BẢN ĐỒ NHÓM CHIẾN LƯỢC CỦA NGHÀNH DƯỢC PHẨM MỸ

Một phần của tài liệu phân tích quản trị chiến lược công ty dược phẩm amgen (Trang 29 - 36)

Cao

GIÁ

Thấp

Thấp CHI PHÍ R&D Cao Nhóm 1: Pfizer, Eli Lilly, Bayer, Amgen, Genzyme Nhóm 2: Mylan, Teva, Hospira, Watson.

Đa Khoa Độ Rộng Phổ Sản Phẩm Chuyên khoa

Thấp Chi phí R&D Cao

Bản đồ 2:

Hai biến số được sử dụng ở đây đó là Độ rộng phổ sản phẩm và Chi phí R&D: - Độ rộng phổ sản phẩm ở đây bao hàm sản phẩm đa khoa hay chuyên khoa. Chuyên khoa có nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một hoặc một vài khoa, một vài loại bệnh nhất định, chẳng hạn như Amgen chỉ tập trung điều trị các bệnh như thận, các bệnh về máu, xương khớp,…

- Chi phí R&D: Đối với các công ty dược phẩm, chi phí R&D là chi phí quan trọng. Những công ty dược phẩm có chi phí R&D cao nghĩa thường nắm bản quyền sản phẩm, thu được lợi nhuận cao. Các tập đoàn dược phẩm như Pfizer, Eli Lilly hay Amgen là những công ty có sự đầu tư lớn cho R&D. Bên cạnh đó còn có những công ty có chi phí R&D thấp, đa phần là những công ty Generic (công ty sản xuất sản phẩm thuốc chung). Bản quyền của dược phẩm thường chỉ được bảo hộ trong khoảng 17 năm, khi hết hạn, các công ty này sao chép công thức và tạo ra loại thuốc tương tự. Loại thuốc “ăn theo” đó có thể mang thương hiệu khác nhưng không có bản quyền, giá thấp bởi vì công

N h óm 3 : M yla n, T ev a, H os pir a, W ats on . N h óm 3 : M yla n, T ev a, H os pir a, W ats on . Nhóm 2: Amgen, Genetech ,Alcon. Nhóm 1: Pfizer, Eli Lilly,Abbott, Bristol Myers, Bayer. Nhóm 3: Mylan, Teva, Hospira, Watson.

ty không phải chịu tốn kém từ chi phí R&D, và vì vậy lợi nhuận họ thu được thương thấp. Nằm trong chi phí R&D thấp này có các công ty như: Mylan, Teva, Hospira,…

• Các nhóm chiến lược:

Nhóm 1: Những công ty trong nhóm này theo đuổi chiến lược tập trung vào chất lượng, thu lợi cao/rủi ro cao và phục vụ tốt thị trường. Họ đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng và đa khoa.

Nhóm 2: Những công ty này chủ yếu theo đuổi chiến lược dẫn đạo về chất lượng, sản phẩm chuyên khoa nhưng chất lượng để đạt được thu nhập cao/chấp nhận rủi ro cao.

Nhóm 3: Nhóm này gồm những công ty có chi phí R&D thấp, nhưng đa khoa. Chiến lược của là thu nhập thấp nhưng phục vụ được một lượng lớn thị trường. Họ đầu tư chủ yếu cho việc sản xuất sản phẩm đi sao chép để tạo ra một phổ sản phẩm lớn, chuyên khoa đáp ứng rộng rãi nhu cầu thị trường. Đa phần các công ty thuộc nhóm này là những công ty generic.

• Hàm ý của nhóm chiến lược:

- Các công ty trong cùng nhóm chiến lược là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Trong nhóm 1, Pfizer, Merck, Bristol Myers đều theo đuổi chiến lược tương tự. Họ cạnh tranh nhau về R&D và sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm bản quyền, đa dạng. Với nhóm 2, họ cũng chủ yếu cạnh tranh về R&D. Khác với nhóm 1 và 2, các công ty trong nhóm 3 lại cạnh tranh nhau ở sản xuất khả năng phân phối sản phẩm.

- Rào cản di động: là các nhân tố ngăn cản việc di chuyển của các công ty giữa các nhóm trong một ngành, nó bao gồm rào cản gia nhập nhóm và rào cản rời nhóm hiện tại. Ví dụ: công ty Mylan thuộc nhóm 3 muốn di chuyển lên nhóm 1 phải cần làm sao để giảm rào cản di động xuống. Rào cản này đến từ việc Mylan thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong việc tự nghiên cứu chế tạo dược phẩm của mình, và việc xây dựng nó không hề dễ và cực kỳ tốn kém (thuê chuyên gia nghiên cứu, xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm,thử nghiệm lâm sàng,…). Và vì vậy, có thể thấy rào cản di động khi chuyển từ nhóm 3 sang nhóm 1 là không hề thấp. Với các công ty muốn chuyển từ nhóm 2 sang nhóm 1 cũng vậy, họ cũng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi, và rào cản di động có thể

là nhu cầu về vốn để mở rộng nghiên cứu sang các loại bệnh khác, hoặc thời gian nghiên cứu, rút ngắn thời gian để có thể làm đa dạng sản phẩm của mình hơn.

3.1.3. Kỹ thuật phân tích chu kỳ ngành:

Trong 10 năm 2000-2009 thị trường dược phẩm thế giới tăng 2,25 lần với tỷ lệ tăng trưởng bình quân dưới mức 2 chữ số: 9,3%, mặc dù giữa thập kỷ tỷ lệ tăng trưởng có lúc đạt 2 chữ số: 16,4% (2003) và 12,5% (2004). Đây là mực tăng trưởng nổi trội so với mức tăng trường chung của kinh tế thế giới.

Bảng 1. Thị trường và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp dược phẩm thế giới thời kỳ 2000 – 2009 Năm Thị trường, tỷ US$ Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, % Năm Thị trường, tỷ US$ Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, % 2000 356 7,6 2005 602 7,7 2001 390 9,6 2006 643 6,8 2002 427 9,5 2007 712 10,7 2003 497 16,4 2008 750 5,3 2004 559 12,5 2009 800 6,6

Nguồn: IMS Health

Mỹ là một trong những thị trường của ngành dược phẩm lớn nhất trên thế giới với thị phần chiếm 44% theo thống kê vào tháng 9 năm 2007 của MedAd News. Đây cũng chính là nơi sản sinh ra các đại gia lớn trong ngành dược phẩm thế giới như Johnson and Johnson, Abbott, Pfizer,... Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng từ năm 2000- 2007 tại thị trường Mỹ bắt đầu chậm lại, nguyên nhân là do dân số tại Mỹ đang bắt đầu ổn định và do các loại thuốc quan trọng bắt đầu hết hạn quyền sáng chế.

Sự phát triển của các dịch bệnh trong những năm gần đây và những phát hiện về các bệnh mới đã làm cho chu kỳ ngành dược phẩm kéo dài hơn.

Bên cạnh đó, những năm gần đây khoa học sinh học phân tử càng ngày càng có khả năng xác định chính xác bệnh tật giúp cho công nghiệp dược sáng tạo nên các dược phẩm có khả năng điều trị tận gốc hơn là chữa trị các triệu chứng. Chính những điều này

đang tạo nền một luồng sóng trong ngành dược phẩm tại Mỹ, đòi hỏi các công ty hàng đầu phải ganh đua với nhau để tạo nên vị thế của mình bằng việc tập trung vào R&D – đây chính là yếu tố tạo nên thành công trong ngành.

Từ những phân tích trên, ta thấy ngành Dược tại Mỹ đang dần bước vào thời kỳ tái tổ chức. Những công ty hàng đầu trong ngành đang cạnh tranh để taọ lập vị thế vững chắc của mình bằng việc tập trung vào R&D, đây là thời điểm mà cuộc chiến để giành vị thế trong ngành xảy ra rất quyết liệt.

3.1.4. Kết luận về tính hấp dẫn của ngành:

- Các sản phẩm thay thế cho ngành dược có mức đe dọa thấp. Dược phẩm vẫn là những sản phẩm khó có thể thay thế được.

- Ngành dược hiện nay đang có tiềm năng tăng trưởng khá mạnh, điều này có thể thấy rõ qua doanh thu của các công ty lớn trong ngành như Pfizer, GlaxoSmith Kline, Novartis , Sanofi-Aventis , Hoffmann–LaRoche, AstraZeneca, Johnson & Johnson , Merck Co& … Các công ty này đều có doanh thu ở mức cao từ 26 -43 tỷ USD năm 2007 đến năm 2010 là 35-54 tỷ USD mặc dù trong tình hình kinh tế có nhiều biến động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rào cản nhập cuộc cao.

- Năng lực thương lượng của người mua và nhà cung cấp yếu.  Ngành hấp dẫn.

3.2. Động thái cạnh tranh:

Sự dịch chuyển trong giai đoạn 2000-2010:

Đó là những cuộc sáp nhập lớn trong ngành dược phẩm

Bước vào giai đoạn mới, với xu hướng mua lại, sáp nhập để mở rộng thi trường, Pfizer đã thực hiện mua lại rất nhiều thương hiệu, bao gồm cả Warner-Lambert vào năm 2000, chính vì vậy, Pfizer đã sở hữu được công nghệ để sản xuất ra sản phẩm nổi tiếng Lipitor.

con của Amgen. Chủ tịch Fritzky của Immunex: "Việc tích hợp đề xuất của Immunex vào Amgen sẽ hợp nhất hai nhà tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ sinh học, cả hai đều đã cung cấp dựa trên lời hứa của công nghệ sinh học với các sản phẩm hàng đầu danh mục sản phẩm, lãnh đạo khoa học, tạo ra một nền tảng vững chắc mới cho Amgen" Đại diện cho một bước quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của Amgen, ngày 16 tháng 7 năm 2002, việc mua lại của Immunex Tổng công ty đã hoàn thành. Theo Kevin Sharer- Chủ tịch và Giám đốc điều hành Amgen, "Amgen bây giờ sẽ có một vị trí nâng cao như các nhà lãnh đạo công nghệ sinh học, với một loạt các loại thuốc quan trọng, bao gồm cả Epogen-loại thuốc bom tấn đã được chứng minh, Neupogen, và Enbrel." Amgen cũng đã mua nhân viên trong sáp nhập. Ed Fritzky, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của Immunex, trở thành một thành viên của hội đồng quản trị giám đốc của Amgen.

Năm 2009: Merck và Schering-Plough kết hợp để tạo ra các công ty dược phẩm lớn thứ hai thế giới về thị phần.

 Phương thức cạnh tranh:

Phương thức cạnh tranh chủ yếu của các công ty trong cùng nhóm chiến lược bản quyền là cạnh tranh về R&D. Họ thực hiện chiến lược sáp nhập và mua lại những thương hiệu với mục đích chính ngoài việc mở rộng thị phần là bổ sung cho nguồn lực nghiên cứu của mình.

3.3. Nhân tố then chốt thành công trong ngành: • Với các công ty dược phẩm bản quyền:

• Đầu tư cho Nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Bằng sáng chế:

Đối với rất nhiều công ty dược phẩm của Mỹ, việc nghiên cứu và phát triến sản phẩm gần như được coi như là trung tâm chiến lược, là cốt lõi để tạo nên sự khác biệt và là cách thức để các công ty trong ngành cạnh tranh với nhau. Bởi vì thuốc mới thành công từ nghiên cứu, một khi đã được phê duyệt, được cấp bằng sáng chế sẽ tạo ra một

niên tám mươi, ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đã luôn luôn dành từ 15-22% doanh thu doanh số bán hàng của họ đối với hoạt động R & D. Pfizer chi khoảng $ 6 tỷ USD vào R & D mỗi năm. Dòng tiền dồi dào thu được từ thuốc có bằng sáng chế có thể giúp công ty dễ dàng thu hồi chi phí R&D của quá khứ, thậm chí còn có những khoản tiền khổng lồ cho kế hoạch hiện tại, tương lai. Vì vậy, rất nhiều công ty dược phẩm Mỹ chú trọng đầu tư cho loại chi phí này.

• Chuỗi cung ứng có khả năng

Một chuỗi cung ứng có khả năng sẽ được thiết kế riêng, nhanh nhẹn, và chi phí- hiệu quả. Các kênh phân phối mới và phức tạp hơn, bao gồm cả đặt hàng trực tuyến và trực tiếp để đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, cái gì phục vụ tốt hơn sẽ được đón nhận hơn. Và giá cả áp lực từ các công ty generics chiếm chi phí hợp lý đang là một thách thức trên thị trường. Vì vậy, một số công ty trong nhóm bản quyền này đang phải chịu thêm tính cấp bách cho chuỗi cung ứng phù hợp hơn:

Thị trường thuốc generic đã và đang phát triển mạnh vì khả năng chi phí thấp làm cho giá sản phẩm của nó thấp. Còn với sản phẩm thuốc bản quyền thì giá cao hơn vì chi phí cao hơn. Vì vậy cần phân chia 2 loại chuỗi cung ứng riêng phù hợp với từng loại thuốc trên. Hai loại chuỗi cung ứng có thể được sử dụng đồng thời tại cùng một công ty.

Sự nhanh nhẹn trong chuỗi cung ứng cho phép một nhà sản xuất dược phẩm để đáp ứng với sự thay đổi trong nhu cầu cho một loại thuốc - ví dụ, từ một quốc gia hoặc khu vực kế tiếp - và cũng để duy trì hàng tồn kho ít hơn trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu.

• Đối với các công ty generic:

• Chuỗi cung ứng tốt (khả năng phân phối sản phẩm) như trên.

• Mở rộng sản xuất, xây dựng sản phẩm đa khoa để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. 3.4. Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành:

Từ những phân tích về môi trường bên ngoài, có thể rút ra những lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành:

Một phần của tài liệu phân tích quản trị chiến lược công ty dược phẩm amgen (Trang 29 - 36)