Tỷ lệ nhiễm virus viêm ga nB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan b ở cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố huế năm 2011 (Trang 59 - 80)

4.1.1. Tỷ lệ HBsAg dương tính

Kết quả nghiên cứu trên 618 người cĩ 97 người mang HBsAg (+) chiếm 15,7%.

HBsAg (+) điều đĩ chứng tỏ người đĩ đang nhiễm VRVGB.

Trên thế giới VRVGB được phát hiện ở tất cả các khu vực, ngay cả những vùng được xem là cách biệt nhất người ta vẫn tìm thấy sự hiện diện của VRVGB trong các quần thể dân cư tỷ lệ khác nhau. Như vậy, nhiễm VRVGB là một vấn đề sức khỏe tồn cầu.

Dựa vào tỷ lệ người mang HBsAg người ta chia ra 3 khu vực chính: vùng lưu hành dịch cao, vùng lưu hành dịch trung bình, vùng lưu hành dịch thấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ người cĩ HBsAg (+) ở vùng dịch tễ viêm gan B cao từ 8 - 20%, như vậy Việt Nam nằm trong khu vực vùng lưu hành dịch cao cùng với các nước trong khu vực Đơng Nam Á ngoại trừ các nước Nhật Bản và Ấn Độ; phần lớn các nước Trung Đơng, lưu vực sơng Amazon của Nam Mỹ, các nhĩm đảo Thái Bình Dương, Châu Phi; cĩ đến 45% dân số thế giới sống trong khu vực này [13],[54].

Tỷ lệ nhiễm VRVGB trong vùng Châu Á Thái Bình Dương biến đổi khá rộng: thấp nhất < 1% ở Australia và newzealand; 1 - 5% ở Nhật, Singapore, Ấn Độ và Thái Lan; 6 - 12% ở Bangladesh, Micronesia, Polynesia và Việt Nam [13], [68].

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước như sau:

Tác giả Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ HBsAg (+) ở người hiến máu tự nguyện ở Thừa Thiên Huế trong 5 năm (1997 - 2001) cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) là 13,57% [30].

Theo tác giả Cao Ngọc Nga và cộng sự (2003) nghiên cứu nhiễm VRVGB ở người đi chủng ngừa tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 - 2002, tỷ lệ HBsAg (+) là 16,1% trên tổng số 1.841 người được nghiên cứu và khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ [32].

Theo tác giả Ngơ Viết Lộc (2011) nghiên cứu trên người dân tại một số xã ở Thừa Thiên Huế, tỷ lệ HBsAg (+) là 16,36% [28].

Tác giả Viên Chinh Chiến [2] nghiên cứu trên cán bộ cơng nhân viên một số cơ quan xí nghiệp ở Nha Trang, tỷ lệ HBsAg (+) là 18,2%. Trong nghiên cứu này kỹ thuật sử dụng để phát hiện HBsAg là kỹ thuật ELISA như chúng tơi đã sử dụng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi về tỷ lệ HBsAg thấp hơn cĩ thể giải thích như sau: sau những năm chúng ta quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhân dân, việc đưa vaccine viêm gan B vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã phần nào dậy lên ý thức phịng bệnh trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp cán bộ cơng chức viên chức.

4.1.2. Tỷ lệ Anti-HBs dương tính

Kết quả bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ Anti-HBs (+) của mẫu nghiên cứu là 24,9%.

Tác giả Lã Thị Nhẫn nghiên cứu nhiễm VRVGB trên 2.573 người bình thường ở miền Nam Việt Nam thì tỷ lệ Anti-HBs (+) là 30,89%.

Tác giả Đường Cơng Lự [27] nghiên cứu trên người khỏe mạnh ở Hà Tĩnh là 31,36%.

Tác giả Ngơ Viết Lộc [28] khảo sát trên người dân ở Huế tỷ lệ này là 31,09%.

Tác giả Viên Chinh Chiến [2] nghiên cứu trên cán bộ cơng nhân viên một số cơ quan xí nghiệp ở Nha Trang, tỷ lệ Anti-HBs (+) là 37,1%.

Kết quả của chúng tơi cĩ thấp hơn kết quả của các tác giả trên.

Hiện tượng chuyển huyết thanh HBsAg là lúc mà HBsAg từ dương tính sang âm tính và Anti-HBs từ âm tính chuyển sang dương tính. Đây là sự đáp ứng của hệ miễn dịch nhằm loại trừ HBsAg. Phản ứng chuyển huyết thanh này cĩ thể xảy ra trong giai đoạn nhiễm VRVGB cấp giới hạn. Lúc đĩ bệnh nhân được xem như đã khỏi bệnh.

Ngồi ra, trong diễn tiến tự nhiên của nhiễm VRVGB mạn tính, phản ứng chuyển huyết thanh HBsAg vẫn cĩ thể xảy ra ở tần suất rất thấp là 0,1 - 2%/năm. Lúc đĩ mặc dù Anti-HBs đã được tạo ra nhưng bệnh cĩ thể đã tiến triển khá xa và các tổn thương gan nặng như xơ gan và ung thư biểu mơ tế bào gan đã được hình thành.

Ở những người chưa bị nhiễm VRVGB, sau khi tiêm chủng cĩ hiệu quả, Anti-HBs là dấu ấn duy nhất hiện diện trong huyết thanh [21], [70].

Những người cĩ Anti-HBs (+) trong nghiên cứu hầu hết trong tiền sử khơng cĩ viêm gan, vàng da hay các triệu chứng nào nghi ngờ bị viêm gan; hay cũng khơng cĩ các yếu tố liên quan rõ ràng, điều này càng chứng tỏ vai trị lây nhiễm trong cộng đồng là rất quan trọng trong những vùng dịch lưu hành cao.

4.1.3. Tình hình nhiễm virus viêm gan B

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B bao gồm tỷ lệ đã nhiễm VRVGB (Anti- HBs(+)) cộng với tỷ lệ đang nhiễm VRVGB (HBsAg(+)); theo số liệu thu được của chúng tơi thì tỷ lệ nhiễm VRVGB trong nhĩm nghiên cứu là 40,6% (bảng 3.8), đây là một tỷ lệ khá cao nhưng tỷ lệ này cũng chưa phản ánh đầy đủ tỷ lệ nhiễm VRVGB vì như chúng ta đã biết giữa lúc Anti-HBs xuất hiện và HBsAg biến mất sẽ cĩ một khoảng trống huyết thanh; lúc này xét nghiệm chính xác giúp xác định đối tượng cĩ nhiễm VRVGB hay khơng là Anti-HBc. Theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ Anti-HBc (+) đơn thuần ở các trường hợp này vào khoảng 2-4% quần thể nghiên cứu, do điều kiện chúng tơi khơng làm dấu chỉ điểm này nên tỷ lệ nhiễm VRVGB thực sự sẽ cao hơn một ít so với cơng bố của chúng tơi.

So sánh với những nghiên cứu của các tác giả khác: tác giả Vũ Hồng Cương [11] ở người khỏe mạnh tại Hà Nội là 58 - 64%. Tác giả Cao Ngọc Nga, Nguyễn Hữu Chí [31] ở sinh viên y khoa là 45%. Tác giả Viên Chinh Chiến [2] ở cán bộ cơng nhân viên là 55,3%. Tác giả Lê Văn Trịnh [42] ở học sinh trường Trung học y tế là 41,50%... Như vậy số liệu của chúng tơi là tương đương với các tác giả ở đối tượng ít cĩ nguy cơ. Cịn với các đối tượng cĩ nguy cơ cao như: chạy thận nhân tạo, tiêm chích ma túy, mại dâm, nhân viên y tế… thì số liệu của chúng tơi thấp hơn.

Nhiễm VRVGB là vấn đề lớn của cộng đồng đặc biệt là các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi. Theo WHO tỷ lệ nhiễm VRVGB ở Việt Nam nĩi chung vào khoảng 50% quần thể (số liệu của chúng tơi cũng gần tương đương), 50% cịn lại chưa bị nhiễm cần được hướng dẫn cách phịng ngừa, đặc biệt là tiêm vaccine để tạo được miễn dịch. Trong nghiên cứu của chúng tơi chỉ mới cĩ 34 người tiêm đủ 3 mũi vaccine và đã cĩ

được miễn dịch (Anti-HBs (+)), chiếm tỷ lệ 5,5%; con số này tương đối thấp trong cộng đồng.

4.1.4. Khảo sát về transaminase

Trong 97 trường hợp khảo sát transaminase, chúng tơi thấy:

Bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ người mang HBsAg cĩ AST, ALT tăng trên trị số bình thường là 20/97 chiếm tỷ lệ 20,62%; trong đĩ tỷ lệ người cĩ HBsAg (+) tăng cùng lúc cả AST và ALT 14/97 chiếm tỷ lệ 14,43%; cĩ 07 trường hợp cĩ giá trị tăng trên 2 lần mức giới hạn trên bình thường (tăng từ 2 đến 4 lần) chiếm tỷ lệ 7,22%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như chúng ta đã biết enzym AST, ALT tồn tại chủ yếu trong tế bào gan, nồng độ transaminase trong tế bào gan cao gấp nhiều lần trong huyết thanh, nên mọi tổn thương tế bào gan trong các trường hợp bệnh lý đều làm tăng hoạt độ men trong huyết thanh, trong viêm gan cấp nồng độ men gan tăng cao rất nhiều lần (5 - 20 lần), trong viêm gan mạn nồng độ men tăng ít hơn mà chủ yếu là AST; theo Hội nghị về dự phịng và điều trị viêm gan B, C tháng 10/2000 tại Đà nẵng thì các trường hợp cĩ tăng AST trên 2 lần mức giới hạn bình thường kéo dài trên 6 tháng được xem là viêm gan mạn.

Ở đối tượng nghiên cứu của chúng tơi tuy chỉ mới làm xét nghiệm transaminase được 1 lần chưa thể kết luận là viêm gan mạn nhưng điều này cũng chứng tỏ rằng cĩ 7,22% các trường hợp HBsAg (+) đang bị viêm gan mặc dù các đối tượng này khơng cĩ triệu chứng gì của viêm gan trên lâm sàng.

Tỷ lệ viêm gan ở người HBsAg (+) trong nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn của các tác giả Cao Ngọc Nga [31] trong sinh viên y năm thứ 2 là 12,5%; và tác giả Đào Xuân Vinh trên người tiêm vaccine viêm gan B tại Buơn Mê Thuộc là 12,66%.

Tuy nhiên tỷ lệ này lại khá tương đồng với tác giả Lê Văn Trịnh [42] nghiên cứu trên học sinh của Trường Trung học y tế Huế là 6,89%.

Trong thực tế người bình thường trong cộng đồng mang HBsAg khá cao từ 8 - 15% hay cao hơn, do HBsAg cĩ thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm cĩ khi suốt đời trong huyết thanh. Vì vậy, những trường hợp xét nghiệm cĩ HBsAg (+) chưa thể nĩi đến trạng thái bệnh lý mà cần tiếp tục làm các xét nghiệm bổ sung khác như men gan, HBeAg…

4.1.5. Khảo sát về triệu chứng lâm sàng

Qua khảo sát một số triệu chứng lâm sàng của 97 trường hợp cĩ HBsAg (+), chúng tơi nhận thấy cĩ 17,53% người cĩ tiền sử mệt mỏi kéo dài; 3,09% cĩ tiền sử viêm gan, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng; 1,03% cĩ tiền sử gan lớn, lách lớn, hoặc nổi hạch (bảng 3.12).

Như vậy, phần lớn các trường hợp HBsAg (+) ở nghiên cứu của chúng tơi khơng cĩ triệu chứng lâm sàng nào gợi ý bị viêm gan. Điều này cũng phù hợp với tác giả Lê Văn Trịnh [42] và một số tác giả khác.

4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B 4.2.1. Tuổi

Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ HBsAg(+) cao nhất ở nhĩm tuổi 19 - 29 (19,9%), và nhĩm tuổi 30 - 39 tuổi (17,9%), sau đĩ giảm dần.

Vậy sự biến thiên của HBsAg là do đâu?

- Ở lứa tuổi dưới 40 cĩ lẽ là do sự cộng dồn các trường hợp nhiễm virus mạn và cấp.

- Ở lứa tuổi trên 40 thì sự giảm tỷ lệ HBsAg (+) cĩ thể do 2 yếu tố: Những người nhiễm mãn tính khơng đủ khả năng lao động nên nghỉ hoặc do đã bị tử vong (vì theo thống kê thì đây là lứa tuổi bị ung thư gan cao nhất).

Yếu tố thứ 2 là do sự hình thành kháng thể làm giảm tỷ lệ mang kháng nguyên HBsAg.

Kết quả này của chúng tơi tương tự kết quả của các tác giả Trần Thị Minh Diễm, Đào Đình Đức, Hồng Thủy Long, Ngơ Viết Lộc, Phạm Hồng Phiệt; hầu hết các tác giả này đều cĩ tỷ lệ HBsAg (+) cao ở nhĩm tuổi đang lao động.

Các tác giả trên cho rằng, phải chăng lứa tuổi lao động cĩ mật độ cao trong tháp dân số và cĩ quan hệ xã hội rộng rãi, hoạt động tình dục cao làm cho nguy cơ lây nhiễm cao hơn, nhất là khi cĩ vợ/chồng đã mang HBsAg. Tỷ lệ này cũng cĩ thể giải thích do sự cộng dồn của tỷ lệ HBsAg (+) trong khi giáng hĩa của HBsAg hoặc khả năng trung hịa của Anti-HBs theo thời gian chưa hình thành [2], [37].

4.2.2. Giới

Bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở nam là 19,9% và ở nữ là 8,2%. Sự khác biệt này giữa nam và nữ cĩ ý nghĩa thống kê.

Kết quả của chúng tơi phù hợp với các tác giả như: Viên Chinh Chiến [3] với tỷ lệ nam/nữ là 93,3/61,9; Lê Văn Trịnh [42] tỷ lệ nam/nữ là 21,42/4,62; Ngơ Viết Lộc [28] với tỷ lệ nam/nữ là 21,14/12,05.

Ở Hàn Quốc, Lee DH và CS [66] nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở nam/nữ là 5,1/4,1; Antona D và CS nghiên cứu tỷ lệ HBsAg (+) ở Canada là 2,3/100.000 dân trong đĩ nam/nữ là 3/1,5. Nĩi chung là hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở nam luơn cao hơn nữ.

Các tác giả này giải thích rằng cĩ lẽ do nam giới cĩ quan hệ xã hội rộng rãi, ít cĩ sự thận trọng hơn do bản tính của nam giới trong quan hệ tình dục, dùng các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng… cũng là một yếu tố cĩ liên quan.

4.2.3. Nghề nghiệp

Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ nhiễm chung của nhĩm lao động gián tiếp và trực tiếp khá tương đương nhau. Song qua bảng này cĩ thể thấy nhĩm lao động gián tiếp cĩ tỷ lệ kháng thể thấp hơn so với nhĩm lao động trực tiếp điều này cĩ nghĩa là nhĩm gián tiếp cĩ tỷ lệ HBsAg (+) cao hơn so với nhĩm lao động trực tiếp. Vấn đề ở đây là tỷ lệ kháng thể cao cĩ phải chỉ là do bản thân người lao động thể lực cĩ sức khỏe tốt hơn khơng hay bản thân lao động thể lực cũng là một yếu tố giúp cơ thể tăng cường tạo kháng thể. Do vậy muốn giải thích vấn đề này rõ ràng cĩ lẽ cần một nghiên cứu đối chứng để xác định.

Kết quả của chúng tơi tương tự của tác giả Viên Chinh Chiến [2] nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm VRVGB trên cán bộ cơng nhân viên ở Nha Trang.

4.2.4. Trình độ học vấn

Bảng 3.10 cho thấy người cĩ trình độ học vấn trung học cơ sở cĩ tỷ lệ HBsAg (+) thấp nhất (8,93%), người cĩ trình độ cao đẳng cĩ tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất (20,14%).

So sánh với các nghiên cứu khác: tác giả Phạm Văn Lình và Trần Thị Minh Diễm [25] thì tỷ lệ HBsAg (+) thấp nhất ở người mù chữ và cao nhất ở người cĩ trình độ đại học / cao đẳng. Theo nghiên cứu của tác giả Đường Cơng Lự [27] thì khơng cĩ sự phân biệt nào đáng kể về tỷ lệ HBsAg (+) trong những nhĩm người cĩ trình độ khác nhau. Nguyễn Thị Hồi Thu nghiên cứu trên nhĩm các sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thì người cĩ trình độ học vấn cấp III trở lên cĩ tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất. Điều này khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tơi vì đối tượng nghiên cứu của chúng tơi là cán bộ cơng chức tương đồng với đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồi Thu [40]. Để giải thích lý do này cĩ lẻ cần một nghiên cứu khác sâu hơn về vấn đề này.

4.2.5. Tiền sử can thiệp y tế

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy khơng cĩ sự liên quan giữa tiền sử truyền máu, phẫu thuật, khám, chữa, nhổ răng, xẻ nhọt, khâu da với HBsAg (+). Cĩ sự liên quan chặt chẽ giữa tiền sử cĩ chích lễ, châm cứu với tình trạng HBsAg (+). Điều này cĩ thể giải thích như sau: người dân thường dùng các mảnh vỡ từ các bĩng đèn để chích lễ, người chích lễ thường khơng mang găng tay nên khi chích lễ cho người khác dễ cĩ nguy cơ gây nhiễm bệnh qua đường máu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi tương tự kết quả của tác giả Đỗ Thị Thanh Xuân [44] nghiên cứu tại Hải Dương và Ngơ Viết Lộc [28] nghiên cứu trên cộng đồng dân cư ở Thừa Thiên Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dịch vụ y tế trước đây vẫn được xem như là những yếu tố liên quan quan trọng nhất đến nhiễm VRVGB trong cộng đồng. Tuy nhiên theo tác giả Trần Xuân Chương [9] thì nhiều yếu tố liên quan truyền thống, đĩ là truyền máu và phẫu thuật, đã khơng cịn đĩng vai trị quan trọng trong việc lây truyền VRVGB. Tỷ lệ cĩ phẫu thuật và truyền máu ở cả 2 nhĩm bệnh và chứng tương đương nhau (OR = 0,98; p >0,05). Điều này là kết quả của việc sàng lọc một cách kỹ lưỡng các đơn vị máu từ nhiều nguồn khác nhau để loại trừ các tác nhân gây bệnh trước khi truyền cho bệnh nhân và việc nâng cao chất lượng phịng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn.

Trước đây tiêm chích cũng gĩp phần quan trọng trong sự lây truyền VRVGB nhưng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chương trình mạng lưới tồn cầu tiêm chích an tồn. Do đĩ, hiện nay tỷ lệ nhiễm VRVGB do tiêm chích đã giảm rõ rệt song vẫn cần được tiếp tục phát huy các tiến bộ trong việc chống nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cơ sở.

Theo Lavanchy [65] các phương pháp chữa bệnh cổ truyền như châm cứu, chích lễ… là một nhĩm yếu tố nguy cơ thường gặp ở các nước đang phát triển. Phần lớn những cách chữa bệnh này chưa được theo dõi cẩn thận nên chưa thể đánh giá hết sự nguy hiểm của chúng đối với việc lây truyền các bệnh qua đường máu.

4.2.6. Thĩi quen và hành vi nguy cơ

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy khơng cĩ liên quan giữa các thĩi quen dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung dụng cụ làm mĩng tay, chân và xăm da với tình trạng HBsAg (+). Cĩ mối liên quan giữa thĩi quen dùng dao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan b ở cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố huế năm 2011 (Trang 59 - 80)