Kết quả thăm dò giáo viên về tính khả thi của bộ công cụ đánh giá trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương dao động cơ vật lý lớp 12 nâng cao​ (Trang 95 - 118)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5.4. Kết quả thăm dò giáo viên về tính khả thi của bộ công cụ đánh giá trên

học và giáo án đã biên soạn trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Phát phiếu điều tra cho GV bộ môn Vật lý (phụ lục 4) tại trường THPT mà chúng tôi tiến hành TNSP về bộ công cụ ĐG trên lớp học và 03 giáo án của một số bài thuộc chương "Dao động cơ "đã xây dựng ở chương 2, kết quả như sau:

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát ý kiến của GV

STT Câu hỏi Không

1 Bộ công cụ đã xây dựng có phù hợp với mục tiêu đánh giá

trên lớp học không? 05 0

2 Vận dụng bộ công cụ đánh giá trên lớp học vào dạy học

Vật lí có khả thi không? 04 01

3 Bộ công cụ đã thiết kế có đảm bảo đánh giá năng lực của

HS trong các tiết học TNSP không? 03 02

4 Bộ công cụ đã thiết kế có thể giúp GV đánh giá được kết

quả học tập của học sinh trong các tiết học trên lớp không? 04 01 5 Giáo án đã thiết kế có phù hợp với mục tiêu dạy học không? 05 0 6 Vận dụng các kĩ thuật đánh giá trên lớp học có mang lại

hứng thú và tích cực cho học sinh không? 04 01

7 Học sinh có thích các tiết học TNSP không 05 0

8 Các tiết học TNSP có dễ thực hiện đối với GV không? 05 0 9 Vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong dạy học có

nâng cao kết quả học tập môn Vật lí không? 04 01

10 Việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong dạy học Vật

Sử dụng các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trong lớp học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá, để học sinh có thể tự nghĩ, tự chịu trách nhiệm và tự quản lý việc học của bản thân.Ngoài ra HS còn cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô đến mình từ đó có sự cố gắng phấn đấu trong học tập. Như vậy, đa số GV đánh giá cao bộ công cụ và các giáo án đã xây dựng để tổ chức ĐG quá trình trong dạy học Vật lí. Các GV đều khẳng định Việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH vật lí sẽ giúp GV điều chỉnh PPDH từ đó phát triển năng lực của HS và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí cho HS THPT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp TNSP, tôi đã tiến hành TNSP đề tài tại trường THPT Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả TNSP cho thấy việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong ĐG quá trình dạy học môn vật lí có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS hiện nay. Việc tìm ra các sai lầm thường gặp, cụ thể hóa, tường minh hóa chuẩn đầu ra và các hoạt động cần KTĐG môn Vật lý giúp xây dựng được bộ công cụ ĐG kết quả học tập của HS trên lớp học phù hợp với mục tiêu dạy học Vật lí ở trường THPT theo định hướng tiếp cận NL của HS. Thông qua phương thức KTĐG kết quả trong quá trình dạy học Vật lí, giúp GV đánh giá đúng năng lực của HS để phân loại bồi dưỡng HS; giúp HS thấy được kết quả học tập của mình, qua đó bắt buộc GV và HS phải điều chỉnh quá trình dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo.

TNSP đã khẳng định giả thuyết khoa học là đúng đắn, việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong ĐG quá trình dạy học Vật lí là phù hợp và hoàn toàn có thể khả thi trong việc triển khai trong DH vật lí hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong dạy học Vật lí, ĐG kết quả học tập là khâu quan trọng, vừa là kết quả của quán trình dạy học vừa là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình dạy học tốt hơn. Để nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH, cần đổi mới đồng bộ hoạt động ĐG kết quả học tập. Các kỹ thuật ĐG thường xuyên trong lớp học là một phần không thể thiếu của một kế hoạch dạy học hiệu quả, có thể được coi như những hoạt động trung tâm của lớp học. Các kỹ thuật này tập trung vào việc thu thập các thông tin cần thiết về cách mà học sinh chiếm lĩnh tri thức. Vì thế, việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trong lớp học là một trong những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết đối với người giáo viên.

ĐG quá trình được thực hiện thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình dạy học. Việc lựa chọn các kĩ thuật, phương pháp trong đó đặc biệt là kĩ thuật ĐG trên lớp học để xây dựng bộ công cụ ĐG trong quá trình dạy học là việc làm cần thiết giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.

Về mặt lí luận, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH Vật lí.

Về mặt thực tiễn, luận văn đã điều tra được thực trạng ĐG quá trình trong DH Vật lí ở trường THPT hiện nay; xây dựng được bộ công cụ ĐG trên lớp học gồm 21 đề kiểm tra giúp ĐG kết quả học tập của HS trong quá trình dạy học chương "Dao động cơ ". Đồng thời, luận văn đã thiết kế được 3 tiến trình dạy học thuộc chương "Dao đông cơ " trong đó có sử dụng bộ công cụ ĐG trên lớp học đã xây dựng.

Kết quả TNSP được xử lý bằng thống kê toán học đã bước đầu minh chứng những kĩ thuật ĐG trên lớp học đã lựa chọn ĐG quá trình dạy học Vật lí, bộ công cụ và giáo án đã xây dựng là khả thi và hoàn toàn triển khai trong DH Vật lí ở trường THPT.

Qua kết quả thực hiện luận văn đã khẳng định việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong DH Vật lí là hướng đi đúng đắn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử trong dạy học môn Lịch sử ở trường Trung hoc cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Sách giáo viên, Vật lý 12 cơ bản, NXB Giáo dục.

3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lý 12 cơ bản, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 (2014).

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia, Hệ thống năng lực chung cốt lõi của học sinh cho chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam (2012). 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỉ yếu Hội thảo quốc gia, Mục tiêu và chuẩn trong

chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam (2012).

7. Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc học phổ thông ở Việt Nam. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN. Hà Nội, 2013

8. Chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ (2012). 9. Chính phủ, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, BCH TW Đảng khóa XI của Thủ tướng chính phủ.

10. Nguyễn Đức Chính và cộng sự (2008), Đánh giá thực kết quả học tập của người học, Tài liệu Seminar “Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học”, Trường Đại học Giáodục.

11. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) (2013).

12. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục Nhà trường phổ thông (2013)

13. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề về tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Lê Thị Thu Hiền (2011), Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

môn Vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐH Vinh.

15. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1999), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục.

16. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục. 17. T.A.Ilina (1978), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục.

18. James H. McMillan - Đại ho ̣c Quốc gia Virginia Đánh giá lớp học (bản di ̣ch tiếng Việt).

19. Nguyễn Công Khanh (2004). Đánh giá đo lường trong khoa học xã hội: qui trình, kĩ thuật, thiết kế, chuẩn hoá công cụ đo, NXB Chính trị Quốc gia.

20. Nguyễn Công Khanh. Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục theo cách tiếp cận năng lực. Kỷ yếu hội thảo Hướng tới một xã hội học tập VVOB, tháng 8/2013. 21. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), "Tài liệu giáo dục

phổ thông trong giáo dục", Tài liệu tập huấn, Dự án phát triển giáo viên THPT. 22. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn

Toán của học sinh Trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

23. Đặng Huỳnh Mai (2006), Xây dựng mẫu đề kiểm tra quốc gia về môn Toán cấp tiểu học, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

24. Lê Đức Ngọc (2001), Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học, ĐHQG Hà Nội.

25. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại học sư phạm.

26. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

27. Phan Anh Tài (2014): Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán lớp 11 trung học phổ thông"

28. Lương Việt Thái (2011). Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Mã số B2008-37-52 TĐ, Viện KHGDVN.

29. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2002), Sử dụng phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần vật lý đại cương của sinh viên đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

30. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm.

31. Phạm Hữu Tòng (2001), Chức năng tổ chức kiểm tra định hướng hoạt động học của dạy học, Nxb Đại học sư phạm.

32. Dơng Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học xã hội.

33. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

34. Phạm Văn Biêng (2014) "Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Dòng điện xoay chiều theo hướng tiếp cận năng lực " Luận văn thạc sĩ giáo dục học,Trường Đại học sư phạm Hà Nội II .

35. Huỳnh Đình Bảo Trang (2013) "Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toàn vật lí 10 cơ bản theo chuần kiến thức kĩ năng " Luận văn thạc sĩ giáo dục học ,Trường Đại học sư phạm Vinh .

B. TIẾNG ANH

36. The Art of Assessing (This article appeared in the SEDA publication the New Academic, 1995 vol. 5 issus 3 and is reproduced with permision).

37. The NPEC Sourcebook on Assessment (2000), Volume 1: Definitions and Assessment Methods for Critical Thinking, Problem Solving and Writing -

National postsecondary eduacation cooperative (NPEC).

38. Gronlund, N.E, &Linn, R.L. (1990) (1990). Measurement and evaluation in teaching (6th Ed).

39. New York: Macmillan; San Francisco: Jossey - Bass; Shepard, L. (1989). Why we need better assessment. Educational Leadership.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Để cung cấp những thông tin về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh trung học phổ thông hiện nay. Xin Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây. Trân trọng cảm ơn!

TT Nội dung điều tra

Mức độ

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Không

1 ĐG kết quả học tập của HS trong các giờ dạy trên lớp

2 ĐG kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra sau giờ học

3 ĐG kết quả học tập của HS thông qua các bài tự kiểm tra tại nhà

4 ĐG kết quả học tập của HS thông qua quan sát, có sổ ghi chép lưu trữ

5 Đánh giá KQHT của HS thông qua sản phẩm và thực hiện các dự án

6 ĐG kết quả học tập của HS thông qua việc ĐG của các thành viên trong cùng nhóm học tập 7 GV sử dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong

dạy học Vật lí

Ghi chú: Thầy (cô) đánh dấu (x) vào ô lựa chọn

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

VỀ THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN VẬT LÍ

Để cung cấp những thông tin về thực trạng của hoạt động đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học Vật lí. Em vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây. Cảm ơn em nhiều!

TT Nội dung điều tra

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 GV kiểm tra vấn đáp trước khi vào học bài mới

2

GV phát phiếu kiểm tra ngắn trong quá trình học tập trên lớp, có thu lại để chấm và công bố điểm

3 GV yêu cầu về nhà làm các đề kiểm tra sau đó tự ĐG hoặc nộp lại cho GV đánh giá lại 4

GV yêu cầu thực hiện các bài KT thông qua viết các báo cáo hoặc thực hiện dự án học tập

5 GV tổ chức kiểm tra 15 phút; 1 tiết theo yêu cầu của Nhà trường

Ghi chú: Đánh dấu (x) vào ô lựa chọn Xin trân trọng cảm ơn các em!

Phụ lục 3

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN SAU KHI THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Xin Quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến cá nhân về bộ công cụ và các giáo án thực nghiệm sư phạm về vận dụng bộ công cụ đánh giá trên lớp học trong dạy học Vật lí, chương "Dao động cơ", Vật lí 12 nâng cao.

STT Câu hỏi Không

1 Bộ công cụ đã xây dựng có phù hợp với mục tiêu đánh giá trên lớp học không?

2 Vận dụng bộ công cụ đánh giá trên lớp học vào dạy học Vật lí có khả thi không?

3 Bộ công cụ đã thiết kế có đảm bảo đánh giá năng lực của HS trong các tiết học TNSP không?

4 Bộ công cụ đã thiết kế có thể giúp GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh trong các tiết học trên lớp không?

5 Giáo án đã thiết kế có phù hợp với mục tiêu dạy học không? 6 Vận dụng các kĩ thuật đánh giá trên lớp học có mang lại

hứng thú và tích cực cho học sinh không? 7 Học sinh có thích các tiết học TNSP không

8 Các tiết học TNSP có dễ thực hiện đối với GV không?

9 Vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong dạy học có nâng cao kết quả học tập môn Vật lí không?

10 Việc vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong dạy học Vật lí có giúp GV và HS điều chỉnh phương pháp học tập không?

Lưu ý: Đánh dấu (x) vào ô lựa chọn

Phụ lục 4 GIÁO ÁN

Bài 7: CON LẮC ĐƠN - CON LẮC VẬT LÍ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS có thể

- Biết được cấu tạo của con lắc đơn.

- Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc đơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong dạy học chương dao động cơ vật lý lớp 12 nâng cao​ (Trang 95 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)