Bù CSPK sử dụng cấu trúc FC-TCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế thiết bị bù hạ thế ổn định điện áp lưới điện (Trang 31 - 33)

- Nghiên cứu thực tiễn

2.1.10. Bù CSPK sử dụng cấu trúc FC-TCR

Trong luận văn này, tác giả đề xuất sử dụng hệ thống bù CSPK sử cấu trúc FC-TCR. Hệ thống gồm các tụ bù ngang được cố định mắc song song với cuộn dây điện cảm (có hoặc không có lõi sắt) được điều chỉnh bằng thyristor. Nhờ việc thay đổi góc dẫn của thyristor mà điện kháng đẳng trị của SVC có thể thay đổi liên tục được. Do đó, công suất phản kháng của lưới điện có thể được bơm vào hay hút đi một cách liên tục. Theo cấu trúc này, các tụ điện sẽ điều chỉnh thô, sau đó, các TCR sẽ điều chỉnh giá trị cảm kháng, kết quả là giá trị điện kháng đẳng trị là một giá trị liên tục.

Hình 2.2 Cấu trúc FC-TCR

Các thiết bị SVC thường được đặt ở những nơi có yêu cầu điều chỉnh điện áp chính xác, việc điều chỉnh điện áp thường dùng các bộ điều khiển có phản hồi (closed-loop) được tiến hành từ xa bằng hệ thống SCADA hoặc bằng tay theo giá trị đặt. Các thiết bị SVC cũng được sử dụng để làm giảm các dao động công suất, cải thiện độ ổn định quá độ và giảm tổn hao hệ thống nhờ tối ưu điều khiển công suất phản kháng.

Nói chung, SVC không làm việc ở điện áp của đường dây, nó thường được nối qua máy biến áp tăng áp, với điện áp đường dây phía cao (ví dụ 230 kV) xuống điện áp thấp hơn (ví dụ 9,5kV) Việc giảm điện áp làm việc của SVC nhằm kích thước và số lượng thiết bị của SVC (chủ yếu do các bộ tụ bù ngang có điện áp làm việc thấp). Mặc dù, việc làm này khiến cho các cuộn dây điên cảm có kích thước lớn hơn để chịu được dòng điện lớn, trong khi đó các van thyristor của SVC có dạng hình đĩa, với đường kính hàng inch, do đó, chúng thường được đặt trong nhà.

* Ưu điểm: Lợi ích chính của việc sử dụng FC-TCR so với các tụ bù

được đóng cắt cơ khí là chúng phản ứng gần như tức thời với sự thay đổi điện áp của hệ thống, do đó chúng thường hoạt động ở gần sát nút điều chỉnh để đạt hiệu quả điều chỉnh cao nhất khi có nhu cầu. SVC nói chung rẻ hơn, có dung lượng cao hơn, điều chỉnh nhanh hơn và tin cậy hơn so với các thiết bị bù khác

như máy bù đồng bộ. Duy trì được dung lượng bù bù cos 𝜑 theo yêu cầu khu công suất tải thay đổi.

* Nhược điểm:

Bên cạnh ưu điểm là vậy, nhưng cấu trúc bù FC-TCR tồn tại nhược điểm đó là hạn chế về dải bù, do đó nó thường được áp dụng đối với hệ thống bù có công suất phản kháng vừa và nhỏ.

Dung lượng tụ bù lớn vì chon bù đủ

Khi làm việc rất nhạy cảm với tác động môi trường, lưới điện sự cố dòng tăng đột ngột hoặc sự cố do sét đánh.

Các mạch điện tử công suất của các thiết bị trong mạng điện gây nên sóng hài bậc cao.

* Biện pháp khắc phục:

Tính toán dung lượng bù sát với yêu cầu của phụ tải Lắp thiết bị chống sét cho thiết bị

Sóng hài có ảnh hưởng xấu đến tụ điện, ta có thể dùng các bọ lọc sóng hài để loại bỏ bớt các thành phần hài lẻ bậc cao. (Chỉ có sóng hài bậc lẻ mới đáng quan tâm và có hại).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế thiết bị bù hạ thế ổn định điện áp lưới điện (Trang 31 - 33)