KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NHX TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu So 7.2019 (Trang 39 - 40)

TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Với sự bùng nổ của internet, điện thoại thông minh, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng ngày càng tăng. Khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi. Có thể nói, dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại đã tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng với nhiều tiện ích như: Chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, internet, điện thoại, truyền hình cáp, mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến, đóng phí bảo hiểm…

Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của các dự án, hoạt động đầu tư xanh cũng rất lớn. Các dự án, hoạt động đầu tư xanh mà doanh nghiệp (DN) đang thực hiện hoặc dự định thực hiện chủ yếu là dự án xử lý chất thải, rác thải, khí thải; tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượng tái tạo... Đây là bước đi cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, nhất là khi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm cao. Việc phát triển dịch vụ NHX, quản lý hiệu quả rủi ro môi trường và xã hội, kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro tài sản đảm bảo của từng khoản vay do các vấn đề về môi trường và xã hội tạo nên được xem là một lợi thế cạnh tranh, là cơ hội tăng trưởng và phát triển cho các NHTM trong thời đại mới.

hời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có những bước đi đầu trong việc xây dựng chính sách triển khai NHX. NHNN hợp tác với IFC xây dựng Bộ hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường xã hội cho các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, Chỉ thị số 03/2015/CT-NHNN, được ban hành vào tháng 3/2015 về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho thấy, NHNN đang thúc đẩy tăng tỷ trọng tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng. Đầu năm 2017, NHNN ban hành Chỉ thị số 01/2017/ CT-NHNN tiếp tục nhấn mạnh việc triển khai kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Ngày 7/8/2018, NHNN ban hành Quyết định số 1604/QĐ- NHTM về việc phê duyệt Đề án phát triển NHX tại Việt Nam, nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với BVMT, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường.

Mặc dù đã ban hành một số văn bản về thúc đẩy tín dụng xanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng NHNN mới chỉ có tính chất định hướng, khuyến khích và chưa bắt buộc. Do vậy, vì mục tiêu lợi nhuận, một số ngân hàng vẫn sẵn sàng chấp thuận cấp tín dụng cho các dự án, mà chưa quan tâm đến nguy cơ, rủi ro đối với môi trường, xã hội. Hiện NHNN chưa xây dựng hướng dẫn

thực thi cụ thể; chưa ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho dự án thân thiện với môi trường, trong khi các dự án xanh, sử dụng công nghệ thân thiện môi trường lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Điều này khiến cho chính sách đảm bảo an toàn môi trường chưa được áp dụng bắt buộc và đồng bộ trong hệ thống NHTM. Ngoài ra, nếu ngân hàng đặt ra nhiều yêu cầu về môi trường sẽ làm giảm tính cạnh tranh so với ngân hàng khác (khách hàng có xu hướng tìm đến những ngân hàng với thủ tục cấp tín dụng đơn giản hơn). Bên cạnh đó, thực tiễn thực thi và tuân thủ chính sách, quy định về môi trường ở Việt Nam chưa cao; nhiều DN gây ô nhiễm môi trường vẫn được hoạt động, thậm chí được cấp phép mở rộng sản xuất, do vậy thiếu động lực để thúc đẩy cả ngân hàng và chủ dự án áp dụng các cơ chế đảm bảo an toàn về môi trường.

heo thống kê của NHNN, hiện mới có 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ yếu được thực hiện tại một số hội sở chính và chi nhánh của các ngân hàng như Sacombank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, SHB, ACB, Việt Á Bank, OCB, Nam Á Bank… Bên cạnh đó, mới có 26% số ngân hàng xây dựng, triển khai quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng như HSBC, Standard Chartered, Techcombank, VietinBank. Trong bối cảnh đó, nhằm sớm tạo dựng được hệ thống NHX

▲Ngân hàng Sacombank đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào các giao dịch tài chính

phù hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững, thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề:

Đẩy mạnh phát triển các ứng dụng trực tuyến: Các NHTM tại Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ trực tuyến như: hanh toán hóa đơn điện tử, chuyển khoản, tiết kiệm trực tuyến… Ngoài ra, nên mở rộng các dịch vụ NHX mới như: Cung cấp các khoản tín dụng xanh cho vay với lãi suất ưu đãi để mua, hoặc sửa nhà có sử dụng thiết bị thông minh, tiết kiệm năng lượng.

Xanh hóa hệ thống ngân hàng: Các NHTM tại Việt Nam có thể trực tiếp tham gia BVMT thông qua việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường tại các văn phòng làm việc, chi nhánh ngân hàng; tăng cường sử dụng máy rút tiền tự động ATM năng lượng mặt trời; tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT cho nhân viên và khách hàng… Đồng thời, xây dựng những chỉ số để đo lường và định lượng tăng trưởng tín dụng xanh; cấp chứng chỉ xanh cho những ngân hàng đạt yêu cầu; xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để khuyến khích việc xanh hóa các ngân hàng.

Áp dụng nguyên tắc xích đạo: Báo cáo của IFC năm 2014 cho thấy, đã có gần 80 tổ chức tài chính ngân hàng ở cả các nước phát triển và đang phát triển gia nhập “Nguyên tắc xích đạo” - thỏa thuận không tài trợ trực tiếp những dự án mà chủ đầu tư/dự án không hoặc không thể tuân thủ các chính sách và quy trình về quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Việc áp dụng nguyên tắc này giúp Việt Nam tăng cường trao đổi và học hỏi áp dụng các chính sách đảm bảo an toàn của ngân hàng và định chế tài chính quốc tế khác■

Một phần của tài liệu So 7.2019 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)