Thời kì từ sau khi đất nước thống nhất đến trước khi tiến hành đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh thái nguyên (1986 2012) (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

1.4.2. Thời kì từ sau khi đất nước thống nhất đến trước khi tiến hành đổ

(1976-1985)

Với chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Bắc – Nam thống nhất một nhà. Từ đây, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Bắc Thái tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế.

Trên cơ sở tiếp thu, nhận định, đánh giá tình hình nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành Đại hội và thông qua

phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh trong kế hoạch 5 năm (1976-1980):

“Phát huy mọi khả năng lao động, mọi nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, thông qua việc tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông, lâm nghiệp trên địa bàn theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa……phấn đấu xây dựng tỉnh ta trở thành tỉnh công – nông – lâm nghiệp phát triển toàn diện, vững mạnh…”[2, trg.149].

Thực hiện những phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế đã đề ra, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Thái đã không ngừng nỗ lực, phát triển một cách toàn diện trên tất cả các ngành công – nông – lâm nghiệp và đã thu được những thành tựu đáng kể.

Bên cạnh sự phát triển các ngành nông – lâm nghiệp thì CN-TTCN của

tỉnh cũng có những bước tiến mới như: “từ năm 1977 đến năm 1979, giá trị

tổng sản lượng công nghiệp địa phương tăng bình quân hằng năm 6,6% (riêng TTCN tăng 11%). Tổng giá trị sản lượng công nghiệp năm 1979 đạt 38 triệu đồng…” [2, trg.156]. Sự phát triển của các ngành CN-TTCN đã góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Thái nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy trong giai đoạn này công tác tổ chức và quản lý kinh tế có những tiến bộ nhất định nhưng về cơ bản chưa tạo nên sự chuyển biến tích cực, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự trì trệ trong công tác quản lý chậm được khắc phục, do đó làm hạn chế khả năng sản xuất của các ngành nói chung và TTCN nói riêng.

Bước sang giai đoạn từ những năm 1981-1985, do yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao hiệu quả kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện khoán sản phẩm trong các HTX nông nghiệp. Đây là là hình thức khoán mới, tuy bước đầu phát huy được tác dụng tích cực nhưng về sau do thiếu đồng bộ trong cơ chế quản lý và hướng dẫn thực hiện nên ở một số địa phương đã có sự lệch lạc,

sai sót trong quá trình thực hiện. Nhận thức được điều đó, Đảng ta đã không ngừng tăng cường công tác quản lý, giám sát và trả công lao động có gắn với trách nhiệm và quyền lợi của người lao động thông qua Chỉ thị 100 của của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Do tính chất tiến bộ của chỉ thị 100 đã đem lại nhiều quyền lợi hơn cho người lao động, chính vì vậy nó đã thu hút được đông đảo người dân tham gia vào các HTX nông nghiệp, TTCN …đồng thời các ngành nghề đã bắt đầu có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, nên giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN vẫn duy trì mức tăng 4,5%/năm. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống thì các mặt hàng mới xuất hiện ngày càng nhiều như: vải màn, đồ nhựa, lốp xe đạp, các sản phẩm may mặc…. được nhân dân ưa chuộng.

Trong thời gian mười năm từ sau khi nước Nhà được thống nhất, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng của mọi tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm gây cản trở cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Thái nói riêng và của cả nước nói chung. Trong giai đoạn này sản xuất nói chung còn tăng trưởng chậm và chưa ổn định. Những hiện tượng tiêu cực trong quản lý kinh tế, xã hội chưa giảm, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt sản xuất trong các ngành CN – TTCN của tỉnh có mức tăng trưởng còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân, trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Các ngành nghề TTCN sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp chưa được chú ý phát triển để từng bước gắn sản xuất với chế biến và phân công lại lao động trong nội bộ hợp tác xã. Chưa có chính sách đầu tư thỏa đáng cho phát triển TTCN.

Tiểu kết chƣơng 1

Thái Nguyên không những được biết là vùng đất giàu truyền cách mạng và văn hóa mà còn là vùng đất có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nghề TTCN, một trong những cái nôi của các nghề thủ công truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử các nghề thủ công truyền thống không những không bị mai một mà ngày càng có điều kiện phát triển hơn trước. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) mặc dù

Thái Nguyên cũng bị đánh phá liệt nhưng với phương châm “tất cả vì tiền

tuyến” Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Thái Nguyên đã làm tròn nghĩa vụ cách mạng với miền Nam ruột thịt. Để làm được điều đó là cả một sự nỗ lực cố gắng, đồng lòng chung sức của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn này cùng với các lĩnh vực khác, ngành TTCN ở Thái Nguyên cũng đạt được những thành tựu đáng kể, không những góp phần phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh mà còn có đóng góp vào nhiệm vụ chung của cả miền Bắc.

Sau khi khi đất nước hòa bình, thống nhất, cùng với cả nước, Tỉnh Thái Nguyên lại càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành CN- TTCN. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1975-1985 do một nguyên nhân khách quan và chủ quan đã khiến cho nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhưng với bản bản lĩnh cách mạng, sự quyết tâm, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã dần khắc phục những khó khăn thử thách và đạt được những thành quả nhất định, tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ở các giai đoạn sau.

Chƣơng 2

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TTCN Ở THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012

2.1. Chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, Chính phủ và của tỉnh Thái Nguyên về phát triển TTCN trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 nước ta đã hoàn toàn được độc lập và bước đầu bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, sau 10 năm nỗ lực và cố gắng, nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, đói kém và lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Đứng trước tình hình đó, Đảng ta đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI từ ngày 15 đến 18-12-1986 tại Hà Nội.

Thông qua các bản báo cáo, Đại hội đã khẳng định trong thời qua chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng đồng thời cũng nhận rõ tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt như : sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi và có nơi nghiêm trọng. Những khó khăn trên một phần là do nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh, khởi điểm là nền kinh tế nông nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu nhưng chủ yếu vẫn là những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện của Đảng và Nhà nước ta.

Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn yếu kém và để giải quyết tình

trạng khủng hoảng trong nước, Đảng ta đã quyết tâm thực hiện đổi mới một

kinh tế. Trong đó Đảng ta cũng đã đưa ra những mục tiêu và đường lối phát

triển TTCN trong thời kì mới đó là phải : “Ra sức phát triển công nghiệp

nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng cho được nhu cầu về hàng tiêu dùng thông thường, về chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tăng nhanh hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác. Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, trước hết là năng lượng và giao thông vận tải, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặng đường tiếp theo. Mở rộng các loại hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, lưu thông, đời sống và du lịch” [37].

Trước khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước ta cũng đã khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của TTCN trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng cho nhân dân và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ chủ trương xây dựng các hợp tác xã TTCN do nhà nước quản lí mà không công nhận về mặt pháp lí sự tồn tại, phát triển, vai trò tác dụng tích cực lâu dài của các thành phần kinh cá thể, kinh tế tư doanh trong nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta đã không phát huy được hết vai trò và vị trí của các ngành TTCN, không tạo được động lực thúc đẩy cho sự phát triển của ngành.

Tuy nhiên, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã có những chuyển biến tích tích cực, trực tiếp nêu phương hướng phát triển TTCN, làng nghề, làng nghề truyền thống và các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất. Trong đó phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và TTCN ở nông thôn, thị trấn, liên kết với công nghiệp lớn ở đô thị, khu công nghiệp tập trung, phát triển các làng nghề, nhất là làng nghề xuất khẩu, mở rộng xuất khẩu dịch vụ…

Trong nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta

xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” [37]. Nhà nước công nhận về mặt pháp lí sự tồn tại, phát triển, vai trò tác dụng tích cực lâu dài của các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh trong nền kinh tế quốc dân. Điều này đã được thể hiện trong nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đồng thời chủ trương xây dựng các hợp tác xã TTCN theo mô hình mới phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Trong Nghị Quyết Trung ương lần thứ năm, khóa VII về tiếp tục đổi mới nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghị quyết Trung ương lần thứ năm, khóa IX về việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,

nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 đã đưa nhiệm vụ đó là phải “... đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông thôn, ... phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu...” [37]. Đảng và Chính phủ ta đã đưa ra được những định hướng đúng đắn cho sự phát triển của khu vực nông thôn, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, theo đó tăng dần tỉ trọng của các ngành CN và DV và giảm dần tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành nghề TTCN ở các vùng nông thôn, chú trọng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Quyết định số 132/2000/QĐ -TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển, tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành

nghề nông thôn, nhất là các ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, khuyến công, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã cho phát triển ngành nghề nông thôn….

Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001của Thủ tướng Chính

phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Theo đó Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồngthủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tiếp tục khẳng định nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp

nông thôn là " Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn

theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp” [37].

Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nhằm mục tiêu: Động viên và huy động các nguồn lực trong nướcvà ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyếncông theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương; Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông

thôn, tạoviệc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổchức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối tượng được thụ hưởng các chính sách khuyếncông chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp ở địa bàn nông thôn.

- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác xã. Nghị định này quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã về: thành lập; bồi dưỡng, đào tạo; đất đai; tài chính; tín dụng; xúc tiến thương mại; ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh thái nguyên (1986 2012) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)