Tính toán giá trị tụ bù cố định FC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế thiết bị bù hạ thế ổn định điện áp lưới điện (Trang 41 - 42)

- Nghiên cứu thực tiễn

3.1.2. Tính toán giá trị tụ bù cố định FC

Tụ điện tĩnh là thành phần chính cung cấp lượng dung kháng để tạo ra công suất phản kháng bù trái dấu với CSPK của phụ tải. Bởi vì thông thường, hầu hết các phụ tải mang tính cảm, do đó điện áp sớm pha hơn so với dòng điện, điều này dẫn tới việc tồn tại hệ số công suất trễ. Để hệ số công suất tiến tới giá trị mong muốn thì ta cần bù lượng CSPK bằng đúng giá trị CSPK phụ tải gây ra, và bất kỳ việc bù thừa hoặc bù thiếu đều dẫn tới hệ số công suất nhỏ hơn 1. Do đó ta có công thức tính giá trị tụ bù cho hệ thống bù công suất phản kháng sau.

C = Qc

2πf. |Vrms|2 =PLoad(tan ϕ1 − tan ϕ2) 2πf. |Vrms|2

(4.1) Trong đó:

𝑉𝑟𝑚𝑠: Giá trị điện áp hiệu dụng đặt trên tụ (đơn vị là V)

𝑄𝑐: Công suất phản kháng (đơn vị là Var)

𝜙1: Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện trước khi thực hiện bù CSPK

𝜙2: Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện mong muốn sau khi thực hiện việc bù CSPK

𝑓: Tần số của lưới điện (đơn vị là Hz)

Trong thực tế sản xuất, thì tải có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của các nhà máy. Để thích ứng với việc thay đổi đó, thì giá trị tụ bù cố định nên được chọn lớn hơn sao cho đủ để cung cấp cho lượng CSPK lớn nhất có thể gây ra bởi phụ tải.

CFixed > Cright compensated

or QC Fixed > QC right compensated

Trong đó CSPK gây ra bởi phụ tải tại thời điểm hoạt động sản xuất bình thường sẽ bằng lượng công suất phản kháng mà tụ bù cần cung cấpQLoad =

QC right compensated.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế thiết bị bù hạ thế ổn định điện áp lưới điện (Trang 41 - 42)