2.2.2. 1. Phương pháp Raster Overlay
Phương pháp Raster Overlay sử dụng số học và các toán tử Boolean để kết hợp các điểm ảnh hoặc giá trị tế bào trong mỗi bản đồ tạo ra một giá trị mới trong bản đồ kết hợp. Các bản đồ có thể được coi là các biến số học và thực hiện các chức năng đại số phức tạp.
Có nhiều phương pháp xếp chồng khác nhau thực hiện trên những vector địa lý. Phương pháp raster overlay dựa trên ý tưởng bản đồ đại số. Sử dụng bản đồ đại số dữ liệu đầu vào có thể được cộng, trừ, nhân, chia để tạo dữ liệu ra. Hoạt động của thuật toán là thực hiện trên giá trị của các ô tương ứng của hai hoặc nhiều tầng dữ liệu vào để cho ra một giá trị mới.
Bản đồ đại số chức năng sử dụng các biểu thức tóan học để tạo ra các lớp raster mới bằng cách so sánh chúng.
2.2.2.2. Phương pháp Vector Overlay
Trong Vector Overlay, các tính năng và thuộc tính của bản đồ được tích hợp để cho ra một bản đồ mới. Vector overlay có thể được thực hiện trên các kiểu chức năng của bản đồ như: Điểm và đường (Point in Line), đoạn và đa giác (Line in Polygon), đa giác và đa giác (Polygon in Polygon). Các phép xếp chồng bản đồ trên dữ liệu Vector được chia thành 3 loại. Dưới đây là 3 ví dụ minh họa cho 3 phép xếp chồng bản đồ trên dữ liệu vector.
- Điểm và đa giác: xếp chồng hai lớp điểm và đa giác để tạo ra lớp điểm mới.
Hình 2.10. Xếp chồng điểm và đa giác
- Đoạn và đa giác: Chồng khít lớp đường và đa giác để tạo ra lớp đường mới.
Hình 2.11. Xếp chồng đoạn và đa giác
- Đa giác và đa giác: Chồng khít đa giác và đa giác để tạo ra lớp đa giác mới. Khi chồng khít 2 lớp đa giác có thể có 3 trường hợp xảy ra.
Hình 2.12. Xếp chồng đa giác và đa giác