Hoàn chỉnh các chính sách của nhà nước trong vấn đề phát triển hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh thái nguyên (1986 2012) (Trang 84 - 95)

6. Kết cấu luận văn

3.5.7. Hoàn chỉnh các chính sách của nhà nước trong vấn đề phát triển hoạt

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý nhà nước, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và hiệp hội nghề nghiệp:

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, tăng cường cán bộ đủ điều kiện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, TTCN và hoạt động khuyến công từ cấp tỉnh đến phường, xã. Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu và trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ rào cản, thủ tục phiền hà liên quan đến việc giải quyết về mặt bằng sản xuất, ưu đãi đầu tư... tạo môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch, hấp dẫn.

Các cấp, các ngành liên quan chủ động hoặc phối hợp định kỳ tổ chức gặp gỡ đối thoại trực tiếp với giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm HTX, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tìm hiểu vướng mắc, trở ngại, tháo gỡ khó khăn, động viên khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn vào sản xuất. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, tôn vinh, khen thưởng kịp thời các cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, để các thành phần kinh tế và nhân dân nắm rõ tổ chức thực hiện, quyết tâm vươn lên cùng tham gia xoá đói, nghèo làm giàu cho gia đình, cho dooanh nghiệp, quê hương và đất nước

Tiểu kết chƣơng 3

Ngay từ sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI kết thúc, quán triệt theo chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực cố gắng để đưa nền kinh tế của tỉnh thoát khỏi tình trạng khó khăn, khủng hoảng và đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời sự phát triển của ngành đã thu hút được đông đảo người lao động tham gia sản xuất, giải quyết được một phần nhu cầu việc làm hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, sự phát triển của các ngành nghề TTCN không những có tác động tích cực đối nền kinh tế mà còn là sự bảo lưu, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống ttốt đẹp của cha ông. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được và có tác động tích cực đối với nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung thì các ngành TTCN trên địa bàn tỉnh cũng tồn tại những hạn chế nhất định, có tác động tiêu cực như vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu quy hoạch, vấn đề lao động….điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất TTCN phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc trong việc giải quyết các vấn đề chung nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

KẾT LUẬN

1. Thái Nguyên vùng đất không những được biết đến với bề dày lịch

sử, văn hóa và truyền thống cách mạng mà còn được biết đến là một trong những cái nôi của các nghề thủ công như nghề mây tre đan, nghề mộc, … trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Thái Nguyên vẫn giữ được các nghề thủ công truyền thống, đây chính là điều kiện và tiền đề cho sự xuất hiện của các ngành nghề mới. Cùng với đó Thái Nguyên cũng là nơi hội tụ rất nhiều các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành nghề TTCN như về vị trí địa lý, dân cư, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, trong giai đoạn CNH-HĐH như ngày nay việc khai thác, tận dụng những điều kiện này cần phải có sự quy hoạch và chiến lược hợp lý để cho ngành TTCN có thể phát triển ổn định, bền vững.

2. Với những chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước được đề ra từ sau Đại hội VI. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn thử thách và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các ngành nghề TTCN. Dựa trên những điều thuận lợi và truyền thống ở từng địa phương mà các cấp chính quyền có sự khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành nghề TTCN như: nghề trồng và chế biến chè khô, mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã chú ý đầu tư, khuyến khích phát triển trên phạm vi toàn tỉnh nhưng đã xác định vùng chè trọng điểm là Tân Cương, La Bằng, Trại Cài-Minh Lập bởi nơi đây không những có diện tích trồng chè lớn mà phẩm chất của búp chè tươi, khô còn vượt trội hơn so với các vùng khác.

Nghề mây tre đan tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Lương, Phú Bình, phổ Yên, nơi có nguồn nguyên liệu sẵn có và có truyền thống sản xuất từ lâu đời.

Nhờ vậy mà sản lượng và giá trị sản xuất TTCN của các địa phương có nghề không ngừng tăng lên qua từng năm, các sản phẩm TTCN không ngừng

cải thiện về mẫu mã và chất lượng, đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, được mệnh danh là “Đệ nhất xứ trà” trong những năm qua sản phẩm chè khô Thái Nguyên đã thực sự lấy được lòng tin của người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước và sự ưa chuộng của bạn bè quốc tế.

3. Các ngành nghề TTCN chính là bước đệm, là khâu trung gian giữa nền sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Sự phát triển của ngành TTCN không những có tác dụng thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mà còn có tác dụng thúc đẩy ngành công nghiệp, dịch vụ, GTVT phát triển. Các ngành này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

4. Trong giai đoạn ngày nay các nghề TTCN ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông

thôn; tăng trưởng và phát triển kinh tế; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn; tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế; giải quyết việc làm

cho người lao động ở nông thôn; tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông

thôn; thực hiện các chính sách xã hội mà còn góp phần bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh những mặt tích cực của hoạt động sản xuất TTCN thì sự phát triển này cũng có những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển bền vững của ngành TTCN. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được thì các cấp chính quyền cùng với người dân phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, giải quyết triệt để những khó khăn tồn tại để đưa ngành TTCN không những có tốc độ phát triển nhanh mà phải bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Thái Nguyên, tập I1 (1936-1965).

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Thái Nguyên, tập II (1965-2000).

3. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt

Nam, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.

4. Vũ Ngọc Bích (1978), Lược truyện thần tổ các làng nghề, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

5. Tạ phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977), Truyện

các làng nghề, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Kinh tế - Xã hội tỉnh Thái

Nguyên sau 15 năm tái lập (1997 – 2011), Thái Nguyên.

7. Cục thống kê Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

2012, Thái Nguyên

8. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam - một mô hình kinh tế - xã hội,

Nxb Mũi Cà Mau.

9. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Những bàn tay tài hoa của

cha ông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc

gia Hà Nội (1988 – 2001)

11. Đặng Lễ Nghi (1998), Về các giải pháp phát triển tiểu công nghiệp theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Mai Thế Hởi (Chủ biên) Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, (2003), Phát

triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chình trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Hương (2012), Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Giang 1997- 2010, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

14. Phan Ngọc Liên (Chủ Biên), Trương Hữu Quýnh, Vũ Ngọc Khánh,

Nghiêm Đình Vỳ (2000), Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống

Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

15. Đỗ Xuân Luận (2009), Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện

Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

16. Nghiêm Phú Ninh (1986), Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ

công nghiệp Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

17. Nguyễn Hồng Phong (1959), Xã thôn Việt Nam, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.

18. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1958 - 1995), Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1996), Lịch sử Việt Nam từ

nguyên thủy đến 1858, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Sở Công nghiệp Thái Nguyên (2001), Kỷ yếu hội thảo Khoa học và

Công nghệ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.

21. Sở Công thương Thái Nguyên (2005), Quy hoạch công nghiệp Thái

Nguyên giai đoạn 2006-2015, Thái Nguyên.

22. Sở Công thương Thái Nguyên (2005), Đề án phát triển tiểu thủ công

nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2006-2010), Thái Nguyên.

23. Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Phạm Quốc Sử (2008), Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình 1954- 1975

(lịch sử và di sản), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Khắc Thành(1982), Nền tiểu, thủ công nghiệp ở một số nước tư bản, Nxb

26. Nguyễn Văn Thao (1960), Phát huy vai trò của thủ công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. Phạm Minh Thảo (2005), Thần tổ các làng nghề, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

28. Thư viện tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

29. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

30. Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên (2009), Báo cáo đánh giá tình hình các

làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện, Phổ Yên.

31. Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2011), Chương trình phát triển công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – làng nghề huyện Phú Bình giai đoạn 2011- 2015, Phú Bình.

32. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2013), Báo các tóm tắt làng nghề,

Định Hóa

33. Viện Sử học (1977,1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập I, II, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

35. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (1996), Nghề thủ công truyền thống Việt

Nam và các vị tổ nghề, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

36. Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Wed side

http://baothainguyen.vn http://chedaitu.com. http://www.cpv.org.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Lễ đón nhận quyết định công nhận làng nghề và một số sản phẩm nghề mộc, mây tre đan

Lễ đón nhận quyết định công nhận làng nghề truyền thống mây tre đan thôn Thù Lâm – xã Tiên Phong

Nguồn:www.congthuongthainguyen.gov.vn

Sản phẩm mây tre đan của làng nghề thủ công mỹ nghệ Thôn Thù Lâm - Xã Tiên Phong - Huyện Phổ Yên

Sản phẩm mây tre đan xóm Đông Lâm (Tiên Phong – Phổ Yên)

Nguồn: http://baothainguyen.vn

Phụ lục 2: Sản phẩm chè khô Thái Nguyên

Nguồn: http://www.baothainguyen.org.vn

Nguồn: http://chethainguyen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh thái nguyên (1986 2012) (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)