Tổng kết, nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 36)

[8] Khen thưởng, xử lý

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức, năng lực của hiệu trưởng nhà trường THCS

Hiện nay để quản lý được nhà trường, người hiệu trưởng cần có những yêu cầu cơ bản về trình độ, năng lực. Hiệu trưởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi; được đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trường. Năng lực quản lý của hiệu trưởng còn được thể hiện ở khả năng tư duy khoa học; óc quan sát, đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm đưa ra những kế sách mang tính tầm nhìn chiến lược cho công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS.

Hiệu trưởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi hiệu trưởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và Nhà nước, biện

pháp quản lý hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cách thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị.

Năng lực của Hiệu trưởng sẽ được thể hiện qua các biện pháp quản lý mà hiệu trưởng áp dụng. Hiệu trưởng có năng lực tốt sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn mềm dẻo, chặt chẽ, huy động được sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Khi chỉ đạo tập thể thực hiện các hoạt động, đặc biêt là hoạt động chuyên môn sẽ huy động được hết khả năng của giáo viên. hiệu trưởng có trình độ và năng lực là người có uy tín cao trong nhà trường.

* Nhận thức, năng lực của giáo viên

Các yếu tố thuộc về nhận thức, năng lực của người giáo viên trong nhà trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạt động chuyên môn là điều kiện để công tác quản lý hoạt động chuyên môn có hiệu quả. Giáo viên tích cực trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp tạo bầu không khí ấm áp, thân tình trong nhà trường, tạo động lực cho các giáo viên khacs hăng say lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đề ra.

Mặt khác giáo viên là những người trực tiếp thực hiện kế hoạch và chỉ đạo của nhà quản lý và là người tham gia vào hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới vì vậy nhận thức, năng lực của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý hoạt động chuyên môn.

* Phẩm chất và năng lực của học sinh

Mục tiêu của quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường chính là nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Mà kết quả của hoạt động dạy và học lại bị ảnh hưởng rất lớn từ phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học tập của HS. Khi HS có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải quyết các vấn đề do bài học đặt ra của GV là dễ dàng và thuận lợi. Ngược lại, GV rất vất vả và phải tính đến tính nghệ thuật, tính kiên nhẫn, lòng yêu trẻ của người GV. Trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, kiến thức phải do chính các em khai phá, các kỹ năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu phải do các em tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, để công tác quản lý hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục mới thành công thì phẩm chất, năng lực của người học là một trong những yếu tố quyết định.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới giúp HS hình thành và phát triển 6 phẩm chất: Yêu nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực đó cho HS, chương trình GD phổ thông mới hướng tới phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Lúc này đòi hỏi việc quản lý hoạt động chuyên môn cần hướng tới tăng cường vai trò của GV trong việc tổ chức, định hướng, tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS tích cực tham gia quá trình dạy học. HS là người chủ động, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV giao. Hoạt động học tập không chỉ bó buộc trong khuôn khổ lớp học mà có thể diễn ra ngoài nhà trường. Các hình thức tổ chức có thể sử dụng như: học lý thuyết trên lớp, thực hành thí nghiệm, học tập theo dự án hay các hoạt động tập thể cộng đồng,... Tùy từng hoạt động cụ thể mà GV có thể định hướng cách thức làm việc của HS. Chính những đòi hỏi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ dẫn tới việc quản lý hoạt động chuyên môn cần phải hướng tới sự thay đổi trong nội dung, phương pháp, hình thức…dạy học cho học sinh để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

* Văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo của ngành, sở về quản lý hoạt động chuyên môn

Quản lý hoạt động chuyên môn của các nhà trường bị ảnh hưởng rất lớn từ các văn bản chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy; các văn bản chỉ đạo quy định về hồ sơ, giáo án, hồ sơ quản lý tổ chuyên môn… của Bộ, Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ giúp định hướng nội dung, chương trình hoạt động chuyên môn trong nhà trường, từ đó giúp hoạt động chuyên môn trong nhà trường được đi vào nề nếp.

Mặt khác, hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp trên chi phối việc xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy, để quản lý hoạt động chuyên môn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì nhà quản lý cần nghiên cứu và biết cách triển khai các văn bản, chỉ thị của cấp trên một cách khoa học hợp lý.

* Sự quản lý của cấp trên

Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trường thông qua hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đánh giá

chất lượng hoạt động chuyên môn các nhà trường thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động chuyên môn, thông qua báo cáo của hiệu trưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ văn bản quy định của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế để ra các văn bản chỉ đạo chung cho các nhà trường. Trên cơ sở đó các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ. Chính vì thế sự quản lý sát sao của cấp trên sẽ tác động tích cực đến quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

- Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bị để khai thác thông tin đa phương tiện. Để đảm bảo cho hoạt động chuyên môn có chất lượng, nhà trường cần có đủ cơ sở vật chất thiết yếu. Có phòng hội họp để sinh hoạt chuyên môn định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khai thác các phương tiện hiện đại vào giảng dạy.

Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động chuyên môn, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động chuyên môn cần chú ý những vấn đề sau: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động ngoại khoá cần được kiểm tra thường xuyên về số lượng và chất lượng. Hàng năm, có kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị mau hỏng đảm bảo trong năm học có đủ trang thiết bị để hoạt động; bố trí phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ trang thiết bị tạo điều kiện cho hoạt động chuyên môn chủ động sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn, xây dựng chuyên đề... Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho giáo viên, tổ chuyên môn có thành tích trong hoạt động chuyên môn hàng năm.

Kết luận chương 1

Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS là quá trình quản lý của người hiệu trưởng thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, nhằm giúp giáo viên thực hiện đúng các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá học sinh, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Mục tiêu hoạt động chuyên môn ở trường THCS là nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường và chất lượng của từng môn học. Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, phát triển nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm (1) Lập kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới; (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới; (3) Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH THEO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

2.1. Khái quát về kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát về kinh tế, chính trị, văn hóa thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, với diện tích tự nhiên 518, 278 km2 (đất liền chiếm 85%, đảo chiếm 15%), phía Bắc giáp thành phố Đông Hưng, khu Phòng Thành (Trung Quốc), phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp Biển Đông. Toàn thành phố có 17 đơn vị hành chính (8 phường, 9 xã trong đó 02 xã đảo, 02 xã miền núi), 101 thôn, khu phố; có 06 dân tộc với tổng dân số trên 10 vạn người (trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 5,3% tổng dân số của thành phố, chủ yếu tập trung ở các xã Hải Sơn, Bắc Sơn) và là địa phương duy nhất vừa có đường biên giới trên bộ (dài 60,025km), vừa có đường biên giới trên biển (dài 18,419km) tiếp giáp với Trung Quốc.

Móng Cái là thành phố biên giới có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; nằm trong Khu hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung”, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, cầu nối quan trọng hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Có vị trí hết sức quan trọng trong tỉnh Quảng Ninh và của cả nước về các mặt kinh tế, đối ngoại chính trị, an ninh, quốc phòng.

2.1.2. Khái quát về tình hình Giáo dục và Đào tạo của các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.1.2.1.Về quy mô, số lượng, học sinh

Tổng số trường có cấp THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái là 16 trường (trong đó có 03 trường TH&THCS), có 170 lớp với 6718 học sinh (năm học 2018- 2019). Số trường đạt chuẩn quốc gia là 14/16 = 87,5%, tỷ lệ kiên cố hóa 16/16=100%

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh cấp THCS

TT Trường

Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Số HS Số lớp TB HS/lớp Số HS Số lớp TB HS/lớ p Số HS Số lớp TB HS/lớp 1 THCS Trà cổ 277 8 34,63 266 8 33,25 279 8 34,88 2 THCS Bình Ngọc 159 5 31,80 163 5 32,60 174 6 29,00 3 THCS Hải Hoà 729 19 38,37 738 19 38,84 786 20 39,30 4 THCS Hoà Lạc 836 20 41,80 920 21 43,81 1009 22 45,86 5 THCS Hải Xuân 402 12 33,50 428 12 35,67 439 12 36,58 6 THCS Ka Long 584 14 41,71 613 14 43,79 647 14 46,21 7 THCS Ninh Dương 620 16 38,75 631 16 39,44 638 16 39,88 8 THCS Vạn Ninh 401 12 33,42 425 12 35,42 414 12 34,50 9 THCS Hải Yên 576 15 38,40 631 17 37,12 676 18 37,56 10 THCS Hải Đông 411 12 34,25 395 10 39,50 369 9 41,00 11 THCS Hải Tiến 396 12 33,00 404 11 36,73 414 11 37,64 12 THCS Quảng Nghĩa 173 6 28,83 174 4 43,50 186 5 37,20 13 THCS Vĩnh Thực 209 7 29,86 234 7 33,43 249 8 31,13 14 TH&THCS Vĩnh Trung 100 4 25,00 107 4 26,75 109 4 27,25 15 TH&THCS Bắc Sơn 151 4 37,75 153 4 38,25 142 4 35,50 16 TH&THCS Hải Sơn 142 4 35,50 136 4 34,00 128 4 32,00

Tổng 6166 170 36,27 6418 168 38,20 6659 173 38,49

2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

100% cán bộ quản lí, giáo viên Cấp THCS đều đạt chuẩn trình độ đào tạo, số cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 78,91%; cơ bản đủ giáo viên đứng lớp tuy nhiên chưa cân đối theo cơ cấu bộ môn (thiếu giáo viên Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hóa học, Địa lí). Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tham gia phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; nhiều giáo viên theo học lớp trung cấp lí luận chính trị, tham gia học đại học… đáp ứng yêu cầu trong thời kì mới.

Bảng 2.2. Số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Năm học TS CBQL GV TL GV/lớp Nữ Dân tộc Đảng viên TS % TS % TS % 2017-2018 385 30 316 1,85 294 6 224 2018-2019 386 30 322 1,9 303 10 233 2019-2020 378 30 316 1,84 295 9 236

Bảng 2.3. Số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo bộ môn

TT Môn Tổng Nhu cầu Thừa thiếu

Trình độ đào tạo Tuổi đời Dưới chuẩn CĐSP Đ.Học <40 <50 >50 1 Toán - Lý 52 55 -3 52 25 37 15 2 Hóa - Sinh 13 15 -2 13 7 10 3 3 Văn - Sử 37 39 -2 37 15 29 8 4 Văn - Địa 14 20 -6 14 7 12 2 5 Ngoại ngữ 39 40 -1 39 21 39 6 Âm nhạc 7 13 -6 5 2 6 7 7 Mỹ thuật 5 23 -18 4 1 4 5 8 Thể dục 5 10 -5 2 3 4 5 9 Tin học 1 5 -4 1 1 1 Cộng tổng 173 220 -47 127 46 90 145 28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 36)