Khảo sát thực trạng việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 THPT trong học tập đạo hàm, nguyên hàm và tích phân (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.7. Khảo sát thực trạng việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong

trong dạy học Toán ở trường phổ thông

1.7.1. Mục đích khảo sát

- Thăm dò nhận thức của giáo viên và học sinh về tư duy phản biện trong dạy học toán.

- Tìm hiểu nguyện vọng của học sinh khi học chủ đề Đạo hàm, nguyên hàm, tích phân.

- Mức độ đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển TDPB cho học sinh như thế nào cũng như những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy và học chủ đề đạo hàm, nguyên hàm và tích phân.

1.7.2. Đối tượng khảo sát

Tiến hành khảo sát 15 GV dạy Toán của tổ Toán – Tin và 148 HS của 3 lớp 12A6, 12A13, 12A14 trường THPT Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

1.7.3. Nội dung khảo sát

Tìm hiểu mức độ hiểu TDPB của GV Toán ở trường THPT, thực trạng việc phát triển TDPB của HS qua dạy học môn Toán và việc cần thiết phải rèn luyện TDPB cho HS THPT.

1.7.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu hỏi cho HS (phụ lục 1) và GV (phụ lục 2) tại trường THPT Lương Ngọc Quyến.

- Sử dụng phương pháp phân tích số liệu và tổng kết kinh nghiệm liên quan đến dạy và học toán ở trường THPT.

1.7.5. Kết quả khảo sát

Phần 1: Về thông tin cá nhân

Học sinh và giáo viên ghi đầy đủ thông tin cá nhân.

Phần 2: Về tư duy phản biện

Với học sinh: Đánh giá nhận thức của HS về “TDPB”.

Kết quả cho thấy 80% HS có biết chút ít về “phê phán”, nhưng rất ít HS biết về “TDPB”, 40% HS cho rằng cách nghĩ có tính “phê phán” là có hàm ý không tốt.

Với giáo viên: Câu 1 có 16% số GV hoàn toàn đồng ý và 21% số GV

đồng ý với quan niệm này. Như thế, có một số lượng GV chưa có cách nhìn nhận tích cực về TDPB. Điều đó chứng tỏ hơn 1/3 GV còn chưa hiểu về TDPB.

Câu 2 có 24% số GV hoàn toàn đồng ý và 64% số GV đồng ý với quan niệm này. Nghĩa là, phần đông GV vẫn chưa hiểu chính xác về tư duy phản biện.

Câu 3 có 48% số GV hoàn toàn đồng ý và 50% số GV đồng ý với quan niệm này. Như vậy quan niệm mà chúng tôi đưa ra được sự đồng tình của hầu hết GV được hỏi.

Câu 4 không có thầy cô nào đưa thêm ý kiến khác trong phần này.

Phần 3

Với học sinh: Về hoạt động “tranh luận”, “phê phán”.

Có trên một nửa số HS (60%) có thái độ tốt đối với hoạt động “phê phán”, một số HS (5%) không bao giờ tham gia vào các cuộc tranh luận. Những HS trung bình và yếu (30%) không thích tranh luận vì các em này không có khả năng tranh luận.

Với giáo viên: Tìm hiểu thái độ của GV đối với việc phát triển TDPB cho

học sinh. Đa số GV đồng ý với quan niệm thứ 3; tức là GV đã thấy rõ những mặt tích cực của TDPB. Do đó, việc rèn luyện TDPB cho HS phổ thông là vấn đề cần

phải được quan tâm nhiều. Qua khảo sát có 52% GV bày tỏ quan điểm là rất cần thiết; có 43% GV bày tỏ quan điểm là cần thiết rèn luyện TDPB cho HS.

Phần 4

Với học sinh: Về cách dạy trên lớp của các Thầy/Cô.

Câu 1 và câu 2 có số ý kiến tương đồng khoảng 50%. Câu 3 và câu 4 (60%) có quan tâm hướng dẫn học sinh phân tích đề bài. Câu 5 hơn 80% giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài. Câu 6 đến câu 10 nhằm đánh giá mức độ quan tâm của GV (50%) đối với một số biểu hiện của TDPB: đánh giá ý kiến, phát hiện sai lầm, tranh luận với bạn, với thầy/ cô....

Với giáo viên: Về vấn đề có cần thiết kích thích HS tranh luận hay

không trong quá trình dạy học chủ đề Tích phân.

Đa số GV cho rằng rất cần thiết (và cần thiết) chiếm 95%. Việc HS tranh luận với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích, học sinh sẽ thể hiện được quan điểm của mình, biết nhận xét đúng - sai, nên - không nên từ đó kích thích tư duy sáng tạo của học sinh ngày càng cao. Về tranh luận giữa HS và GV có 90% GV đồng ý với quan điểm nên kích thích HS tranh luận với GV. Tuy nhiên, cũng có 9,5% ý kiến cho là không cần thiết vì giáo viên cho rằng nếu khuyến khích tranh luận sẽ có những HS “cố chấp” tranh cãi làm mất nhiều thời gian của tiết học. Qua kết quả trên, chúng tôi cho rằng việc tranh luận giữa HS với GV là cần thiết điều đó kích thích óc sáng tạo của học sinh, tuy là còn một số rào cản, nhưng chúng ta cũng nhận thấy được sự cần thiết phải làm rõ những ưu điểm của hình thức này, làm cho GV thấy rõ ý nghĩa tích cực của nó để phát huy.

Phần 5

Với học sinh: Câu 1 nhằm đánh giá quan niệm của HS về cách dạy, cách

học, ý a) và ý c) có kết quả tương đồng, mức b) và d) cũng vậy. Câu 2 kết quả cho thấy ý c), d) được chọn nhiều nhất, có mức tương đồng, điều này cũng cho thấy giáo viên có sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng thực hành cho HS, xem khả

năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS như thế nào thông qua việc HS vận dụng kiến thức để giải bài tập; ý a) cũng được chọn gần 15%, ý b) chiếm số ít chỉ một vài phiếu được chọn khoảng 5%.

Với giáo viên: Đối với hoạt động nhóm tại lớp có 93% ý kiến cho là rất

cần thiết và cần thiết. Đối với hoạt động nhóm thông qua bài tập về nhà có 86% ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết.

Phần 6

Với học sinh: Hầu hết số HS (90%) đều nhận ra lời giải 2 là đúng (do HS

kiểm tra kết quả bằng máy tính) một số ít chọn sai do không quan tâm đến câu trả lời. Đa số đều nhận định lời giải 1, 3, 4 sai. Tuy nhiên việc giải thích vì sao sai thì đa số học sinh đều không giải thích rõ ràng. Chỉ có khoảng 10% học sinh quan tâm giải thích cả ba lời giải sai, còn lại khoảng 20% giải thích được một hoặc hai lời giải sai. Điều này chứng tỏ một số HS do không quan tâm đến câu trả lời, một số do khả năng phân tích, phản biện chưa tốt.

1.7.6. Nhận xét và đánh giá

Chúng tôi nhận thấy, GV đều có sự nhận biết về TDPB và và ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển TDPB cho HS, thế nhưng trong quá trình dạy học Toán lại không chú trọng đến việc phát triển TDPB.

Theo chúng tôi các hạn chế có thể do những nguyên nhân sau:

- GV quen với cách dạy học truyền thống, HS tiếp nhận kiến thức dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của GV nên không có thái độ phản biện. GV chưa dành thời gian đủ cho HS thực hiện các hoạt động học tập như: trình bày ý kiến, quan điểm của mình vì sợ trễ giờ, dạy không kịp bài theo phân phối chương trình.

-GV chưa hiểu TDPB rõ ràng, chính xác nên không biết cách khai thác nội dung dạy học như thế nào để rèn luyện TDPB cho HS.

-GV chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện TDPB cho HS.

Việc rèn luyện TDPB cho HS là thật sự cần thiết. GV cần nhận thức rõ về TDPB để ngay trong từng nội dung, từng tiết học GV luôn tạo điều kiện để HS phát huy hết năng lực tư duy trong đó có TDPB.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, chúng tôi đã trình bày các quan niệm về TDPB, một số biểu hiện đặc trưng của TDPB cũng như một số kĩ năng TDPB có thể phát triển trong dạy học toán. TDPB là cách suy nghĩ có chủ định xây dựng và hoàn thiện với thái độ hoài nghi tích cực trong việc phân tích và đánh giá một thông tin, đi đến một phán đoán hay kết luận vấn đề bằng những lập luận có căn cứ.

Trong chương này, chúng tôi cũng nêu được tiềm năng của chủ đề Đạo hàm, Nguyên hàm và tích phân ở chương trình toán 12 trong việc phát triển TDPB cho HS. Ngoài ra cũng đã làm rõ được vai trò quan trọng của việc rèn luyện TDPB vào việc góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học môn Toán nói riêng: đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác, tính sáng tạo, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống của người học.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra thực trạng về việc phát triển TDPB trong dạy học Toán ở trường THPT Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên. Dựa vào những gì đã phân tích, có thể thấy rằng việc rèn luyện và phát triển TDPB trong dạy học môn Toán là việc làm thật sự cần thiết và là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Toán cho HS.

Dựa trên các cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn, chúng tôi sẽ đề xuất một số biện pháp để chú trọng việc phát triển TDPB trong dạy học toán ở trường THPT thông qua dạy học Đạo hàm, nguyên hàm và tích phân lớp 12. Nội dung các biện pháp này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương sau.

Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT TRONG HỌC TẬP ĐẠO HÀM,

NGUYÊN HÀM VÀ TÍCH PHÂN

Việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng tư duy phản biện thông qua việc dạy học chủ đề đạo hàm, nguyên hàm và tích phân dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tư duy phê phán của học sinh THPT trong học tập môn Toán và những đặc thù của chủ đề đạo hàm, nguyên hàm và tích phân. Các biện pháp phải góp phần hình thành nhân cách của con người trong thời đại mới và có thể thực hiện được ở trường THPT. Vì vậy, các biện pháp rèn luyện tư duy phản biện cần thực hiện theo các định hướng.

2.1. Định hướng xây dựng và thực hiện biện pháp

Dạy học theo định hướng phát triển TDPB cho HS trước hết phải đáp ứng được mục đích của dạy học môn Toán, cụ thể là:

- Hình thành, củng cố kiến thức, kĩ năng cho HS ở những giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, kể cả những kĩ năng ứng dụng toán học vào thực tế.

- Phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện cho HS các thao tác tư duy, trong đó có TDPB.

Thứ hai, nội dung đạo hàm, nguyên hàm và tích phân trong chương trình lớp 12 hiện nay khá ngắn gọn, chủ yếu trình bày những khái niệm, định lý, công thức, phương pháp cơ bản để tìm đạo hàm, nguyên hàm, tích phân và những ứng dụng của nó trong đời sống. Phần bài tập với số lượng vừa phải và không mang tính chất đánh đố HS. Tuy nhiên, có rất nhiều bài tập về đạo hàm, nguyên hàm, tích phân có nhiều yếu tố có thể khai thác để phát triển TDPB cho HS. Do đó, trong quá trình giảng dạy, ngoài việc khai thác triệt để các nội dung có sẵn trong SGK, GV cần chú trọng tham khảo thêm các tài l iệu chuyên môn khác, đào sâu kiến thức để bồi dưỡng và phát triển TDPB cho HS.

Thứ ba, để phát triển TDPB cho HS, các biện pháp phải góp phần xây dựng TDPB của HS, phải quan tâm đến việc tăng cường hoạt động cho người học, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo. Các biện pháp khai thác những sai lầm phổ biến của học sinh khi giải toán về phương trình, giúp HS khắc phục dần những khó khăn trong học môn Toán.

2.2. Một số biện pháp sư phạm phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT qua học tập Đạo hàm, Nguyên hàm và tích phân THPT qua học tập Đạo hàm, Nguyên hàm và tích phân

2.2.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích và tổng hợp đề bài từ đó tìm cách giải quyết bài toán nhằm phát triển TDPB cho HS từ đó tìm cách giải quyết bài toán nhằm phát triển TDPB cho HS

2.2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Biện pháp này nhằm rèn luyện các kĩ năng xem xét, phân tích và tổng hợp (là các kĩ năng thể hiện TDPB) để từ đó tìm ra cách giải của bài toán, góp phần phát triển TDPB cho HS. Bởi vì, khi giải toán ta cần phân tích đề bài, khai thác triệt để các giả thiết và yêu cầu của bài toán, phân tích giả thiết bài toán một cách hợp lý sẽ giúp ta định hướng đúng đắn cho lời giải bài toán.

Dạng toán liên quan đến Đạo hàm, nguyên hàm và tích phân khá đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển TDPB cho HS. Việc nhận biết đúng dạng bài tập và giải được sẽ làm cho HS cảm thấy tự tin, kích thích sự linh hoạt của các em trong các tình huống khác nhau.

Khi giải bài toán, HS phải luyện tập việc: xem xét bài toán, tìm ra hướng giải, tìm những chứng cứ, từ đó rút ra phương pháp để giải. Đó chính là quá trình phát triển TDPB cho HS.

2.2.1.2. Cách thực hiện biện pháp

Phân tích tổng hợp là thao tác tư duy quan trọng, nó được hình thành trong hầu hết các quá trình tư duy. Do vậy trong quá trình dạy học, để rèn luyện và phát triển được kỹ năng phân tích, tổng hợp thì giáo viên cần:

Thường xuyên tập luyện cho HS phân tích để hiểu đề bài, nhận dạng bài toán: Với đặc trưng là phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các

thành phần sau đó hợp nhất các thành phần đã tách rời nhờ sự phân tích để thành một chỉnh thể, do đó việc phân tích – tổng hợp thường được dùng để tìm hiểu đề bài, nhận diện dạng bài, phân tích các mối liên hệ giữa các đối tượng, tổng hợp các yếu tố, điều kiện vừa phân tích của đối tượng để đưa ra điều kiện mới, tổng hợp các bước giải bộ phận để liên kết tạo thành bài giải, tổng hợp các cách giải, cách làm tạo phương pháp chung.

Khi giải toán, học sinh cần phải đọc kĩ đề bài, phân tích đề bài, phân tích các dữ kiện đã cho, dữ kiện cần tìm, các yếu tố đó có mối quan hệ gì với nhau (quan hệ thuộc). Chẳng hạn: Khi gặp bài toán viết phương trình tiếp tuyến với đường cong yf x( ), ta cần đặt ra các câu hỏi: bài toán trên thuộc dạng nào? Phân biệt dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm? Với giả thuyết cho như thế có bao nhiêu khả năng xảy ra? Tìm mối liên hệ giữa bài toán đó với những bài toán đã biết cách giải, liên hệ giữa giả thiết với các kiến thức liên quan để tìm cách phân loại bài toán, nhận xét để sắp xếp thành các dạng toán, từ đó đưa ra cách giải phù hợp.

Với mỗi bài toán, cần tạo cho HS thói quen: từ các dữ kiện của bài toán đã cho, tìm cách trả lời các câu hỏi: bài toán này thuộc dạng nào? Phương hướng giải bài toán như thế nào? Phương pháp nào thích hợp để giải?

Việc nhận dạng và giải được các dạng toán cơ bản làm cho HS tự tin khi giải toán, từ đó có thể ứng dụng linh hoạt vào các dạng bài khi gặp chúng ở dưới dạng khác nhau, mặt khác điều đó cũng sẽ giúp cho HS có thể có những đánh giá, nhận xét chính xác về lời giải của người khác.

Trong khi giải bài toán các em cần tuân thủ các bước: Bước 1: Xem xét và phân tích bài toán.

Bước 2: Tìm ra cách thức giải của bài toán.

Bước 3: Tìm ra cơ sở cho các lập luận và đánh giá các cách giải quyết khác nhau.

Ngoài các bài toán và dạng cơ bản được học trong chương trình, nhiều khi HS phải biết vận dụng tổng hợp các kiến thức, tìm tòi, biến đổi…để đưa về bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 THPT trong học tập đạo hàm, nguyên hàm và tích phân (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)