Quan sát, đánh giá năng lực của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương dao động cơ vật lý lớp 12 nâng cao​ (Trang 91 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5.3. Quan sát, đánh giá năng lực của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm

khả thi của đề tài (Case- study).

3.5.3.1. Lựa chọn chọn mẫu

Quan điểm lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các đối tượng để theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá trình TNSP dựa vào các tiêu chí sau:

- Chất lượng học tập môn vật lí đã đạt được ở cuối năm học lớp 1 1. - Mức độ tự xác định nhu cầu, mục đích, động cơ học tập.

- Mức độ vận dụng các kiến thức vào tình huống bối cảnh mới,…

Để có được các thông tin, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV chủ nhiệm, quan sát thái độ, hành động và kết quả học tập của các em …

Kết quả xử lý toàn bộ các thông tin trên sẽ sẽ là căn cứ để đề tài lựa chọn đối tượng.

Kết quả chọn mẫu: Với cách tiếp cận như trên đề tài đã chọn ra 04 HS thuộc lớp 12 D trường THPT Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh để tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin để đưa ra những nhận định về quá trình học các tiết TNSP của mỗi HS, cụ thể:

Bảng 3.4: Danh sách HS trong quá trình nghiên cứu trường hợp TT Họ tên Ngày sinh Địa chỉ thường chú

Kết quả học tập năm lớp 11 Xếp loại học lực 1 Nguyễn Thị Thu Huệ 10/05/1998 Tổ 4, khu 4B,

phường Cưả Ông 8,5 Giỏi

2 Diệp Thế Hưng 15/22/1998 Tổ 2, khu 5A,

phường Cưả Ông 7,5 Khá

3 Nguyễn Vũ Luân 140/4/1998 Tổ 3, khu 2B,

phường Cưả Ông 6.0

Trung bình

4 Nguyễn Văn Đức 5/01/1998 Tổ 4, khu 4B,

phường Cưả Ông 4.5 Yếu

Đặc điểm của HS trước khi TNSP được ĐG thông qua quan sát và nhận xét của GV chủ nhiệm và GV bộ môn Vật lí như sau:

1. HS Nguyễn Thị Thu Huệ:Em là một học sinh giỏi có năng lực tự học khá tốt: Em có thể xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động. Là HS luôn đứng đầu lớp về kết quả học tập các môn học. Em chịu khó làm bài tập ở nhà và tự tin trong các đợt kiểm tra của lớp, của trường.

2. HSDiệp Thế Hưng: là học sinh có học lực khá, chịu khó, chăm chỉ học tập, thường xuyên phát biểu xây dựng bài tuy nhiên trong quá trình học còn nhiều lúc chưa phát hiện được vấn đề và chưa đưa ra được cách giải quyết vấn đề tối ưu. Thỉnh thoảng khi giải bài toán vẫn còn nhiều chỗ chưa đúng.

3. HS Nguyễn Vũ Luân:Đây là HS có học lực trung bình, khả năng tiếp thu kiến thức của HS Thế chưa tốt. Mặc dù cũng chịu khó học tập, tham gia xây dựng bài nhưng do khả năng nhận thức chưa tốt nên HS Thế thường lúng túng, mất bình tĩnh khi được GV gọi phát biểu đặc biệt thường mất bình tĩnh trong khi làm các bài KT.

4.Nguyễn Văn Đức: Có học lực yếu, không chăm chỉ học; khả năng nhận thức

của Hằng có hạn nên thường xuyên không chú ý trong quá trình học. HS Hằng ít khi phát biểu trong lớp cũng ít quan tâm hợp tác cùng các bạn khác khi thảo luận nhóm. Nhiều lúc HS Hằng còn tỏ thái độ không thích học và thường ngủ gật trong giờ học.

3.5.3.2. Phân tích kết quả theo dõi, quan sát

Chúng tôi tiến hành theo dõi quá trình học tập của 4 HS trên, trong suốt quá trình TNSP:

- Về ý thức, thái độ:

Trong tiết học đầu tiên là tiết học có một số vấn đề khó khăn chung với cả lớp TN khi GV thay đổi hình thức dạy theo giáo án đã thiết kế. Phần đa HS chưa quen và bỡ ngỡ với phương pháp dạy học mới nên nhiều HS lúng túng. Chúng tôi quan sát riêng 04 HS trên thì thấy rằng: HS Huệ tiếp thu tốt; có thể làm bài kiểm tra kiến thức nền, ma trận trí nhớ khá tốt, HS Hưng cũng hoàn thành ngay phiếu kiểm tra kiến thức nền nhưng đến đề kiểm tra ma trận trí nhớ thì vẫn bị sai một số chỗ. Riêng HS Luân thì hoàn thành phiếu kiểm tra kiến thức nền nhưng quá thời gian quy định; HS Đức không làm bài kiểm tra kiến thức nền, mãi khi GV nhắc thì HS Hằng mới hoàn thiện và nộp sau cho GV. Trong quá trình dạy học, GV đưa ra các đề kiểm tra, HS Huệ, Hưng tích cực chủ động tham gia các hoạt động dạy học do GV đưa ra nhưng HS Luân và HS Đức gần như không chú ý.

Đến tiết học thứ 2: GV yêu cầu HS nộp lại hai bài kiểm tra ma trận trí nhớ đã được giao về nhà để GV chấm. HS Huệ và HS Hưng, HS Luân nộp bài đầy đủ nhưng riêng HS Đức chỉ nộp được 1 bài KT, khi GV trao đổi thì được HS Đức trả lời không làm được. Trong quá trình học, HS Huệ và HS Hưng tỏ ra rất tự tin với các bài KT do GV đưa ra trong quá trình học, tích cực thảo luận khi GV đưa ra đề số 16 (sử dụng kĩ thuật đánh giá lựa chọn nguyên tắc). Khi thảo luận vấn đề này sau thời gian 5 phút suy nghĩ, HS Luân đã chủ động xung phong trả lời nhưng câu trả lời không chính xác. HS Huệ và HS Hưng đưa ra nhận xét và bổ sung lời giải đúng. Riêng HS Đức đã có sự tiến bộ hơn như có chú ý theo dõi các bạn trong lớp trao đổi nhưng thái độ vẫn thờ ơ, chưa hứng thú với quá trình học.

Sang tiết học thứ 3 là Bài 11.Dao động cưỡng bức.Cộng hưởng. Do chúng tôi không tiến hành 3 tiết TNSP liên tục mà sau khi dạy tiết 1 và tiết 2 một tuần, khi HS đã được học các kiến thức về dao động điều hòa của con lắc lò xo, con lắc đơn chúng tôi mới tiếp tục thực nghiệm dạy tiết 3, vì vậy khi quay lại lớp, chúng tôi nhận thấy

các HS nói chung và 4 HS trên đều háo hức mong chờ để được biết kết quả điểm của mình trong các bài KT được giao về nhà. Chúng tôi yêu cầu HS nộp bài KT số 14 (sử dụng kĩ thuật đánh giá nhận diện vấn đề về hiện tượng cộng hưởng cơ) thì cả lớp đều tích cực nộp bài, riêng HS Đức đã hào hứng nộp bài KT cho chúng tôi. Khi thông báo kết quả KT của bài KT trước, HS Huệ rất phấn khởi vì em được điểm tối đa, xong HS Hưng vẫn chưa đạt điểm tối đa, HS Luân vẫn đã đạt điểm Khá nên em tỏ ra thích thú. Riêng HS Đức vẫn chỉ đạt điểm yếu nên HS Đức có thái độ buồn, tuy nhiên sau khi chúng tôi động viên HS Đức thì em đã rất tích cực tham gia các bài KT trong quá trình dạy tiết bài tập. Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy chính là sự tiến bộ của HS Luân và HS Đức trong tiết học này là tích cực làm bài do GV giao; tích cực thảo luận nhóm và hào hứng xây dựng bài trong quá trình dạy học.

- Về kết quả học tập

Chúng tôi thu chấm tất cả các đề kiểm tra đã phát trong lớp học và đề kiểm tra giao cho HS về nhà làm cùng với đề KT cuối đợt TNSP, tách riêng kết quả KT của 4 HS trên để ĐG, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5: Kết quả học tập của một số HS được theo dõi sau quá trình TNSP TT Đề kiểm tra Huệ Điểm đạt được của các HS Hưng

Luân Đức 1 Đề số 1 (KT kiến thức nền) 10 8 6 1 2 Đề số 5 (KT theo Ma trận trí nhớ) 9 9 6 3 3 Đề số16 (KT sử dụng kĩ thuật ĐG lựa chọn nguyên tắc) 10 9 7 Không nộp 4 Đề số 3 (KT kiến thức nền) 9 9 8 4 5 Đề số 7 (KT theo ma trận trí nhớ) 10 9 8 4 6 Đề số 9

(KT trưng cầu ý kiến lớp học) 10 9 8 5

7 Đề số 4

(KT kiến thức nền) 10 9 8 5

8 Đề số 14

(KT Nhận diện vấn đề) 10 10 9 5

Nhìn vào kết quả học tập của HS trong các bài KT trên lớp học, chúng ta thấy HS đã tiến bộ hơn sau khi có sự KT ĐG thường xuyên trên lớp. Mỗi khi đến lớp các em mong chờ được biết kết quả học tập của mình, từ đó GV sẽ kịp thời nắm bắt kết quả học tập của các em để nhận xét, hướng dẫn và khích lệ để HS có thể biết được năng lực của mình, biết được điểm yếu để khắc phục và đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực hơn. Do khuôn khổ của luận văn, nên chúng tôi mới tổ chức TNSP được 03 tiết nên việc theo dõi sự tiến bộ của HS khi vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong quá trình dạy học môn Vật lí chưa được nhiều nên bước đầu chỉ nghiên cứu được một số trường hợp HS cụ thể. Tuy vậy, với kết quả TNSP trên cũng giúp chúng tôi bước đầu khẳng định được nếu chúng ta vận dụng tốt các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong ĐG quá trình dạy học môn Vật lí sẽ nâng cao kết quả dạy học và phát huy tính tích cực của HS trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương dao động cơ vật lý lớp 12 nâng cao​ (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)