1.4.2.1. Do viêm nhiễm.
Lâm sàng: Bệnh nhân sốt cao, ho khạc nhiều đờm vàng hay trong. Nghe phổi có nhiều ran ẩm hay ran nổ.
Cận lâm sàng: Số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao, tốc độ máu lắng tăng.
Viêm nhiễm thùy giữa là nguyên nhân hay gặp nhất, theo Wagner và cộng sự đã hồi cứu 12 đề tài của các tác giả từ năm 1966 – 1983 thu thập đươc 933 ca bệnh lý thùy giữa thấy viêm phổi mạn tính chiếm tới 47%, biểu hiện lâm sàng là tình trạng viêm nhiễm mạn tính tái đi tái lại ở thùy giữa phổi phải. Tỷ lệ viêm nhiễm mạn tính chiếm 62%, u ác tính chiếm 22%, giãn phế quản chiếm 25%, tác giả không đề cập nguyên nhân do lao [2827].
Kwon K.Y (1995), nghiên cứu lâm sàng 12 ca hội chứng thùy giữa thấy viêm mạn tính chiếm 33,3 [20].
1.4.2.2. Do ung thư.
Lâm sàng: Đau ngực, khó thở, ho ra máu dai dẳng… [3].
Soi phế quản, sinh thiết phế quản tìm thấy tế bào ung thư. Chụp Xquang phổi hay chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể thấy khối u, có thể thấy khối u chèn ép vào phế quản thùy giữa gây xẹp thùy giữa [3].
Ung thư phổi thùy giữa được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu chiếm tỷ lệ khoảng từ 3-5% [11],[30],[31].
Nhưng theo Li Z.P (2003), tỷ lệ ung thư phổi thùy giữa rất cao chiếm tới 47,9% [21].
Giãn phế quản là tình trạng giãn thường xuyên không phục hồi các phế quản trung bình, do tổn thương phá hủy cấu trúc thành phế quản [3].
Lâm sàng: bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút cân, ho, khạc đờm kéo dài, khạc đờm là chủ yếu, thường khạc đờm về sáng sớm, số lượng nhiều, đờm có thể có 3 lớp: lớp bọt ở trên, giữa là lớp nhầy và dưới cùng là lớp mủ. Ho ra máu nhiều hoặc ít. Có thể gặp khó thở trong giãn phế quản lan tỏa. Nghe phổi có ran ẩm, ran nổ[3].
Xquang phổi: Cú các ổ trũn sỏng ở đáy phổi, các ổ có thể có mức nước hơi [3].
1.4.2.4. Do lao.
Lâm sàng: Ho kéo dài, khạc đờm trên 3 tuần hoặc ho máu. Gầy sút cân, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, khó thở [3].
Cận lâm sàng: Soi tìm trực tiếp có thể thấy vi khuẩn lao (AFB). Tốc độ máu lắng tăng, phản ứng Mantoux dương tính. Có thể soi cấy đờm hoặc dịch phế quản dương tính, PCR dịch phế quản dương tính với vi khuẩn lao [3].
Tổn thương lao thùy giữa đơn thuần qua các nghiên cứu của các tác giả có tỷ lệ gặp từ 1,1-26,2%, trung bình 9% [6], [21].
1.4.2.5. Dị vật phế quản.
Tiền sử cú hớt phải dị vật.
Lâm sàng: Có triệu chứng của dị vật di động, cơn ho rũ rượi, khó thở, nghe phổi có tiếng lật phật. Khi dị vật nằm ở phế quản (thời kỳ im lặng), nghe thấy rì rào phế nang giảm hoặc có ran rớt bờn phổi có dị vật, gõ đục vùng phổi xẹp hoặc gõ vang vùng phổi khí phế thũng [43].
Cận lâm sàng: Chủ yếu dựa vào hình ảnh Xquang phổi đối với dị vật cản quang và hình ảnh gián tiếp như xẹp phổi, viêm phổi, khí phế thũng đối với dị vật không cản quang. Nội soi phế quản giúp chẩn đoán xác định và điều trị [43].
1.4.2.6. Do các bệnh lý khác
Nấm phổi
Bao gồm Histoplasmosis, Blastomycosis và Aspergillosis, cùng với nhấn mạnh tới dị ứng phế quản phổi do nấm Aspergillosis.
Hen phế quản:
Lâm sàng: Khó thở ban đêm, sau cơn khó thở thường có ho nhiều đờm, đặc quánh. Nếu có nhiễm khuẩn thỡ cú đơmg vàng, xanh. Nghe phổi có nhiều
ran, chủ yếu là ran rít, ran âm [3]..
Tiền sử hay bị dị ứng, hay có cơn khó thở về ban đêm hoặc tiền sử gia đình có người bị hen [3]..
Xột nghiêm công thức mỏu cú bạch cầu ái toan tăng cao [3].
Ở người bị hen, phế quản co thắt, niêm mạc phế quản phù nề nờn thựy giữa dễ bị xẹp [3].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU