Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh thái nguyên (1986 2012) (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.4.1. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử và Hiệp định Giơneve được kí kết, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bước đầu ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Cùng với các tỉnh miền bắc, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng không ngừng nỗ lực cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng gia sản xuất và ổn định đời sống.

Để giải quyết tình trạng khó khăn về kinh tế thì bên cạnh việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp thì vấn đề phát triển công nghiệp, TTCN ở các địa

phương đã được Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên hết sức quan tâm. Vì vậy, tổng giá trị sản lượng CN-TTCN tăng từ 3,04 triệu đồng năm 1955 tăng lên 4,9 triệu đồng năm 1957.

Từ năm 1958-1960 là những năm miền Bắc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, cùng với các tỉnh ở miền Bắc, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng coi

công tác trọng tâm là xây dựng kinh tế hợp tác xã. Chính vì vậy mà “những

người thợ thủ công, người buôn bán nhỏ ở thị xã Thái Nguyên và các thị trấn cũng được đưa vào sản xuất kinh doanh trong các HTX. Nơi nào chưa đủ điều kiện xây dựng HTX thì xây dựng các tổ hợp tác sản xuất, tổ cung tiêu. Đến năm 1960, toàn tỉnh thu hút được 1.616 thợ thủ công đi vào con đường làm ăn tập thể” [1, tr.338].

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã phát động rất nhiều các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Điều đó, đã làm cho giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng bình quân 12%/ năm. Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất CN-TTCN cũng được chú ý, như đã xây dựng được các xưởng đường Minh Lập, bột giấy Đại Từ, gỗ Tháng Tám, cùng hàng trăm HTX, tổ , đội sản xuất TTCN, đã làm ra hàng chục mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

Có thể nói trong giai đoạn 1954-1964 nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự nỗ lực cố gắng của nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã làm cho nền kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển, đặc biệt là các ngành CN-TTCN. Điều này đã góp phần giải quyết phần nào những khó khăn của nền kinh tế Thái Nguyên nói riêng và miền Bắc nói chung.

Thực hiện theo nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc hợp nhất hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái. Việc hợp nhất này đã

tạo nên sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành nghề, số lượng lao động và tổng giá trị sản phẩm của các ngành CN-TTCN.

Tuy nhiên, vào giữa tháng 10/1965 đế quốc Mỹ đã đánh phá ác liệt miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, trong đó Bắc Thái cũng là một mục tiêu đánh phá của chúng. Để đối phó với sự phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Thái một mặt kiên quyết chống trả nhằm bảo vệ hệ thống các cở sở vật chất kĩ thuật, mặt khác đề cao công tác giữ vững và phát triển sản xuất TCN và công nghiệp địa phương, cùng với đó Đảng bộ tỉnh cũng coi trọng công tác lãnh đạo cải tạo quan hệ sản xuất. Nhờ vậy, mà đến cuối năm 1967

kinh tế Bắc Thái cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể “toàn tỉnh có

85,1% số thợ thủ công đã vào các HTX thủ công nghiệp (tăng 28,3% so với năm 1964). Tỷ lệ các mặt hàng tư liệu sản xuất tăng từ 27,7% năm 1964 lên 58,1% năm 1967. Trong thời gian 1965-1967, số vốn đầu tư cho công nghiệp địa phương tăng bình quân mỗi năm 42,1%; năm 1967 tăng 85,3% so với năm 1964. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương phục vụ nông nghiệp tăng bình quân 22,4%/năm, phục vụ giao thông vận tải tăng 6,4%/năm …sản xuất nông cụ thông thường (lưỡi cày, bừa, cuốc, xẻng, cào cỏ, xe cải tiến…)bình quân tăng từ 11,2% đến 30,1%, đáp ứng được phần lớn các nhu cầu của nhân dân trên địa bàn”[2 ,trg.53].

Trong giai đoạn từ năm 1968-1972 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành CN-TTCN vẫn được duy trì và từng bước phát triển. Việc tận dụng những phế phẩm, phế liệu để sản xuất thêm các mặt hàng mới cũng được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và ổn định đời sống nhân dân.

Sau những chiến thắng vang dội của quân và dân ta, mà đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội, ta đã buộc Mỹ phải khuất phục và đi đến kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973. Từ đây, miền Bắc bước vào thời kì lịch sử

mới, ra sức khôi phục phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tăng cường chi viện ở mức độ cao nhất cho chiến trường miền Nam để tiến tới thống nhất đất nước. Hòa trong không khí chung đó, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Thái cũng từng bước khắc phục những khó khăn, ổn định đời sống

nhân dân. Nhờ vậy, mà tính đến “sáu tháng cuối năm 1973, các xí nghiệp

quốc doanh và HTX , TCN địa phương đã tích cực sắp xếp, quản lý, ổn định sản xuất, đưa giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt và vượt kế hoạch so với cùng kì năm 1972” [2, trg120].

Phát huy những kết quả đạt được, sang những năm 1974-1975 các ngành CN-TTCN tiếp tục được chú ý phát triển nhưng nhìn chung tốc độ phát triển còn chậm so với yêu cầu của sản xuất và đời sống, nhất là nhiệm vụ phục vụ nông nghiệp.

Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ nhưng với ý chí quyết tâm và tinh thần tự lực tự cường, Đảng bộ và nhân tỉnh Thái Nguyên đã từng bước khắc phục những khó khăn thử thách và đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là các ngành nghề TCN vẫn tiếp tục được duy trì và mở rộng phát triển, góp phần đáng kể trong sự nghiệp kháng chiến và giành thắng lợi của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh thái nguyên (1986 2012) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)