Các kiểu thành ngữ đối xét theo nguồn gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ đối trong tiếng việt (có so sánh với tiếng lào) (Trang 41)

Các loại Số lượng Tỉ lệ Ví dụ

Thành ngữ đối thuần Việt 1109 88,5% bóc ngắn cắn dài khơn nhà dại chợ Thành ngữ đối Hán Việt 110 8,7% quốc sắc thiên hương

bách chiến bách thắng Thành ngữ đối hỗn hợp 35 2,8% năm thê bảy thiếp

vào sinh ra tử

Tổng hợp 1254 100%

2.4. Đặc điểm về cấu tạo của thành ngữ đối tiếng Việt

2.4.1. Nhận xét chung

Miêu tả đặc điểm của thành ngữ đối trong tiếng Việt về cấu tạo, chúng tôi sẽ dựa vào số tiếng (khi tính số yếu tố trong mỗi thành ngữ đối

cũng như trong mỗi vế đối) và xét theo kiểu cấu tạo của các vế đối. Thực ra, vì hầu hết các vế đối đều có cấu tạo là cụm từ nên trên thực tế, dựa vào số lượng tiếng cũng đồng thời là dựa vào số lượng từ (ví có sự trùng nhau giữa từ đơn và tiếng).

Bảng 2.2. Thành ngữ (TN) đối xét theo số tiếng TN đối xét theo

số tiếng Số lượng Tỉ lệ Ví dụ

TN đối 4 tiếng 1184 94,5% khôn nhà dại chợ một nắng hai sương TN đối 6 tiếng 59 4,7% khôn ba năm, dại một giờ

ơng nói gà, bà nói vịt

TN 8 đối tiếng 11 0,8% thả con săn sắt, bắt con cá sộp quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật Tổng hợp 1254 100%

Bảng 2.3. Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 4 tiếng Kiểu cấu tạo của vế đối Số lượng Tỉ lệ Ví dụ

Dạng là cụm danh từ 490 39,1 % gạo chợ nước sông nhà tranh vách đất Dạng là cụm động từ 585 46,6% dệt gấm thêu hoa

gạn đục khơi trong Dạng là cụm tính từ 109 8,6 % khôn nhà dại chợ

già đòn non nhẽ Dạng là cụm chủ vị 70 5,7% đất chuyển trời rung

khỉ ho cò gáy

Tổng hợp 1254 100%

Bảng 2.4. Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 6 tiếng Kiểu cấu tạo của vế đối Số lượng Tỉ lệ Ví dụ

Dạng là cụm danh từ 3 5,1% một tiền gà ba tiền thóc con nhà lính tính nhà quan Dạng là cụm động từ 45 76,2% đâm bị thóc chọc bị gạo

đào tận gốc trốc tận rễ Dạng là cụm tính từ 4 6,7% già nhân ngãi non vợ chồng

khôn ba năm dại một giờ Dạng là cụm chủ vị 7 12% ông ăn chả bà ăn nem

ma đưa lối quỷ dẫn đường 59 100%

Bảng 2.5. Đặc điểm cấu tạo của các vế trong thành ngữ đối 8 tiếng Kiểu cấu tạo của vế đối Số lượng Tỉ lệ Ví dụ

Dạng là cụm danh từ 0 0 %

Dạng là cụm động từ 4 36,4% thả con săn sắt bắt con cá sộp Dạng là cụm tính từ 0 0 %

Dạng là cụm chủ vị 7 63.6% ơng mất chân giị bà thị chai rượu

Tổng hợp 11 100%

2.4.2. Đặc điểm chung về cấu tạo của thành ngữ đối

2.4.1.1. Tính cân đối

Như đã biết, đối (hay đối chọi) được coi là biện pháp tu từ trong đó người ta đặt các từ trong thế tương phản nhau vào cùng một ngữ đoạn. Thủ pháp tu từ này được dùng nhiều trong thơ ca, thành ngữ, tục ngữ, đặc biệt là trong câu đối [12, 167]. Những đặc điểm cơ bản của phép đối là tính cân đối, tức là cấu trúc đối luôn gồm hai vế tương xứng nhau về số lượng tiếng, về từ loại, về ngữ nghĩa.

Chẳng hạn, cặp câu đối: “Ruồi đậu mâm xơi đậu. Kiến bị đĩa thịt bị.” gồm hai về tương ứng với nhau về số từ (đều là năm) về từ loại (các từ tương ứng trong mỗi vế đều thuộc cùng một loại: ruồi, kiến (đều là danh từ), đậu, bò (đều là động từ). mâm/ đĩa xơi/ thịt, đậu/ bị (đều là danh từ) và tương ứng nhau về ý nghĩa (các từ trong mỗi vế tương phản hoặc khác biệt về nghĩa trên cơ sở đặc trưng chung về ý nghĩa phạm trù).

Xem xét đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ đối tiếng Việt, có thể thấy thành ngữ đối tiếng Việt cũng mang đầy đủ các đặc điểm đã chỉ ra trên đây của phép đối (phép đối chọi). Cụ thể:

a) Về số tiếng: Thành ngữ đối ln có số tiếng là số chắn (4 tiếng, 6 tiếng hoặc 8 tiếng). Đây là điều kiện để thành ngữ đối có sự cân đối giữa các vế.

b) Về số vế: Thành ngữ đối ln gồm hai vế có sự tương ứng với nhau. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thành ngữ đối với các loại thành ngữ khác.

c) Về sự tương ứng (sự cân đối) giữa hai vế: Sự tương ứng, cân đối này thể hiện cả ở sự giống nhau (cân bằng) và sự khác biệt (đối xứng):

-Tương ứng về số tiếng: Các vế của thành ngữ đối ln có số tiếng bằng nhau (tạo nên sự cân xứng giữa các vế. Cụ thể:

+ Đều gồm hai tiếng: lá ngọc/ cành vàng; khua môi/ múa mép; lấp biển/

vá trời; lầu son/ gác tía).

+ Đều gồm ba tiếng: một tiền gà/ ba tiền thóc; ơng nói gà/ bà nói vịt; nội bất xuất/ ngoại bất nhập; kẻ ăn ốc/ người đổ vỏ…).

+ Đều gồm bốn tiếng: quan tám cũng ừ/ quan tư cũng gật; thả con săn sắt/ bắt con cá sộp…)

- Tương ứng về từ loại

Các từ loại tương ứng ở mỗi vế phải giống nhau, tức là cùng thuộc một phạm trù. Chẳng hạn, ở các thành ngữ lá ngọc cành vàng, nhà tranh vách đất, ta có các cặp đối: danh - danh (lá/ cành, ngọc/ vàng, nhà/ vách, tranh /đất). Ở

các thành ngữ: khua môi múa mép, lấp biển vá trời, ta có các cặp đối: động -

động (khua /múa, lấp /vá), danh - danh (môi/ mép, biển/ trời). - Tướng ứng về quan hệ cú pháp:

Quan hệ giữa các tiếng (từ) trong mỗi vế ln giống nhau. Cụ thể, đó đều là các quan hệ sau:

+ Quan hệ hạn định (quan hệ giữa đanh từ và định ngữ) Ví dụ: nhà tranh, vách đất, nhà cao cửa rộng, chân lấm tay bùn, lời ong tiếng ve, một chốn đôi nơi.

+ Quan hệ vị bổ (quan hệ giữa vị từ và bổ ngữ). Ví dụ: chém rắn đuổi hươu,

bưng tai bịt mắt, bóp mồm bóp miệng, ngậm đắng nuốt cay, bới lơng tìm vết…

+ Quan hệ vị trạng (quan hệ giữa vị từ và trạng ngữ) ví dụ: chém to kho mặn, bóc ngắn cắn dài, khôn nhà dại chợ, ăn ngon mặc đẹp, cày sâu cuốc bẫm.

+ Quan hệ chủ vị: ví dụ: cốc mị cị xơi, ma chê quỷ hờn, bướm chán ong

Sự tương đồng về quan hệ cú pháp giữa các vế trong thành ngữ đối như đã chỉ ra trên đây góp phần tạo nên tính cân đối của thành ngữ đối.

2.4.1.2. Tính đẳng lập của quan hệ cú pháp giữa các vế trong thành ngữ đối.

Trong cấu trúc đối (cấu trúc được tạo ra theo phép đối), về nguyên tắc, các vế đối ln có quan hệ cú pháp bình đẳng với nhau. Nói cách khác, quan hệ cú pháp giữa các thành tố trực tiếp tạo nên thành ngữ đối là quan hệ đẳng lập. Đặc điểm này khiến thành ngữ đối khác hẳn các kiểu thành ngữ khác (thành ngữ so sánh, thành ngữ thường). Về quan hệ cú pháp. Chẳng hạn, ở các thành ngữ so sánh, quan hệ giữa các thành tố trực tiếp thường là quan hệ chính phụ (ví dụ: ác/ như hùm, hiền/ như đất, nhanh/ như cắt chậm/ như rùa); còn quan

hệ giữa các thành tố trực tiếp trong thành ngữ thường có thể là qua hệ chính phụ (ví dụ: đi guốc trong bụng, đếm cua trong lỗ, đánh rắn giữa khúc, che mắt

thế gian) hoặc là quan hệ chủ vị (ví dụ: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, chó cắn áo rách…). Ở thành ngữ đối, quan hệ giữa các thành tố trực tiếp

(giữa hai vế đối) luôn là quan hệ đẳng lập (tức là trong hai vế khơng có vế nào phụ thuộc về cú pháp vào vế nào). Chẳng hạn, ở các thành ngữ chân cứng đá mềm, chân trời góc bể, chạy ngược chạy xuôi, kén cá chọn canh, chia ngọt sẻ bùi, chọc trời khuấy nước… các vế đều có quan hệ bình đẳng với nhau. Điều

này khơng chỉ thể hiện ở tính đồng loại về cấu tạo giữa các vế như đã chỉ ra mà cịn thể hiện ở tính tương đẳng hay tương phản về nghĩa là các đặc điểm đặc trưng cho cấu trúc đẳng lập. Về trật tự, vì là thành ngữ nên trật tự giữa các vế tương đối cố định. Tuy nhiên, khi đi vào lời nói, trong một số trường hợp, giữa các vế có khả năng đổi chỗ cho nhau (ví dụ: chạy ngược chạy xuôi - chạy xuôi

chạy ngược; chân trời góc bể - góc bể chân trời; chết cay chết đắng → chết đắng chết cay; chia ngọt sẻ bùi → chia bùi sẻ ngọt; chân trong chân ngoài → chân ngồi chân trong; ngăn sơng cấm chợ → cấm chợ ngăn sông; năm châu bốn bể → bốn bể năm châu; binh hùng tướng mạnh → tướng mạnh binh hùng.

Đối với thành ngữ so sánh và thành ngữ thường, sự thay đổi trật tự giữa các thành tố trực tiếp, về nguyên tắc là không thể.

2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của các vế đối

Đặc điểm cấu tạo của các vế đối sẽ được xem xét theo trình tự: từ vế đối hai tiếng đến vế đối ba tiếng, bốn tiếng, từ vế đối là cụm danh từ đến vế đối là cụm động từ, cụm tính từ, cụm chủ vị. Ngồi ra, các vế đối là cụm từ còn được xem xét theo đặc tính từ loại của các yếu tố cấu tạo nên vế đối.

2.4.3.1. Các vế đối hai tiếng

Vế đối hai tiếng đặc trưng cho thành ngữ bốn tiếng. Do thành ngữ bốn tiếng là loại có số lượng lớn nhất, nên các vế đối hai tiếng cũng có số lượng lớn nhất trong số các vế đối.

Về cấu tạo, vế đối hai tiếng có các kiểu, dạng cấu tạo sau:

a) Vế đối hai tiếng là cụm danh từ.

Xét theo đặc tính từ loại của các yếu tố tạo nên vế đối, có thể chia vế đối hai tiếng là cụm danh từ thành các dạng sau.

- Dạng danh - danh

Đây là dạng rất phổ biến của vế đối hai tiếng: biển bạc rừng vàng, cá bể

chim trời, cá chậu chim lồng, chân le chân vịt, chân giày chân dép, chân lấm tay bùn (lấm ở đây là danh từ chứ khơng phải tính từ), cổ cày vai bừa, con rồng cháu tiên, đầu voi đuôi chuột, đầu sóng ngọn gió, gạo chợ nước sông, khuôn vàng thước ngọc, lòng chim dạ cá… Đặc điểm chung của vế đối có dạng danh -

danh là các danh từ là định ngữ, khơng kể chúng có quan hệ ý nghĩa như thế nào với trung tâm, đều kết hợp với trung tâm ở dạng khơng có quan hệ từ: Chẳng hạn ở thành ngữ như: cá bể chim trời, gạo chợ nước sông, mặc dù các

định ngữ (yếu tố đứng sau trong mỗi vế) đều có ý nghĩa vị trí nhưng chúng khơng được dẫn nối bởi quan hệ từ chỉ vị trí.

Có thể biểu hiện mối quan hệ cú pháp giữa các từ ở vế đối như sau: gạo chợ nước sông

- Dạng danh - động

Dạng này không phổ biến. Ở dạng này, định ngữ là động từ thường nêu hoạt động không thuộc về sự vật nêu ở trung tâm. Ví dụ: bát ăn bát để, cơm đùm cơn nắm, con bế con bồng, của ăn của để, quyền sinh quyền sát, quyền thu quyền bổ. Có thể biểu hiện mối quan hệ cú pháp giữa các từ ở vế đối như sau:

bát ăn bát để, cơm đùm cơn nắm

- Dạng danh - tính

Đây là dạng khá phổ biến. Ở dạng này, tính từ là định ngữ trong vế đối nêu đặc điểm, tính chất của sự vật nêu ở danh từ trung tâm. Ví dụ: ao tù/ nước

đọng, của ngon/ vật lạ, tình xưa/ nghĩa cũ, cơn đen/ vận túng, cơm hẩm/ cà thiu, cơm dẻo/ canh ngọt, đồng chua/ nước mặn, non xanh/ nước biếc, rừng thiêng/ nước độc…

Mơ hình cú pháp:

đồng chua/ nước mặn

- Dạng - số - danh (danh - số)

Trong hai dạng trên đây (dạng danh - số, số - danh) dạng phổ biến hơn là dạng thứ nhất. Ở dạng này, số từ số lượng là yếu tố giữ vai trò định ngữ cho danh từ trung tâm. Ví dụ: ba chân/ bốn cẳng, ba cọc/ ba đồng, ba đầu/ sáu tay,

ba dây/ bẩy mối, ba máu/ sáu cơn, một đồng/ một cốt, một nắng/ hai sương, một trời/ một vực.. Ở dạng danh - số, yếu tố giữ vai trò định ngữ cho danh từ

trung tâm là số từ thứ tự. Dạng này nhìn chung khơng phổ biến. Ví dụ: ngày ba

/tháng tám, ngày một/ngày hai.

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa số từ và danh từ trong các vế đối như sau:

Ba cọc ba đồng ba đầu sáu tay

- Dạng danh từ - đại từ

Dạng này nói chung khơng phổ biến. Ở dạng này, các đại từ làm định ngữ thường là đại từ xác định hay phiếm định (này, kia, ấy, nọ, nào).

Ví dụ: công kia việc nọ, điều nọ tiếng kia Quan hệ cú pháp trong thành ngữ:

công kia việc nọ

- Dạng phó từ - danh từ

Dạng này rất ít gặp và có thể coi là biến thể của vế đối hai tiếng là cụm động từ trong đó động từ có đã bị lược bỏ. Ví dụ: khơng kèn khơng trống

Quan hệ cú pháp:

không kèn không trống

b) Vế đối hai tiếng là cụm động từ

Các dạng thường gặp ở vế đối hai tiếng là cụm động từ: - Dạng động - danh

Đây là dạng rất phổ biến. Ở dạng này, danh từ đứng sau động từ giữ vai trò bổ tố (bổ ngữ) cho là động từ và thường chỉ đối thể của hoạt động nêu ở động từ trung tâm. Ví dụ: ăn gan uống máu, buôn quan bán tước, bày mưu tính

kế, cầm cân nẩy mực, dãi gió dầm mưa, đá mèo quèo chó, đánh trống ghi tên.

Trong một số trường hợp, danh từ đứng sau không chỉ đối thể mà thiên về chỉ tính chất, cách thức hoặc vị trí của hoạt động. Ví dụ: ăn hương ăn hoa, bn thúng bán mẹt, chết bờ chết bụi.

Quan hệ cú pháp trong thành ngữ được thể hiện như sau: bày mưu tính kế

-Dạng động tính

Đây cũng là dạng phổ biến. Ở dạng này, tính từ đứng sau động từ giữ vai trị trạng ngữ và chỉ tính chất, cách thức của hoạt động nêu ở động từ trung tâm. Ví dụ: ăn hại/đái khai, ăn gian/ nói dối, ăn to/nói lớn, ăn thật/ làm giả, ăn tươi/

nuốt sống, bóc ngắn/cắn dài, chạy ngược/ chạy xuôi, dọa già/ dọa non, dỗ ngon/dỗ ngọt,đoán già/đoán non, nghĩ xa/nghĩ gần…

Quan hệ cú pháp: bóc ngắn cắn dài

-Dạng động - động

Dạng này không phổ biến lắm. Ở dạng này, động từ thứ hai giữ vai trị trạng ngữ và chỉ tính chất, cách thức của hoạt động nêu ở động từ trung tâm đứng trước. Ví dụ: ăn nhờ/ ở đậu, ăn chực/ nằm chờ, bán đổ/ bán tháo, khóc đứng/ khóc ngồi, nghĩ tới/nghĩ lui….

Mơ hình cấu tạo của dạng động - động: khóc đứng khóc ngồi

-Dạng động từ - phó từ (phó từ-động từ)

Dạng này khơng phổ biến. Ở dạng này, phó từ giữ vai trị trạng tố và biểu thị các ý nghĩa thời, thể, phương hướng, kết quả của hoạt động nêu ở động từ trung tâm. Ví dụ: bàn đi/ tính lại, bàn ra /tán vào, suy đi/ nghĩ lại, cầu được/ ước thấy, chết đi/ sống lại, vô thưởng/ vô phạt…

Mơ hình cấu tạo của dạng động từ - phó từ bàn đi tính lại

- Dạng số từ - động từ (động từ - số từ)

Theo quy tắc ngữ pháp, số từ thường kết hợp với danh từ và giữ vai trò định ngữ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật cho danh từ biểu thị. Tuy nhiên,

trong số các thành ngữ, đối có thể gặp một số trường hợp số từ kết hợp với động từ. Những trường hợp này được coi là trường hợp đặc biệt.Ví dụ: ba

chìm/bảy nổi, một mất/mười ngờ, một mất/một còn, một sống/ một chết, năm lo/bảy liệu, mất một/ đền mười, nhất cử/nhất động, bách chiến /bách thắng, chia năm/ sẻ bảy…

Trong những trường hợp trên đây, có thể cho rằng đã có sự tỉnh lược danh từ ở sau số từ (vì lý do đảm bảo tính ngắn gọn, chặt chẽ, cố định về cấu tạo của thành ngữ).

Mơ hình cấu tạo của dạng động từ-số từ chia năm sẻ bảy

- Dạng tính từ - động từ. Dạng này ít gặp và trong một số trường hợp, trật tự có thể chuyển thành dạng động - tính. Ví dụ: cao chạy/xa bay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ đối trong tiếng việt (có so sánh với tiếng lào) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)