Làng Văn hóa du lịch huyện Chợ Lách, Bến Tre Thời gian qua, việc

Một phần của tài liệu So 7.2019 (Trang 60 - 61)

Thời gian qua, việc

xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Bến Tre có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được các thế mạnh về sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân từ chính tiềm năng phát triển OCOP và du lịch nông thôn. Năm 2019, tỉnh Bến Tre xác định, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thông qua chương trình hành động của Tỉnh ủy nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ

Chính trị tại địa phương với mục tiêu đa dạng các loại hình du lịch dựa vào tiềm năng về tự nhiên, văn hóa và con người. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, trước hết là phát triển du lịch nông nghiệp. Đây là hoạt động vừa góp phần thúc đẩy tiêu thụ và gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, vừa tăng thu nhập cho người nông dân, đưa cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre chuyển dần sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Trong 9 huyện, thành phố của tỉnh, Chợ Lách được xem là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi bởi vị trí địa lý đặc biệt khi nằm giữa 2 sông lớn là Cổ Chiên và Hàm Luông, cùng hệ thống sông rạch dày đặc, nguồn nước ngọt quanh năm, khí hậu ôn hòa, nhiều cồn bãi. Ngoài ra, Chợ Lách từ lâu được biết đến với mỹ danh “Cái Mơn - vương quốc hoa kiểng”, “vùng đất cây lành trái ngọt” hay “vùng sản xuất cây giống lớn nhất nước”. Là vùng đặc sản với nhiều loại trái cây nổi tiếng cả nước như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh, bòn bon… huyện hiện có 31 làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng, 25 vườn trái cây Xanh - Sạch - Đẹp đã được công nhận, sẵn sàng đón du khách đến tham quan.

Bên cạnh đó, Chợ Lách cũng là địa phương có sự phong phú về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng cùng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo xưa, có thể kể đến chùa Kim Long, nhà thờ cổ Cái Mơn, nhà thờ Cái Nhum…

Từ những lợi thế đó, huyện Chợ Lách đã phát triển các loại hình du lịch như: văn hóa, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, ẩm thực, trải nghiệm… Hiện tại, trên địa bàn huyện có 1 công ty kinh doanh lữ hành du lịch, 10 điểm kinh doanh, khai thác du lịch. Hình thức hoạt động chủ yếu là dạng nhà vườn, homestay phục vụ khách quốc tế: Nhà vườn Năm Hiền (thị trấn Chợ Lách), Jardin du Mekong (Hòa Nghĩa), Việt Hải (Vĩnh hành); các nhà vườn phục vụ ẩm thực, kết hợp tham quan, thưởng thức trái cây tại vườn: Ba Ngói (Vĩnh Bình); Đại Lộc, hầy Ngon

(Sơn Định); Bảy hảo (Vĩnh hành). Mới đây nhất, du lịch Nguyễn Gia (Tân hiềng) khai trương đi vào hoạt động theo hướng mới, với nhiều trò chơi dân gian, vận động như đạp xe qua cầu khỉ, đi xe đạp trên sông Cái Sơn, chèo xuồng, hái trái cây, tát mương bắt cá… thu hút đông đảo du khách tham gia.

Trước tiềm năng, thế mạnh của địa phương, một số công ty du lịch đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Làng Văn hóa du lịch huyện Chợ Lách. Hy vọng trong thời gian tới, nơi đây sẽ trở thành điểm nhấn du lịch của Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung với lợi thế sản xuất hoa kiểng, cây giống, cây ăn quả, trên cơ sở xây dựng các tour, tuyến gắn liền các sản phẩm đặt trưng để kết nối sản phẩm du lịch khác trong khu vực■

HƯƠNG MAI

▲Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về hợp tác phát triển Làng Văn hóa du lịch huyện Chợ Lách

Một phần của tài liệu So 7.2019 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)