đôi khi). Nhìn chung nội dung hoạt động chuyên môn này được áp dụng khá là thường xuyên, thông

qua sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu nội dung dạy học, tập trung thảo luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những PPDH, cách thức tổ chức lớp học hiệu quả cho các nội dung đó; tiếp tục rà soát nội dung sách giáo khoa, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của CT GDPT 2006; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu;

Phỏng vấn đồng chí N.T.L tổ trưởng TCM trường THCS Hải Hòa, đồng chí cho biết “Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới thì GV nghiêm túc nắm

vững chương trình giáo dục phổ thông. Thực tế chứng minh rằng khi GV đã nắm được chương trình giáo dục phổ thông, GV sẽ nhìn thấy một cách tổng thể và khái quát được kiến thức của bộ môn, từ đó tránh được sự lạc hướng, xem nhẹ phần này, coi nặng phần kia. Cũng như việc nắm vững cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông, GV sẽ biết phân loại, bố trí một cách hợp lý, liên kết các kiến thức có liên quan, thực hiện dạy học tích hợp, giáo dục STEM để học sinh nắm vững hệ thống kiến thức của bài học. Như vậy, sẽ hình thành nên cách thức tổ chức dạy học và sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn mình giảng dạy có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên hiện nay hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn của giáo viên chưa được áp dụng thường xuyên. Dẫn đến việc thực hiện hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa thực sự hiệu quả”. Kết quả

đánh giá của CBQL và giáo viên trong các trường THCS Móng Cái về nội dung “Hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong nhà

trường” với ĐTB=2.43 (mức trung bình).

Nhìn chung, nội dung hoạt động chuyên môn là một căn cứ pháp lý để tiến hành chỉ đạo thực hiện KT, giám sát, đánh giá hoạt động chuyên môn trong các nhà trường, đồng thời đây cũng là căn cứ có tính pháp lý mà HT phải nắm vững và yêu cầu GV mới có cơ sở thực hiện tốt các khâu trong quá trình hoạt động chuyên môn. Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các nhà trường rà soát nội dung hoạt động chuyên môn, từ đó, xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế các nhà trường.

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường THCS

Để đánh giá thực trạng hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường THCS thành phố Móng Cái theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1, kết quả được thể hiện ở bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường THCS TT Hình thức Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi bao giờ Chưa SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức hoạt động dạy

học 50 26.3 121 63.7 19 10.0 0 0.0 3.16 1

2 Tổ chức hoạt động

ngoài giờ lên lớp 20 10.5 78 41.1 66 34.7 26 13.7 2.48 5 3 Tổ chức sinh hoạt

chuyên môn 35 18.4 102 53.7 53 27.9 0 0.0 2.91 2 4

Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn

32 16.8 91 47.9 67 35.3 0 0.0 2.82 3

5

Tổ chức thao giảng trong trường hoặc tham gia thao giảng trong cụm trường 0 0.0 89 46.8 59 31.1 42 22.1 2.25 7 6 Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm từ các trường bạn 0 0.0 58 30.5 77 40.5 55 28.9 2.02 8 7 Tổ chức các cuộc thi gắn với các nội dung về chuyên môn

25 13.2 87 45.8 58 30.5 20 10.5 2.62 4

8

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.

12 6.3 80 42.1 62 32.6 36 18.9 2.36 6

Điểm trung bình nhóm 2.58

Qua bảng số liệu trên cho thấy, các hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng, phong phú. Được CBQL và giáo viên đánh giá với ĐTB=2.58 (mức khá).

Hình thức “Tổ chức hoạt động dạy học” với ĐTB = 3.16 (mức khá) xếp thứ nhất; kế tiếp là các hình thức“Tổ chức sinh hoạt chuyên môn” với ĐTB = 3.91 (mức khá) xếp thứ hai; Hình thức “Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn” với ĐTB = 2.82 (mức khá) xếp thứ ba.

Bên cạnh những hình thức được đánh giá mức độ tổ chức khá là thường xuyên, thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hình thức mà mức độ thực hiện chưa được thường xuyên như: Hình thức “Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

cho giáo viên” với ĐTB = 2.36 (mức trung bình) xếp thứ 6; Hình thức “Tổ chức thao giảng trong trường hoặc tham gia thao giảng trong cụm trường” với ĐTB = 2.25

(mức trung bình) xếp thứ 7; Hình thức “Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm từ

các trường bạn” với ĐTB = 2.02 (mức trung bình) xếp thứ 8.

Hình thức “Tổ chức hoạt động dạy học” được các nhà trường sử dụng thường xuyên. GV thực hiện lên lớp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của từng môn học đã được thống nhất xây dựng cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Hiện tại ở các trường đều chỉ đạo GV có lịch báo giảng hàng tuần, lịch này thường phải báo cáo đăng ký vào ngày thứ hai hàng tuần và được treo công khai trên phòng bộ môn hoặc phòng Hội đồng. Việc xây dựng lịch báo giảng hàng tuần của GV giúp cho HT nắm chắc tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy, thuận lợi cho việc kiểm tra hoặc dự giờ thăm lớp, hoặc điều chỉnh tiến độ chung kế hoạch giảng dạy các môn học cũng như các hoạt động trong một nhà trường.

Chúng tôi tiến hàng phỏng vấn đồng chí T.C.T hiệu trưởng trường THCS Hòa Lạc, đồng chí cho biết “Hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng là nhiệm vụ thường

xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ GV. Nhận thấy được sự quan trọng của công tác bồi dưỡng GV, các trường THCS đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở xác định nội dung bồi dưỡng, lý do bồi dưỡng và các hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng GV. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, đó là cơ sở cho việc nâng cao trình độ và cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường”.

Đồng chí Đ.Q.H phó hiệu trưởng trường THCS Hòa Lạc nói tiếp “Công tác bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên THCS đã được nhà trường quan tâm đúng mức. Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tất cả các trường cũng như kế hoạch của cá nhân đề ra yêu cầu về nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; xác định nội dung bồi dưỡng: kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV. Trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, các trường đã sử dụng linh hoạt rất nhiều hình thức bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh của GV (bồi dưỡng tại chỗ theo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, bồi dưỡng ngắn trong hè…). Tuy nhiên, các lớp tập huấn theo chuyên đề trong năm học còn ít, nội dung chương trình tập huấn chưa phong phú, chưa được cải tiến đổi mới, số lượng GV tham gia chưa nhiều (chủ yếu là lực lượng GV cốt cán). Như vậy, dù trường đã quan tâm tạo điều kiện, song hiệu quả của hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế”.

Mặt khác qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy rằng vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số GV chưa tự giác, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. HT chưa quan tâm chú trọng đến công tác bồi dưỡng trong nhà trường, do đó chưa tổ chức cho GV làm tốt công tác này, nguyên nhân do việc GV đi học còn nhiều khó khăn, quỹ biên chế tiền lương còn hạn hẹp, thiếu đội ngũ cốt cán làm nòng cốt. Mặt khác, do trình độ không đồng đều, một số GV sắp về nghỉ chế độ, kiến thức cơ bản đã bị mai một dần, không theo kịp và bắt nhịp được với những đổi mới rất nhiều của chương trình giáo dục phổ thông mới, hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí, công sức và lòng hạm mê học tập của đội ngũ giáo viên THCS. Một số chương trình đào tạo bồi dưỡng chậm được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của phát triển kinh tế - xã hội; chương trình của các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, còn nặng tính lý thuyết, thiếu thực tiễn; thời gian, hình thức đào tạo bồi dưỡng cho một số đối tượng, loại hình chưa phù hợp. Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên nữ, giáo viên dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... còn hạn chế. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường cần nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.

Hình thức “Tổ chức sinh hoạt chuyên môn” có vị trí, ý nghĩa quan trọng góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, song hiện nay vấn đề này trong các trường THCS thành phố Móng Cái chưa thực sự được quan tâm xứng tầm với ý nghĩa của nó. Tác giả tiến hành phỏng vấn đồng chí N.T.H giáo viên trường THCS Ninh Dương, đồng chí cho biết “Việc tiến hành sinh hoạt chuyên môn còn một

số hạn chế như: Các buổi sinh hoạt chuyên đề phần nhiều tập trung vào việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch, kiểm điểm, thi đua… Nội dung sinh hoạt chuyên môn chiếm tỉ lệ thấp trang nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn; việc xác định nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa thật sát với những vấn đề giáo viên còn khó khăn trong thực tế giảng dạy hiện nay; hình thức sinh hoạt chuyên đề còn đơn điệu; chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên đề chưa cao. Nguyên nhân của những hạn chế trên là công tác chỉ đạo, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất còn chưa thoả đáng; vai trò của tổ trưởng, nhóm trưởng chưa được phát huy hết, chưa lôi kéo được các thành viên. Phần lớn sinh hoạt mang tính hình thức, chiếu lệ; xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên đề chưa thật sự khoa học; thời gian nghiên cứu chuyên đề còn eo hẹp; cơ chế động viên, khen thưởng cho giáo viên tham gia xây dựng chuyên đề thực hiện chưa tốt, chưa rõ ràng”.

Mặt khác, công tác quản lý, điều hành, tổ chức các hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn (sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dự giờ thao giảng

trên lớp, thảo luận góp ý xây dựng một chuyên đề, trao đổi bài khó, góp ý một giáo án lên lớp, ứng dụng CNTT trong giảng dạy ...) còn hình thức, mang tính chất sự vụ, chưa đi sâu vào nghiên cứu bài học, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS

Để đánh giá về thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn ở các trường THCS thành phố Móng Cái theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1, kết quả được thể hiện qua bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS

TT Nội dung Mức độ thực hiện TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Phân tích thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 19 10.0 68 35.8 66 34.7 37 19.5 2.36 8 2 Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động chuyên môn và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó 50 26.3 116 61.1 13 6.8 11 5.8 3.08 1 3 Xác định các hoạt động chuyên môn tương ứng với các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 46 24.2 103 54.2 22 11.6 19 10.0 2.93 2 4 Lập kế hoạch nguồn lực thực hiện hoạt động chuyên môn 22 11.6 70 36.8 63 33.2 35 18.4 2.42 7 5 Lập kế hoạch tổ chức cho GV nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 48)