Quan hệ ứng xử cha mẹ con cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ người việt và tục ngữ người hán về văn hóa ứng xử trong gia đình (Trang 39 - 51)

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Quan hệ ứng xử cha mẹ con cái

Mối quan hệ cha mẹ - con cái là mối quan hệ có độ bao quát rộng bao gồm các mối quan hệ: cha mẹ với con ruột, cha mẹ với con dâu, cha mẹ với con rể. Với mỗi đối tượng, cha mẹ lại có cách ứng xử khác nhau nhưng nhìn chung cách ứng xử của cha mẹ và con cái đều xoay quanh hai trạng thái: tích cực và tiêu cực. Chúng

tôi khảo sát và tổng hợp được 162/454 câu tục ngữ Việt nói về các trạng thái ứng xử này. Những câu tục ngữ đã tổng hợp được phân chia theo các nội dung cụ thể như sau:

2.2.1.1. Ứng xử giữa cha mẹ và con ruột

- Cha mẹ đối đãi với con cái bằng sự yêu thương của tình ruột thịt:

Sinh con ra, cha mẹ nào cũng thương con, sẵn sàng hy sinh tất cả để con mình được sống và lớn lên trong điều kiện tốt nhất có thể. Chính vì vậy, ca dao Việt Nam ca ngợi công lao cha mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Công cha nghĩa mẹ đếm đong sao cho hết được. Chính vì vậy, bên cạnh những làn điệu du dương của ca dao khắc ghi công lao cao dày của cha mẹ đối với con cái thì tục ngữ Việt Nam cũng có có những câu ca tương tự như thế: Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng; Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể... Tác giả dân gian Việt Nam đã lấy hình ảnh nước trong hồ, hình ảnh bầu trời mặt bể để so sánh với công lao cha mẹ nuôi dạy con cái. Đây đều là những hình tượng không có giới hạn về kích thước, khối lượng hay hạn định về không gian. Điều đó cho thấy, con người dẫu có đi hết cuộc đời cũng không đếm được công lao cha mẹ dành cho con. Dân gian Việt Nam cũng có bài ca Đếm sao: Đố ai đếm được lá rừng/Đố ai đếm được mấy tầng trời cao/ Đố ai đếm được vì sao... công lao cha mẹ nuôi con cũng giống như lá rừng, như số tầng trời cao, số vì sao trên bầu trời, làm sao mà đếm được.

Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con càng được thể hiện rõ hơn ở câu tục ngữ: Con dại cái mang; Làm mẹ mang thân trâu. Câu tục ngữ Con dại cái mang

nói về hình ảnh thay con gánh vạ của người làm cha làm mẹ. Vì khi trẻ con chưa trưởng thành, mọi việc con gây ra người đi đều tìm đến cha mẹ để cáo trạng và tính nợ trên đầu cha mẹ. Lúc này, cha mẹ chính là bồ chịu chửi thay con. Hoặc nặng hơn, cha mẹ phải thay con trả nợ, đền bù mọi tổn thất mà con gây hại cho người khác. Thử hỏi, nếu không phải bản thân đứt ruột đẻ ra, có ai người dưng thay con chịu tội như vậy ! Câu tục ngữ sau: Làm mẹ mang thân trâu nói đến sự vất vả, khổ cực của người

mẹ. Nếu con là nghé, nghé thì chỉ biết bú mẹ rồi rong chơi, còn trâu thì phải gánh các công việc cày bừa nặng nhọc lại phải chăm con, cho con bú mớm, lại phải dõi theo bước chân con vì sợ con thất lạc đi đâu đó. Tác giả dân gian cụ thể hóa hình ảnh người mẹ trong hình ảnh của một con trâu cho thấy gánh vác nặng nhọc công việc gia đình của người phụ nữ mà vẫn không quên trách nhiệm của một người mẹ với thiên chức là chăm con của mình. Chỉ có thể là tình ruột thịt mới khiến người mẹ bứt lên trên tất cả, không quản nhọc nhằn để nuôi nấng cho con được trọn vẹn. Cũng xuất phát từ tình yêu thương ấy, tục ngữ Việt còn khắc họa tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái thông qua hành động tha thứ cho con khi con làm sai: Bát mẻ đánh con sao đành, vì bát đã vỡ đánh con bát cũng không trở lại lành lặn được, và quan trọng hơn thương con thì sao nỡ lòng đánh con cho được. Hoặc có trừng phạt con thì cũng:

Chém con đằng sống không ai chém con đằng lưỡi. Bởi lẽ: Năm con năm nhớ, mười con mười thương, con nào cũng là máu thịt của cha mẹ, là tinh hoa đất trời ban tặng cho cha mẹ. Và cũng chính lòng yêu thương con đã khiến cho thiên chức làm mẹ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Câu tục ngữ: Đói lòng con héo hon lòng mẹ cho thấy sự tương liên ruột thịt, sự liên kết vô hình của tình mẹ con. Người mẹ dường như có thần giao cách cảm để xuyên thấu tâm tư của người con, cho nên mới có hiện tượng lòng thấu lòng, tim liền tim như thế này. Thậm chí, vì con của mình mà người làm cha làm mẹ không ngại cả việc mang tiếng bất hiếu với chính người sinh ra mình để dành cho con những miếng ăn ngon nhất: Có cha, bẻ đùi gà cho con. Như vậy, người đọc có thể thấy tình thương của cha mẹ dành cho con cái chẳng gì có thể sánh bằng.

- Yêu thương con gắn liền với việc dạy dỗ:

Cũng như ca dao, tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng lại hàm chứa trong đó những chân lý của cuộc sống được tác giả dân gian đúc kết lại từ những trải nghiệm thực tế của con người qua bao thế hệ. Nói về việc dạy con của các bậc làm cha làm mẹ, tục ngữ đúc kết lại:

Nuôi con chẳng dạy chẳng răn Thà rằng nuôi lợn mà chăn lấy tiền

nhở nhau và răn dạy con cháu. Vì nuôi con không dạy dỗ, con hư hỏng, trở thành người có hại cho xã hội thì cha mẹ cũng không vui vẻ, thậm chí còn nhận lại sự cay đắng, tủi nhục với tiếng xấu mà con mình gây ra. Nếu không dạy con để con trở thành những người vô ích như thế thì cha mẹ dành những thức ăn, những sự chăm sóc cho con chuyển sang chăn nuôi lợn vì ít nhất lợn bán sẽ được tiền. Với con cái, nếu cha mẹ nuông quá thành hư, mà con hư thì có ngày vong gia bại sản. Vẫn biết rằng, con dại cái mang, con cái gây họa thì cha mẹ phải chịu vạ lây, nhưng có cha mẹ nào sống thọ đến hết đời con để mà phục dịch con được mãi. Chính vì vậy, việc dạy dỗ là một việc làm cần thiết.

Tuy nhiên, cha và mẹ, mỗi người lại có một thế mạnh riêng khi dạy dỗ con cái. Câu tục ngữ: Mẹ dạy thì khéo, bố dạy thì khôn không những chỉ ra thế mạnh của cha, mẹ trong việc dạy dỗ con của mình mà nó còn cho người đọc nhận thấy phạm vi sống của người cha, người mẹ. Trong xã hội Việt Nam xưa kia, người đàn bà gắn liền với ruộng đồng vườn tược bếp núc, chỉ đối nội trong gia đình và hàng xóm, cuộc sống gắn liền với thói quen trên kính dưới nhường, lựa cơm gắp mắm, chín bỏ làm mười. Vì thế, con cái được mẹ dạy sẽ phù hợp với không gian sống của mẹ, tiếp tục thừa hưởng những điểm mạnh màn người mẹ tích lũy được bằng sự kinh qua của chính bản thân mình. Do đó, con được mẹ dạy là rất khéo. Còn đối với người bố - người đàn ông, là người có quyền được đi đây đi đó, mở mang đầu óc, không bị gò bó trong bốn bức tường như người phụ nữ, cho nên, tư duy rộng mở khi tiếp xúc với những cái mới, và điều này hơn hẳn những người không bước chân ra khỏi nhà, giống như phụ nữ. Vì thế con được bố răn dạy thì đều là những cái mới, cái khác lạ, cái hay, cái tiến bộ hơn so với môi trường người con đang sống. Cũng chính cách nói về đối tượng và cách dạy con bên trên đã tạo nên sự hợp lý cho câu tục ngữ: Mẹ quát ba năm không bằng bố hăm một tiếng - Đấy là vị thế, vai trò của người đàn ông trong xã hội trọng nam khinh nữ.

Việc dạy dỗ con cái không phải lúc nào cũng thuận lợi, bảo cái là phải nghe ngay, phải làm theo ngay và không được tái phạm. Vẫn biết rằng, cha mẹ thương con theo cách: Con ruột thì thương bằng roi; Bảo không nghe vọt tre vào đít;

Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi... đó là cách thương con để dạ hoàn toàn đúng đắn. Câu tục ngữ: Thương con thì thương bằng roi, thương con đói thì thương bằng cơm lại là một sự kết hợp rất tài tình trong việc biểu đạt cách dạy con. Vế đầu của câu tục ngữ: thương con thì thương bằng roi nói lên sự cứng rắn, quả quyết, nghiêm khắc của cha mẹ trong việc dạy con mình. Nhưng vế sau: thương con đói thì thương bằng cơm lại là một sự quan tâm đúng mực thể hiện tình yêu thương con của cham mẹ. Câu tục ngữ dường như có sự kết hợp hài hòa giữa nhu và cương, giữa tình thương và trách nhiệm, giữa cái ăn và cái ở. Có thể thấy, tục ngữ đã đúc kết kinh nghiệm dạy con rất chính xác, trở thành phương châm dạy dỗ, được truyền từ đời nọ sang đời kia. Chẳn hạn như câu tục ngữ: Dạy con như vần cơm chín. Mọi người đều biết, khi vần nồi cơm, phần nào của nồi gần với lửa thì phần đó cơm sẽ chín trước. Và để cơm chín hết cả nồi, người nấu cơm phải liên tục xoay các phần còn lại của nồi cơm vào phía bếp cho cơm chín toàn bộ. Tuy nhiên, thời gian để một phần nồi cơm tiếp xúc với lửa trong bếp không quá lâu, nếu không cơm sẽ cháy và nồi sẽ đen và không ăn được. Đối ứng sang việc dạy con, tác giả dân gian truyền lại việc dạy con cần phải từ từ, dần dần và phải có sự kết hợp nhu - cương hài hòa. Mọi mặt phát triển của con đều phải được uốn nắn dần dần, sai đâu sửa đó, không quá ép cũng không quá nới lỏng. Có như vậy, việc dạy dỗ con cái mới có hiệu quả. Đó có lẽ cũng là cách ứng xử đúng đắn nhất của những ông bố bà mẹ thông minh.

Thương con để dạ có lẽ mới là điều tốt nhất dành cho con của các bậc cha mẹ. Bên cạnh những ông bố bà mẹ thấu tình đạt lý thì cũng có nhiều ông bố bà mẹ thương con quá hóa thành mù quáng, thậm chí bất chấp đúng sai cứ chằm chặp bênh con mình. Bởi vậy, tục ngữ cũng đúc kết lại những trường hợp như thế: Bênh con lon xon mắng người. Tục ngữ cũng đúc kết rằng: Thương con thì thương bằng roi, thương con đói thì thương bằng cơm, điều đó có nghĩa: cha mẹ chiều con thì chỉ chiều ăn chiều uống mà không chiều theo những thói hư tật xấu của con. Vì vậy, bênh con lon xon mắng người là hành động hấp tấp,vội vàng và tắc trách của cha mẹ trong cách ứng xử với chính con của mình trước tình huống nhạy cảm cụ thể không có tác dụng răn dạy con mà dung túng cho con ngày càng hư hơn.

- Bên cạnh những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm sống, truyền tải những chân lý về giáo dục đạo đức, về cách hành xử tốt đẹp giữa người với người mà cha mẹ thể hiện trong cách ứng xử với con cái, chúng ta còn thấy có những câu tục ngữ phản ánh những mặt trái của việc ứng xử giữa cha mẹ và con ruột của mình. Hoặc đó là cách giáo dục có tác dụng ngược, phản giáo dục, khiến cho con em của họ trở thành những công dân có nhân cách không tốt.

Trước hết, đó là những hình ảnh xấu xí trong cách ăn ở của bố mẹ đối với con cái: Con ăn một, mẹ ăn hai; Bố ăn con nhịn. Người Việt Nam có câu: Miếng ăn là miếng nhục, bởi nhiều người vì ăn rồi mà há miệng mắc quai, phải nói phải làm những điều mà mình không muốn. Vì vậy người dân Việt không quá coi trọng miếng ăn. Nhưng trong các câu tục ngữ này, chúng ta thấy, bố mẹ ăn tranh hết phần của con. Đâu đó hình ảnh nhịn miệng cho con ăn hoàn toàn không xuất hiện trong hoàn cảnh này. Thói tham lam chết vì miếng ăn cũng là một hình ảnh không đẹp của các bậc cha mẹ hiện ra trong mắt con cái được tục ngữ Việt phản ánh rất rõ nét. Câu tục ngữ: Mẹ chẳng nhường hàng con lại phản ánh thói xấu kèn cựa trong làm ăn buôn bán của người mẹ với chính người con của mình. Theo lẽ thường, người mẹ phải là người luôn bao bọc, che chở, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con mình, thậm chí hy sinh cả quyền lợi của cá nhân mình cho con. Đằng này, mẹ lại tranh chấp cả với con. Thực tế trong xã hội Việt Nam xưa và nay, hiện tượng này không phải là hiếm. Tục ngữ chỉ việc trung thực ghi lại những hiện tượng không đẹp đó trong cuộc sống hàng ngày giữa những người máu mủ với nhau mà thôi.

Bên cạnh đó, tục ngữ cũng ghi lại cách sống không mẫu mực của cha mẹ, không làm gương cho con noi theo: Nhà gần chợ để nợ cho con; Hay đi chợ để nợ cho con. Người đời thường thấy, con cái kế nghiệp của cha mẹ là đất đai, tài sản hay những gì có giá trị. Nhưng ở trong những trường hợp được tục ngữ ghi lại này, cái mà con cái bị kế thừa, phải gánh vác đó là những món nợ của người sinh ra họ. Ngần ấy hình ảnh chỉ tập trung vào một thói xấu của cha mẹ đó là năng đi chợ và chăm ăn quà. Có thể thấy, bố mẹ không hề gương mẫu, vô trách nhiệm, không làm gương cho con cái noi theo, thật đáng buồn với hiện tượng nhà dột từ nóc dột xuống.

Nhân cách của con cái được hình thành chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Tuy nhiên, có những gia đình bố mẹ lại làm những điều bất chính, mờ ám. Tục ngữ cũng phản ánh cách dạy dỗ hướng cho con vào những việc làm không lương thiện, không chân chính của bậc làm cha làm mẹ khiến cho con cái của mình cũng học và làm theo những việc bất chính đó. Cụ thể: Cha đào ngạch, con xách nồi; Cha cầm khoán, con bẻ măng. Hình ảnh xuất hiện trong hai câu tục ngữ này là hai thế hệ đạo tặc được truyền nối tiếp nhau. Sự phối hợp dường như rất nhịp nhàng, ăn khớp. Cách sống và lối dạy dỗ của bậc làm cha làm mẹ như vậy khiến cho đời con đời cháu mãi rơi vào vũng lầm than và có thể phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề trong tương lai không xa.

- Sự phân biệt đối xử trong gia đình:

Trong gia đình người Việt thời trước, thái độ và cách ứng xử của cha mẹ và con cái là không đồng đều. Trước hết, đó là hiện tượng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng này xuất hiện từ thời phong kiến ở xã hội Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Sự phân biệt này thể hiện rất rõ nét trong cuộc sống và được tục ngữ lưu giữ lại:

Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; Nữ nhi ngoại tộc; Sinh trai thì mừng, sinh gái mặt đâm sưng đâm giận; Trăm con gái không bằng lỗ đái con trai. Người Việt rất coi trọng truyền thống duy trì nòi giống, và thờ cúng tổ tiên. Truyền thống ấy được duy trì từ lâu đời và nó trở thành một nét đẹp văn hóa gắn bó với đời sống hàng ngày. Việc duy trì nói giống và công việc cúng tổ tiên do con trai đảm nhiệm. Chính vì vậy, việc sinh con trai để duy trì nòi giống dòng tộc và cúng ông bà ông vải là điều bắt buộc, kể cả trong xã hội ngày nay quan niệm này cũng vẫn tồn tại rất nặng nề ở một số địa phương của Việt Nam. Còn con gái, khi đi lấy chồng thì theo phận nhà chồng nên con gái không được coi trọng và gọi là ngoại tộc. Cho nên, người Việt quan niệm: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, tức là có một đứa con trai cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ người việt và tục ngữ người hán về văn hóa ứng xử trong gia đình (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)