Mục đích, yêu cầu của việc dạy học nội dung Ma trận cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng giải toán ma trận cho học sinh lớp 12 nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 44)

6. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Mục đích, yêu cầu của việc dạy học nội dung Ma trận cho học sinh

12 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

a) Mục đích, yêu cầu

- Về kiến thức: Thông qua dạy học ma trận cho học sinh trường phổ

thông lớp 12 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, học sinh có được các kiến thức cơ bản sau:

+ Học sinh nắm vững các khái niệm, tính chất của ma trận, các dạng đặc biết của ma trận, các quy tắc,các tính chất định thức và ma trận nghịch đảo,phương pháp tìm các ma trận.

+ Học sinh hiểu và sử dụng các kiến thức về ma trận (quy tắc nhân, quy tắc cộng, quy tắc trừ, quy tắc định thức và ma trận nghịch đảo), nội dung các phép dạng đặc biết của ma trận một cách linh hoạt và giải quyết các bài toán ma trận.

+ Học sinh nắm được ứng dụng của phương pháp tính ma trận, các tính chất ,định lí trong giải toán ở trường trung học phổ thông.

+ Học sinh biết cách sử dụng các quy trình, phương pháp ma trận đối với việc nghiên cứu các đối tượng với hiệu suất cao và biết tính ma trận của nhiều số loại , các quy luật của ma trận.

+ Học sinh nắm được đặc điểm của ma trận và thấy được mối quan hệ mật thiết của ma trận.

- Về kĩ năng: Thông qua dạy học ma trận cho học sinh trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhằm rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng sau:

+ Học sinh nhận ra được các phép giải ma trận đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc bài học về ma trận của mình.

+ Học sinh thành thạo trong việc giải bài toán về ma trận cơ bản.

+ Học sinh có kỹ năng xây dựng các bước cơ bản trong quá trình sách giao khoa và số liệu phép khác.

+ Học sinh có kỹ năng tự nghiên cứu và làm việc theo nhòm, kỹ năng thuyết trình, có kỹ năng kiểm tra, đánh giá… học sinh bước đầu có kỹ năng giải bài ma trận, tổng hợp thông tin để phục vụ công tác giảng dạy.

+ Học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học về học chương về ma trận và định thức vào đời sống hàng ngày: trong thực tế sản xuất kinh doanh, trong khoa học kỹ thuật...

1.4. Thực trạng dạy học chủ đề Ma trận cho học sinh lớp 12 nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

a) Đối với giáo viên

Để tìm hiểu về thực trạng dạy học chủ đề Ma trận cho học sinh lớp 12 nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi, phát phiếu xin ý kiến của 44 giáo viên dạy toán thuộc 05 số trường trung học phổ thông: Trường trung học phổ thông Nội trú Savannakhet, Trường trung học phổ thông Oudomvilay Savannakhet, Trường trung học phổ thông Phonesavan tỉnh Savannakhet, Trường trung học phổ thông Laungam tỉnh Salavan, Trường trung học phổ thông ongkeo tỉnh Salavan.

Biểu đồ 1.1.Mức độ rèn luyện kỹ năng giải toán trong dạy học chủ đề Ma trận cho học sinh lớp 12 nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên ở một số trường trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn phỏng vấn cô Somephuoi BOUDTAVONG giáo viên dạy toán lớp 12 của Trường trung học phổ thông Nội trú tỉnh Savannakhet như sau:

- Hỏi: cô Somephuoi BOUDTAVONG vui lòng cho biết, khi dạy học chủ đề Ma trận cho học sinh, Cô thường xuyên chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh hay không và mức độ rèn luyện kỹ năng cho học sinh như thế nào?

- Trả lời: Tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán Ma trận, thông qua việc thường xuyên cho học sinh làm các bài tập về chủ đề này vì chủ đề này là nội dung khá khó và trừu tượng đối với học sinh. Hơn nữa, việc thường xuyên được rèn luyện kỹ năng giải toán sẽ giúp cho học sinh không những hiểu được kiến thức về chủ đề Ma trận, khắc phục được những sai lầm thường gặp khi giải toán mà còn hình thành ở học sinh những phẩm chất trí tuệ chung như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… rèn luyện những đức tính của người lao động mới như tính cẩn thận, chính xác, kỉ luật.

- Hỏi: cô Somephuoi BOUDTAVONG có thường vận dụng các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán Ma trận cho học sinh không và đó là những biện pháp sư phạm như thế nào?

- Trả lời: Tôi đã cố gắng sử dụng hết quỹ thời gian có thể để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán chủ đề Ma trận. Trong quá trình dạy học chủ đề Ma trận cho học sinh, tôi thường hướng dẫn học sinh phân loại các dạng

36% 48% 16% 0% 0% 50% 100% Thường xuyên Bình thường Thỉnh thoảng Không bao giờ

bài tập điển hình và cung cấp cho các em phương pháp giải từng dạng. Thỉnh thoảng tôi cũng cho học sinh nghiên cứu những lời giải bài toán có chứa sai lầm để các em cùng nhau phân tích lời giải bài toán đó để xác định sai lầm, xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong lời giải bài toán đó, qua đó giúp các em có thể hiểu rõ hơn bản chất của các kiến thức đã học. Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng thời gian nên biện pháp này chỉ thỉnh thoảng được sử dụng.

- Hỏi: Theo cô Somephuoi BOUDTAVONG, học sinh khi giải toán chủ đề Ma trận thường gặp những khó khăn gì?.

- Trả lời: Có thể nói, Ma trận là một trong những nội dung tương đối khó và trừu tượng với học sinh. Nội dung đưa vào dạy học cho học sinh còn mang tính hàn lâm. Trong quá trình giải toán, các em còn thường mắc phải những sai lầm trong quá trình giải toán như sai lầm do không nắm vững bản chất các khái niệm nên sử dụng lẫn lộn các công thức, nhầm lẫn trong việc áp dụng công thức…

- Hỏi: Theo cô Somephuoi BOUDTAVONG, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó của học sinh là gì?

- Trả lời: Theo tôi, đó là do học sinh không hiểu đúng bản chất, không nắm chắc nội dung kiến thức đó. Khi cần áp dụng, không thể nhớ chính xác mà lại không có phương pháp để kiểm tra lại.

Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra của giáo viên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Trong quá trình dạy học, giáo viên đã chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng giải toán chủ đề Ma trận cho học sinh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng thời gian dạy học trên lớp nên hầu như giáo viên mới tập trung vào việc hướng dẫn học sinh giải bài tập mà chưa thường xuyên vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực, vận dụng một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán chủ đề Ma trận cho học sinh vì mất nhiều thời gian, điều đó chưa thật sự gây được ấn tượng, hứng thú học tập cho học sinh.

- Cũng có giáo viên mong muốn chữa được một số lượng lớn bài tập nên đã trở thành người hướng dẫn, đưa ra lời giải cho học sinh, học sinh chủ yếu là nghe và chép lại lời giải bài toán từ giáo viên. Học sinh không trực tiếp hoạt động, tiếp xúc với những khó khăn ngay trên lớp để được giáo viên giải đáp. Việc đó vô tình khiến cho các em học sinh chỉ tiếp thu thụ động, không có dấu ấn về bài học.

- Bên cạnh đó, cũng có những giáo viên tham vọng đưa vào bài học hệ thống bài tập đa dạng. Điều này dẫn đến thực trạng là một bộ phận các em học sinh chưa kịp luyện tập thành thạo, nắm vững những kỹ năng cơ bản đã phải đối mặt với một vấn đề mới không vừa sức.

b) Về phía học sinh

Để tìm hiểu về tình hình học tập môn Toán của học sinh lớp 12 nói chung và giải toán chủ đề Ma trận nói riêng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 126 học sinh của 05 trường trung học phổ thông, đó là: Trường trung học phổ thông Nội trú Savannakhet (53 học sinh), Trường trung học phổ thông Oudomvilay Savannakhet (36 học sinh), Trường trung học phổ thông ongkeo tỉnh Salavan (37 học sinh).

Kết quả thu được từ phiếu điều tra được thể hiện thông qua biểu đồ 1.2 như sau:

Biểu đồ 1.2. Thái độ của học sinh của 05 trường trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào khi học chủ đề Ma trận

50% 40% 10% Có hứng thú tiếp thu tích cực 50% Bình thường 40% Thờ ơ không hứng thú 10%

Từ thực tiễn tìm hiểu tại 05 trường trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cho thấy chất lượng dạy học chủ đề Ma trận cho học sinh còn chưa cao. Vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa thực sự chủ động lĩnh hội các kiến thức, vẫn còn trông chờ, phụ thuộc vào giáo viên, chủ yếu học qua bài dạy của giáo viên và tham khảo nội dung bài trong sách giáo khoa.

Đây là nội dung các em học sinh dễ mắc sai lầm, khá trừu tượng và khó hiểu mà giáo viên thì ngại hoặc khó khăn trong việc tìm ra những biện pháp để khắc phục điều này. Thực tế đó cho thấy cần thiết phải nghiên cứu, tìm ra những biện pháp thích hợp và có những hình thức học tập tích cực để khắc phục dần những khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học nội dung này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng giải toán ma trận cho học sinh lớp 12 nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)