Quan hệ ứng xử anh, chị, em ruột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ người việt và tục ngữ người hán về văn hóa ứng xử trong gia đình (Trang 83 - 94)

7. Bố cục luận văn

3.2.3. Quan hệ ứng xử anh, chị, em ruột

- Anh em gắn bó với nhau bởi tình ruột thịt:

Với mỗi con người, bố mẹ là người thân thiết nhất nhưng bên cạnh đó cũng có những người có mỗi quan hệ thân thiết không kém đó là anh chị em ruột. Tục ngữ của người Hán có khẳng định độ thân thiết của mối quan hệ này: 兄弟如手足, 妻子如衣服 (Huynh đệ như thủ túc, thê tử như y phục) có nghĩa: anh em như chân tay, vợ thì như áo quần; 古今一个里:兄妹手足情 (cổ kim nhất cá lý: Huynh muội thủ túc tình) có nghĩa: từ xưa đến nay chỉ có duy nhất một cái lý: tình cảm của anh trai và em gái như chân với tay. Chân và tay là hai bộ phận của cơ thể con người, không bao giờ tách rời nhau. Chân đau thì tay cũng cảm thấy đau bởi vì chân tay liền thân. Câu tục ngữ so sánh tình em gắn bó như chân với tay là hoàn toàn hợp lý bởi đó là tình ruột thịt gắn kết với nhau bởi chung một dòng máu, mang cùng một họ. Ở câu thứ nhất, người đọc còn thấy sự so sánh mối quan hệ anh em và vợ chồng. Người vợ được ví như quần áo trên người, nghĩa là cởi bỏ bất cứ lúc nào cũng được. Cách so sánh như vậy có vẻ như hạ thấp mối quan hệ vợ chồng - người cùng chung chăn gối, nhưng cách so sánh ấy lại đẩy giá trị sự gắn bó ruột thịt của tình anh em lên đến mức cao tuyệt đỉnh. Sự gắn bó của tình anh em dường như đã được mặc định từ ngàn đời nay.

- Sức mạnh của tình ruột thịt tạo nên sự hài hòa trong gia đình:

Chính tình cảm anh em ruột thịt là cơ sở tạo nên sự kính trọng của em đối với anh, khẳng định vị thế rõ ràng trong gia đình. Tục ngữ viết: 长兄为父, 长女为 母 (Trưởng huynh vi phụ, trưởng nữ vi mẫu) có nghĩa: anh trai trưởng làm cha, chị gái trưởng làm mẹ; 长兄为父, 长嫂为娘 (Trưởng huynh vi phụ, trưởng tẩu vi nương) có nghĩa: anh trai trưởng làm cha, chị dâu trưởng làm mẹ. Có nhiều gia đình cha mẹ mất sớm, anh trai cả, chị gái cả, chị dâu cả là những người thay cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ các em. Anh em như chân tay, sự yêu thương anh chị em như yêu thương chính bản thân mình đã khiến cho tình ruột thịt càng thêm bền chặt: 打死不 离亲兄弟 (Đả tử bất ly thân huynh đệ) có nghĩa: đánh chết cũng không dứt được

tình anh em. Sự gắn bó chặt chẽ ấy là điều cốt lõi tạo nên hòa khí trong gia đình: 兄 弟和, 顺气 (Huynh đệ hòa, thuận khí) có nghĩa: anh em hòa hợp, mọi việc đều thuận lợi. Hòa khí trong gia đình chính là nền tảng tạo nên sự phát triển bứt phá về mọi mặt của một gia đình. Anh em hòa thuận có thể giúp nhau thực hiện nhiều việc phi thường: 兄弟协力山成玉 (Huynh đệ hiệp lực sơn thành ngọc) có nghĩa: anh em phối hợp cùng nhau biến núi thành ngọc. Trong tục ngữ của người Hán, chúng tôi khảo sát chỉ thấy có duy nhất một câu nói về sự bất hòa giữa anh em trong gia đình: 兄弟阋墙,外御其侮 (Huynh đệ huých tường, ngoại ngự kỳ vũ) có nghĩa: anh em bất hòa, người ngoài khinh nhờn. Có thể thấy rằng, các tác giả sưu tầm có lẽ đã chưa tổng hợp đầy đủ nhất những câu tục ngữ nói về sự bất hòa anh em trong gia đình. Tuy nhiên, những gì mà các tác giả sưu tầm được có giá trị phản ánh chân thực về tình anh em trong gia đình người Hán ở Trung Quốc.

3.2.4. Các quan hệ họ hàng gia tộc khác

3.2.4.1. Ứng xử của cháu với cậu

Ai cũng biết, cậu là em của mẹ vì thế mối quan hệ của mẹ và cậu là tình ruột thịt. Vì thế, với người Hán, người cậu không khác gì người mẹ của các cháu. Câu nói: 见舅如见娘 (Kiến cữu như kiến nương) có nghĩa: thấy cậu như thấy mẹ; 至亲 莫如郎舅 (Chí thân mạc như lang cữu) có nghĩa: nói đến thân thiết không gì bằng cậu cháu, là những câu cửa miệng thường thấy trong sinh hoạt thường ngày của người Hán xưa và nay. Tục ngữ có nhiều câu khẳng định giá trị mối quan hệ giữa người cháu và cậu cũng như vị thế của người cậu đối với người cháu: 舅甥如父母 (Cữu sanh như phụ mẫu) có nghĩa: cậu như bố mẹ; 天上雷公, 地上舅公 ( Thiên thương lôi công, địa thượng cữu công) có nghĩa: Trên trời có thiên lôi, dưới đất có ông cậu. Cả hai câu tục ngữ này đều nói đến sự thâm tình của tình cậu cháu. Câu đầu tiên, khẳng định vị trí của ông cậu sánh ngang với cha mẹ, tức là có quyền quyết định mọi việc của người cháu giống như cha mẹ của cháu mình. Tuy uy lực cực lớn thể hiện ở câu một nhưng phải đến câu thứ hai người đọc mới thấy rõ sức mạnh thật sự của ông cậu, sức mạnh ấy được so sánh với thiên lôi trên trời. Nếu trên trời, thiên

lôi có sức mạnh tiêu diệt tất cả mọi thành phần mắc tội của tam giới thì ở đây trên mặt đất ông cậu chắc chắc trở thành một thiên lôi đối với người cháu: quyền sinh quyền sát lấn át cả bầu trời gia đình.

Bên cạnh những câu tục ngữ nói trực tiếp về cách ứng xử thể hiện mối quan hệ cậu - cháu, tục ngữ Hán còn có những câu nói về mối quan hệ thân thiết giữa cháu và bên nhà ngoại: 娘舅亲, 骨肉亲, 打折骨头还连着筋 (Nương cữu thân, cốt nhục thân, đả đoạn cốt đầu liên khán cân) có nghĩa: tình thân giữa mẹ và cậu là tình ruột thịt, đánh gãy xương rồi vẫn còn dính liền gân; 爹娘亲, 娘舅亲, 打断骨头连 着筋 (Ta nương thân, nương cữu thân, đả đoạn cốt đầu liên khán cân) có nghĩa: tình thân của bố mẹ, tình thân của mẹ và cậu, đánh gãy xương rồi vẫn còn dính liền gân. Như vậy, tình vợ chồng được xếp ngang hàng với tình chị gái và em trai, điều đó có nghĩa vị trí của ông cậu giống như vị trí của bố mẹ trong lòng người cháu. Cả hai câu đều không trực tiếp nhắc đến người cháu nhưng qua những hình ảnh trong mối quan hệ đã gián tiếp khẳng định sự tồn tại của người cậu với tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với người cháu.

3.2.4.2. Ứng xử của ông bà với cháu

Ông bà và cháu là hai thế hệ có sự cách nhau rất lớn về tuổi tác. Cho nên, sự ứng xử trong mối quan hệ ông bà và cháu cũng có sự khác biệt với sự ứng xử trong các mối quan hệ khác, đó là: không có sự chi tiết hoặc sâu sắc hoặc rõ nét trong thể hiện tình cảm, thái độ, trạng thái qua hành động hoặc ngôn ngữ.

Với tâm lý ảnh hưởng của Nho giáo, ông bà luôn luôn yêu quý, chiều chuộng cháu đích tôn của mình và dành cho đích tôn những ưu ái đặc biệt mà không cháu nào có được, bởi vì cháu đích tôn là người kế thừa dòng họ, kế thừa hương hỏa của đại gia đình. Thậm chí, không ít những người ông người bà quá chiều cháu đích tôn biến cháu thành người không tốt. Tuy nhiên, với bố mẹ mà nói, con nào cũng là con, khi còn bé đều được cũng chiều, khi lớn lên thì những người con nào có hiếu, hiểu lễ nghĩa, biết yêu thương bố mẹ thì được bố mẹ yêu thương nhiều nhất. Những lẽ thường đó của đời sống cũng được tục ngữ ghi lại rất chi tiết: 公婆爱长孙, 爸妈疼 孝儿 (Công bà ái trưởng tôn, ba ma đông hiếu nhi) có nghĩa: ông bà yêu cháu đích

tôn, bố mẹ thương người con có hiếu.

Ông bà thương cháu đích tôn là như vậy nhưng không phải lúc nào, không phải mọi trường hợp cháu đích tôn đều yêu quý ông bà, nhất là ông bà lại là những người có việc làm không đúng đắn. Câu tục ngữ: 重孙有理告太公 (Trọng tôn hữu lý cáo thái công) có nghĩa: cháu đích tôn có lý lẽ, chứng cứ thì tố cáo ông, là một ví dụ có nội dung như vậy. Người đọc có thể nhận thấy trạng thái mà người ông trong câu tục ngữ này gặp phải cũng như thái độ của người cháu đối với người ông của mình. Qua đây, người đọc cũng thấy được sự rạn nứt trong mối quan hệ xã hội: không phải lúc nào bề trên cũng làm đúng mọi việc cũng như bề dưới đều làm sai mọi việc, hay người lớn bảo gì người dưới phải nghe theo. Người Hán có câu: 有权 是公, 无权是孙 (Hữu quyền thị công, vô quyền thị tôn) có nghĩa: có quyền là ông, không quyền là cháu nhưng đến thời hiện đại, câu nói này không phải lúc nào cũng đúng và cũng áp dụng được. Thời đại công bằng cho nên vị thế của mọi người trong gia đình xét ở một góc độ nhất định sẽ đảm bảo sự công bằng về vai trò, vị trí cũng như tiếng nói. Người Hán cũng còn có câu: 要有好祖宗, 然后有好孙子 (Yếu hữu hảo tổ tông, nhiên hậu hữu tôn tử) có nghĩa: cần phải có một tổ tông tốt, tự nhiên sau sẽ có cháu con tốt. Câu nói không chỉ nói đến khởi nguồn của một nòi giồng tốt về mặt sinh học, di truyền mà còn nhắn nhủ đến mọi người: muốn con cháu trở thành những người tốt, những người biết kính trọng tổ tiên thì trước hết tổ tiên phải gương mẫu, phải sống cho thật tốt, đối xử tốt với mọi người làm gương cho con cháu noi theo. Có như vậy, con cháu tự nhiên sẽ sống tốt theo gương của tổ tiên đời trước.

3.2.4.3. Ứng xử của anh rể với em dì

Với sự ảnh hưởng của Nho giáo, người phụ nữ trong xã hội trước của người Hán thường không tiếp xúc với nam giới bên ngoài. Vì thế, tục ngữ đã lưu lại cách ứng xử của anh rể với em gái của vợ: 参儿不见辰儿, 姐夫不见小姨 (Sâm nhi bất kiến Thần nhi, tỷ phu bất kiến tiểu di) có nghĩa: sao Sâm không gặp sao Thần, anh rể không gặp em gái út của vợ. Anh rể thực tế đã là con cái trong nhà, cũng là người cũng một nhà với em gái của vợ. Nhưng nói về bản chất, anh rể cũng vẫn là nam

giới bên ngoài cho nên việc tiếp xúc với em gái của vợ nhiều nếu người ngoài nhìn thấy sẽ không tránh khỏi tai tiếng. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của anh rể và em dì mà còn ảnh hưởng đến việc lấy chồng cũng như hạnh phúc cả đời của em dì ở tương lai. Hình ảnh sao Sâm và sao Thần vĩnh viễn không bao giờ gặp được nhau là hình ảnh ẩn dụ cho mối quan hệ anh rể - em dì tuy có phần hơi thái quá. Nhưng trong xã hội xưa, thanh danh của con người là quan trọng, nhất là điều có ảnh hưởng đến tiết hạnh của người phụ nữ. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội đã làm quan niệm của Nho giáo cũng biến đổi theo. Cũng nói về mối quan hệ anh rể - em dì nhưng quan niệm ứng xử đã có một bước nhảy rõ rệt: 姐夫小姨, 九分九 厘 (Tỷ phu tiểu di, cửu phân cửu ly) có nghĩa: anh rể với dì út, chín phần chín thân thiết. Hình ảnh người anh rể với dì út trong câu tục ngữ này hiện ra trước mắt người đọc giống như cặp anh em ruột rà cùng huyết thống chứ không phải là người người bên ngoài với người trong nhà. Như vậy có thể thấy, theo thời gian, văn hóa ứng xử của người Hán cũng có sự thay đổi để phù hợp với sự rộng mở của xã hội. Một số những yếu tố trước đây là kiêng kỵ đã được gỡ bỏ, khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên thân thiết, gần gũi hơn và con người cũng dễ thở hơn khi không quá bị gò bó bởi những tục lệ cũ trói buộc.

Tiểu kết chương 3

Tục ngữ của người Hán về ứng xử trong gia đình cũng là một bản tổng kết những kết nghiệm về cách hành xử của các thành viên trong gia đình với nhau. Qua cách hành xử của họ, người đọc thấy được những nét văn hóa đặc trưng mang tính cộng đồng của người Hán, đồng thời cũng nhận ra được ưu nhược điểm trong tùng cách hành xử giữa người với người. Cách ứng xử giữa các thành viên cũng cho thấy nét đẹp của văn hóa truyền thống người Hán được ghi lại và phản ánh vào trong tục ngữ.

Tục ngữ của người Hán đã phản ánh rất chân thực cuộc sống thường ngày của người dân có vui có buồn, có tình cảm yêu thương, cũng có những đắng cay ganh ghét. Trong các mối quan hệ ứng xử trong gia đình, mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái thể hiện độ bao quát rộng rãi cũng như sự phức tạp trong cách hành xử của cha mẹ đối với những đối tượng con cụ thể. Cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng hiện lên đẹp đẽ với những sắc màu của tình yêu thương, sự chia sẻ, lòng đồng cam cộng khổ cũng như sự gắn bó vững bền với ước mơ duy trì mối lương duyên liên kiếp vợ chồng.

Đối với cách ứng xử của các mối quan hệ còn lại, người đọc đều nhận thấy sự xuất hiện của hai mặt tốt - xấu. Tuy nhiên, nổi bật lên trên hết là những điều tốt đẹp, căn nguyên cơ bản của các mối quan hệ đó chính là tình người. Điều này được đặt lên trên hết và nó cũng là sợi chỉ đỏ duy nhất xuyên suốt các mối quan hệ quyết định cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

KẾT LUẬN

Ứng xử trong gia đình Việt tập trung vào ba mối quan hệ lớn đó là: mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ - con cái, mối quan hệ ứng xử vợ - chồng và mối quan hệ anh chị em. Đối với mỗi một mối quan hệ, thông qua cách ứng xử, người đọc có thể nhận được nhiều thông tin quý giá về tình người cũng như những nét văn hóa mang đậm chất truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến nay, đồng thời cũng thấy được sự vận động phát triển của lịch sử, xã hội qua những câu tục ngữ.

Cách ứng xử của mối quan hệ cha mẹ đối với con cái cho người đọc thấy sự đa dạng của cách thức ứng xử cũng như sự phức tạp trong sự tương tác đa chiều giữa cha mẹ - con cái. Tìm hiểu tục ngữ, người đọc không chỉ thấy được nét đẹp của tình ruột thịt, máu mủ, thân liền thân mà còn thấy được truyền thống giáo dục của Việt Nam có từ lâu đời mà gia đình là một trong những nền tảng quan trọng tạo nên học vấn của những người con. Cũng ở mối quan hệ này, hàng loạt những nét đẹp, cái xấu trong cách hành xử giữa bố mẹ với con dâu, con rể hay mẹ kế với con chồng cũng được bộc lộ rõ nét. Cách ứng xử của mối quan hệ này còn cho thấy mặt hạn chế của những ông bố bà mẹ không mẫu mực kéo theo con cũng hư thân giống họ, hay bố mẹ cũng chính là những người tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các con ruột của mình trong gia đình. Đồng thời, thông qua cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái, người đọc cũng nhận thấy được sự phát triển của lịch sử. Đó là một xã hội trọng nam khinh nữ, nam tôn nữ ti... khi nước ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo.

Mối quan hệ vợ chồng nổi bật với cách ứng xử đẹp đẽ. Xuất phát từ duyên, vợ chồng đứng trên nền đó để phát triển mối quan hệ của mình ngày càng viên mãn. Trước hết, hình ảnh người vợ đối với người chồng cũng như người chồng đối với người vợ hết sức nâng niu trân trọng, nguyên cùng nhau gắn bó, đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn cùng nhau để cùng nhau vun đắp tình yêu chân thành, bình dị, đồng thời cũng cùng nhau trân trọng những gì mà họ đã tạo dựng được, những gì mà họ đang có. Hơn thế nữa, bằng sự bền chặt của tình yêu, hình ảnh người vợ người chồng trong tục ngữ còn nguyện gắn kết chung lòng đồng tâm đến những kiếp sau. Đó là ước vọng những cũng là sức mạnh về một tình yêu hiện thực bền

chặt, đẹp đẽ, thanh cao. Song, cũng đang buồn thay, trong cách ứng xử vợ chồng cũng xuất hiện những hình ảnh xấu xí. Thói xấu của vợ, của chồng được phơi bày: trai gái, cờ bạc...

Cách ứng xử trong mối quan hệ giữa các anh chị em cũng cho thấy sự danh giá của tình ruột thịt. Đó là sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng có những va chạm, những xích mích giữa anh em ruột với nhau. Đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tục ngữ người việt và tục ngữ người hán về văn hóa ứng xử trong gia đình (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)