Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự tăng trưởng hoạt động phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 57)

Kết quả hồi quy cho thấy, với dữ liệu thu thập được trong phạm vi nghiên cứu, chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt dộng của ngân hàng là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho ra kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Theo đó:

 Tốc độ tăng trưởng phi tín dụng (TTPTD) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

 Quy mô ngân hàng (TA) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

 Tỉ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và Tỉ lệ lạm phát (INF) không có ý ngh a thống kê trong mối quan hệ tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Trên cơ sở đó, kết quả hồi quy được giải thích như sau:

 Tốc độ tăng trưởng phi tín dụng (TTPTD)

Liên quan đến giả thuyết H1, tác động của tốc độ tăng trưởng hoạt động phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động của NHTM, kết quả hồi quy cho thấy TTPTD tác động cùng chiều với ROA của ngân hàng và có ngh a thống kê ở mức 5%. Điều này có ngh a rằng khi ngân hàng tập trung phát triển hoạt động phi tín dụng thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng an đầu của tác giả và có cùng kết quả nghiên cứu với Céline Meslier-Crouzille, Ruth Tacneng, Amine Tarazi (2014) và Robert DeYoung,Tara Rice (2003).

 Quy mô ngân hàng (TA)

Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với ROA của ngân hàng với mức ngh a 1%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H2 của tác giả và cùng kết quả với các nghiên cứu của Asli Demirguc-Kunt, Laeven và Levine (2004), Fungacova và Pghosyan (2011) và Almajali và cộng sự của ông (2012) khi t m ra tác động ngược chiều của quy mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Việc mở rộng quy mô sẽ làm chi phí tăng cao, sự phát triển về tr nh độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô dẫn đến rủi ro ngân hàng tăng cao, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

 Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR)

Kết quả nghiên cứu cho thấy LDR có tác động ngược chiều với ROA với mức ngh a thống kê ở mức 5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Phương Chi (2013) cũng như kỳ vọng của tác giả trong giả thuyết H3. Tại Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, trong giai đoạn khủng hoảng, lạm phát tăng cao, chính sách th t chặt tiền tệ của NHNN khiến hoạt động cho vay của các ngân hàng gặp khó khăn đáng kể. Nguồn vốn huy động gia tăng trong khi không đảm bảo được đầu ra dẫn đến tình trạng dư thừa thanh khoản, tăng chi phí cơ hội của ngân hàng; đồng thời những khó khăn trong hoạt động cho vay cũng đã làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động này, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi các chính sách tiền tệ được nới lỏng, đi k m kích cầu của Chính phủ đã gi p nguồn vốn trong kinh tế được lưu thông dễ dàng hơn, chính sách hỗ trợ lãi suất cũng gi p các tổ chức, cá nhân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, hoạt động cho vay của ngân hàng được đẩy mạnh, giải phóng được nguồn dư thừa, góp phần tăng doanh thu, cải thiện được lợi nhuận của ngân hàng.

 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity)

Kết quả ước lượng cho thấy có tác động cùng chiều giữa Equity và ROA của ngân hàng với mức ngh a 5%, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của biến này đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không lớn. Ảnh hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng là nhỏ vì vốn tự có của các NHTM được xem xét trong thời kỳ nghiên cứu còn nhỏ so với quy mô tài sản. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H4 của tác giả và các nghiên cứu của Bourke (1989) và Onounga (2014).

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Kết quả hồi quy cho thấy biến tốc độ tăng trưởng GDP không có tác động đến ROA. Điều này có kết quả khác với giả thuyết H5 an đầu của tác giả rằng GDP sẽ tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu trước đây của Naser và cộng sự (2013) và Neely, Wheelock (1997), Gul và ctg (2011). Nhưng kết quả này tương đồng với nghiên cứu của San và Heng (2012), tăng trưởng GDP bằng ROA, ROE, và NIM đối với các ngân hàng thương mại tại Malaysia. San và Heng cho rằng các ngân hàng hoạt động trong môi trường kinh tế v mô khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bằng các biến kinh tế v mô khác nhau. Trong bài nghiên cứu này, có thể giải thích là tốc độ tăng trưởng GDP thường có xu hướng giảm nhanh hơn và tăng chậm hơn so với lợi nhuận của ngân hàng, vì lý do tốc độ tăng trưởng GDP thường dựa vào tình hình kinh tế cả năm, trong khi lợi nhuận ngân hàng có thể được phục hồi chỉ với sáu tháng cuối năm.

 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát không có ngh a thống kê trong mô hình, tức ngh a INF không tác động đến ROA của ngân hàng. Sufina và Ha i ullah (2012) đã sử dụng biến đại diện tỷ lệ lạm phát làm chỉ số đo lường cho nhân tố tăng trưởng kinh tế trong công trình nghiên cứu và cũng cho kết quả không có tác động của tăng trưởng kinh tế đến lợi nhuận của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chương 4 tr nh ày thực trạng tăng trưởng hoạt động phi tín dụng và hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA trong giai đoạn 2006 – 2017. Ngoài ra , chương 4 cũng tr nh ày kết quả thống kê mô tả của các biến và ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu và kết quả của mô h nh ước lượng theo phương pháp GMM.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị và nêu lên những mặt còn hạn chế của nghiên cứu cũng như gợi hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4, trong chương 5, tóm lược lại những vấn đề cơ bản đồng thời đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thông qua tác động của tăng trưởng phi tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự tăng trưởng hoạt động phi tín dụng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 57)