Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.6. Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, luận văn xem xét thành ngữ đối ở các mặt: số lượng, nguồn gốc, cấu tạo; đồng thời, tiến hành so sánh - đối chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào về cấu tạo. Kết quả khảo sát cho thấy thành ngữ đối trong tiếng Việt rất phong phú về số lượng (chiếm đến gần 40% tổng số thành ngữ). Về nguồn gốc, thành ngữ đối tiếng Việt gồm thành ngữ đối gốc Việt (88,5 %), thành ngữ đối gốc Hán (8,7%) và thành ngữ đối hỗn hợp (2,8%). Về cấu tạo, thành ngữ đối tiếng Việt đều gồm hai vế có quan hệ đẳng lập. Cấu tạo của các vế thuộc về bốn kiểu cấu trúc: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và cụm chủ vị. Kết quả so sánh đối - chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt và tiếng Lào về cấu tạo cho thấy giữa thành ngữ đối trong hai ngơn ngữ có nhiều nét tương đồng. Điều này một mặt, có thể giải thích bởi tiếng Việt và tiếng Lào đều thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập, mặt khác, bởi sự gần gũi về văn hóa giữa hai dân tộc. Tuy vậy, về cấu tạo, thành ngữ đối của hai ngôn ngữ Việt, Lào cũng có những khác biệt nhất định. Chẳng hạn, vế đối là cụm danh từ ở thành ngữ đối tiếng Lào không phổ biến bằng ở tiếng Việt. Ở thành ngữ đối tiếng Lào hiện tượng lặp từ ở các vế đối phổ biến hơn ở tiếng Việt.
Chương 3
THÀNH NGỮ ĐỐI TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG VÀ NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA
(có đối chiếu với tiếng Lào)
3.1. Dẫn nhập
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu về thành ngữ đối trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng và xét trong mối quan hệ với văn hóa. Khi xem xét thành ngữ đối trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa, luận văn sẽ chú ý đến các kiểu quan hệ ngữ nghĩa và hai lớp nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) trong thành ngữ đối. Khi xem xét thành ngữ đối trong tiếng Việt về mặt ngữ dụng, luận văn sẽ chú ý đến nghĩa tình thái (một kiểu nghĩa thuộc bình diện ngữ dụng) của thành ngữ đối. Khi xem xét thành ngữ đối trong tiếng Việt nhìn từ góc độ văn hóa, luận văn sẽ chú ý đến đặc trưng văn hóa của người Việt (văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần) được thể hiện qua thành ngữ đối. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận văn sẽ bước đầu so sánh - đối chiếu thành ngữ đối trong tiếng Việt với thành ngữ đối trong tiếng Lào về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt.
3.2. Thành ngữ đối trong tiếng xét về mặt ngữ nghĩa
Vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ nói chung, của thành ngữ đối nói riêng là vấn đề rất phức tạp. Do khuôn khổ của luận văn, mục này chỉ nêu một số nhận xét khái quát về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ đối trong tiếng Việt.
3.2.1. Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong thành ngữ đối
3.2.1.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế
Có thể phân biệt ba kiểu quan hệ ngữ nghĩa chính giữa các vế trong thành ngữ đối.
a) Quan hệ tương đồng
Kiểu quan hệ này được Hoàng Văn Hành gọi là quan hệ đối xứng đẳng
- Quan hệ tương đẳng (quan hệ ngang bằng)
Ở kiểu quan hệ này, hai vế có vai trị ngữ nghĩa tương đương nhau, trọng tâm ngữ nghĩa rơi vào cả hai vế. Ví dụ: ăn đói/ mặc rách, ăn sống/ nốt tươi, ăn
ngon/ mặc đẹp, cá chậu/ chim lồng, bày mưu/ tính kế, bán đổ/ bán tháo, bới lơng /tìm vết, đầu trâu/ mặt ngựa, chân lấm/ tay bùn, chướng tai/ gai mắt, chân trời/ góc bể, cơm hẩm/cà thiu…
- Quan hệ trội
Ở kiểu quan hệ này, trọng tâm ngữ nghĩa rơi vào một vế. Ví dụ: mở mày/
mở mặt, ăn ngay/ nói thẳng, ăn nên/ làm ra, mát mày/ mát mặt, xui khôn/ xui dại, đua dại/ tranh khôn (trọng tâm ngữ nghĩa rơi vào vế thứ hai).
b) Quan hệ tương phản
- Quan hệ loại trừ
Ở kiểu quan hệ này, quan hệ giữa hai vế vừa có tính đối lập, vừa có sự loại trừ nhau. Ví dụ: một mất/ một còn, một sống/ một chết...
- Quan hệ đối lập đơn thuần
Ở kiểu quan hệ này, ý nghĩa của các vế có sự đối lập, nhưng đó khơng phải là sự loại trừ nhau mà chỉ là sự khác biệt, sự trái ngược. Ví dụ: bác ngắn/cắn dài, kẻ đấm/ người xoa, khôn nhà/ dại chợ, quan cần/ dân trễ, quyền rơm/ vạ đá, con nhà lính/ tính nhà quan, cú nói có/ vọ nói không, một tiền gà/ ba tiền thóc, ông nói gà/ bà nói vịt, treo đầu dê/ bán thịt chó. Phù hợp với tính
tương phản, mối quan hệ giữa hai vế của thành ngữ có chứa mối quan hệ này trong nhiều trường hợp, có thể được biểu thị bởi quan hệ từ nhưng (chỉ quan hệ tương phản dạng đối lập). Ví dụ: quan cần (nhưng) dân trễ, con nhà lính (nhưng) tính nhà quan, cú nói có (nhưng) vọ nói khơng.
c) Quan hệ qua lại (quan hệ tương hỗ)
Kiểu quan hệ này đặc trưng cho thành ngữ đối khơng điển hình, tức là các thành ngữ đối mà trong đó, mối quan hệ giữa hai vế khơng phải là quan hệ đẳng lập đích thực (như đã chỉ ra ở mục 2.4.1.2.). Ví dụ: nhiều khế/ ế chanh, ở
hiền/ gặp lành, đục nước/ béo cị, ơm rơm/ rặm bụng, thua keo này/ bày keo khác. Trong những thành ngữ vừa dẫn, quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế khơng
phải là quan hệ đẳng lập đích thực mà thiên về quan hệ qua lại, cụ thể là quan hệ nhân quả hoặc quan hệ điều kiện - kết quả.
3.2.1.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế
Nếu quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế trong thành ngữ đối khá đơn giản (chỉ gồm ba kiểu quan hệ chính như đã chỉ ra) thì quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối lại khá phức tạp. Khơng có điều kiện miêu tả tỉ mỉ các kiểu, các dạng quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối; ở mục này, luận văn chỉ điểm qua các kiểu, dạng chính. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối sẽ được xem xét theo trình tự: quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối là cụm danh từ, quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối là cụm động từ, quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối là cụm tính từ, quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong mỗi vế đối là cụm chủ vị.
a) Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong vế đối là cụm danh từ
Ở vế đối là cụm danh từ, các dạng quan hệ ngữ nghĩa thường gặp là: - Quan hệ sự vật - chất liệu. Ví dụ: nhà tranh/ vách đất, chùa đất/ phật
vàng, mình đồng/ da sắt, lịng gang/ dạ đá, khn vàng/ thước ngọc, gan vàng/ dạ sắt (một số yếu tố sau thiên về nghĩa tính chất).
- Quan hệ sự vật - tính chất. Ví dụ: non xanh / nước biếc, chữ tốt/ văn hay, nhà cao/ cửa rộng, bước thấp/ bước cao, của ngon/ vật lạ, gạo trắng/ nước trong, đường xa/ dặm thẳm, ruộng sâu/ trâu nái, ruộng cả/ ao liền, tình xưa/ nghĩa cũ, trai thanh/ gái lịch, cơm thừa/ canh cặn...
- Quan hệ sự vật - kẻ sở hữu (quan hệ sở hữu). Ví dụ: đầu trâu/ mặt ngựa,
chân le/ chân vịt, con ông/ cháu cha, con rồng/ cháu tiên, quê cha/ đất tổ...
- Quan hệ sự vật - vị trí. Ví dụ: cá chậu/ chim lồng, chân trước/ chân sau, chân trong / chân ngoài, mèo mả/ gà đồng, mèo đàng/ chó điếm, gạo chợ/ nước sông, cơm hàng/ cháo chợ...
- Quan hệ sự vật - trạng thái. Ví dụ: cơm bưng/ nước rót, con bế/ con bồng, con bế/ con dắn, cơm đùm/ cơm nắm...
- Quan hệ sự vật - số lượng (thứ tự). Ví dụ: một nắng/hai sương, một chốn/ hai quê, một cổ/ hai tròng, một trời/ một vực, ba mặt/ một lời, ba cọc/ ba đồng, ba đầu/ sáu tay, năm bè/ bảy mối, tháng ba/ ngày tám, ngày một/ ngày hai.
b) Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong vế đối là cụm động từ
Ở vế đối là cụm động từ, các dạng quan hệ ngữ nghĩa thường gặp là: - Quan hệ hoạt động - đối thể. Đây là kiểu quan hệ rất phổ biến. Ví dụ:
ăn gan/ uống máu, ăn cháo đá/ đá bát, bán thịt/ buôn người, bày mưu/ tính kế, biết người/ biết của, bới lơng/ tìm vết, cấm chợ/ ngăn sơng, cầu trời/ khấn phật, đá mèo/ quèo chó, ép liễu/ nài hoa, nấu sử/ sôi kinh, ngậm hờn/ nuốt tủi, ghét người/ yêu của, khua chiêng/ gióng trống, nhe nanh/ múa vuốt, phun châu/ nhả ngọc, rào đường/ rấp ngõ, thắt lưng/ buộc bụng, thay lông/ đổi da, thêm dấm/ thêm ớt, vạch mặt/ chỉ tên, xoay trời/ chuyển đất.
- Quan hệ hoạt động- tính chất
Kiểu quan hệ này cũng khá phổ biến. Ví dụ: ăn gian/ nói dối, ăn tục/ nói
bậy, ăn chung /ở đụng, ăn ngon/ ngủ kĩ, ăn ngon/ mặc đẹp, ăn sống/ nuốt tươi, ăn trắng/ mặc trơn, chết đắng/ chết cay, đàn ngọt/ hát hay, đi ngang/ về tắt, nghĩ xa/ nghĩ gần, đoán già/ đoán non.
- Quan hệ hoạt động- điểm đến/ điểm rời đi/ điểm vượt qua.Ví dụ: lên rừng/
xuống biển, lên xe/ xuống ngựa, lên thác/ xuống nghênh, lên voi/ xuống chó.
- Quan hệ hoạt động - trạng thái. Ví dụ: ăn nhờ//ở đậu, ăn chực/ nằm chờ, buôn gánh/ bán bưng, khóc đứng/ khóc ngồi.
- Quan hệ hoạt động - thời gian. Ví dụ: đi đêm /về hơm, lo trước/ tính sau. - Quan hệ hoạt động - vị trí. Ví dụ: ăn bờ/ ở bụi, chết bờ/ chết bụi, chết
đường/ chết chợ.
c) Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong vế đối là cụm tính từ
- Quan hệ tính chất- phạm vi phổ biến của tính chất.
Trong mối quan hệ này, yếu tố phụ chỉ phạm vi phổ biến của tính chất thường đồng thời là yếu tố chỉ kẻ mang đặc điểm, tính chất. Đây là dạng quan hệ ngữ nghĩa phổ biến nhất ở vế đối là cụm tính từ. Ví dụ: cạn tàu/ ráo máng, cứng đầu/ cứng cổ, dày gió/ dạn sương, êm chèo/ mát mái, già trái/ non hột, kín cổng/ cao tường, nhạt phấn/ phai hương, nóng gan/ nóng ruột, khôn nhà/ dại chợ, vừa duyên/ phải lửa, thấp cổ/ bé họng, trơn lông/ đỏ da, to gan/ lớn mật, già nhân ngãi/ non vợ chồng.
- Quan hệ tính chất- thời gian. Ví dụ: khơn ba năm/ dại một giờ. .
d) Quan hệ ngữ nghĩa giữa các giữa các yếu tố trong vế đối là cụm chủ vị
Trong về đối là cụm chủ vị, quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ gồm hai dạng: quan hệ chủ thể - hoạt động (kẻ hoạt động - hoạt động) và quan hệ chủ thể - đặc điểm (kẻ mang đặc điểm - đặc điểm).
- Quan hệ chủ thể - hoạt động
Đây thực chất là quan hệ ngữ nghĩa giữa danh từ là chủ ngữ và động từ là vị ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy, đây là dạng quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong vế đối có cấu tạo là cụm chủ vị. Ví dụ: cốc mị/ cị xơi, ma chê/ quỷ hờn, quýt làm/’ can chịu, tai nghe/ mắt thấy, ong qua/ bướm lại, trời long/ đất lở, trời xui/ đất khiến, cú nói có/ vọ nói không, ma đưa lối/ quỷ dẫn đường, ông ăn chả/ bà ăn nem, ơng nói gà/ bà nói vịt, trống đáng xi/ kèn thổi ngược.
- Quan hệ chủ thể - đặc điểm
Dạng quan hệ này khơng phổ biến. Ví dụ: người khôn/ của khó, mật ít/ ruồi nhiều, cơm chẳng lành/ canh chẳng ngọt.
3.2.2. Hai lớp nghĩa của thành ngữ đới: nghĩa đen và nghĩa bóng
Theo Nguyễn Thiện Giáp, “nghĩa đen là nghĩa vốn có của từ, khơng có
tính hình tượng” [12, 288]. Như vậy, cách chia ra nghĩa đen và nghĩa bóng theo
tiêu chí trên đây, thực chất là cách phân chia dựa trên sự đối lập: có tính hình tượng hay khơng có tính hình tượng của ý nghĩa. Theo Hồng Phê, “nghĩa đen
là nghĩa của từ ngữ được coi là có trước những nghĩa khác về mặt logic hay về mặt lịch sử, phân biệt với nghĩa bóng” [37, 874], còn “nghĩa bóng là nghĩa của từ ngữ vốn chỉ một sự vật, sự việc cụ thể được dùng để gợi ý hiểu cái trừu tượng.” 37, 874].
Trong luận văn này, chúng tơi hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng theo cách hiểu của Hoàng Phê.
Sự phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ, nói chung, thường áp dụng một từ ngữ vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng. Sự phân biệt như vậy phù hợp với sự phân biệt ý nghĩa của các thành ngữ trong đó có thành ngữ đối. Kết quả khảo sát ý nghĩa của thành ngữ nói chúng, thành ngữ đối nói riêng cho thấy ở chúng thường tồn tại cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
3.2.2.1. Nghĩa đen của thành ngữ đối: tính cụ thể, hình ảnh
Khảo sát ý nghĩa của thành ngữ đối, chúng tôi trước hết ghi nhận nghĩa đen của chúng. Chẳng hạn, ở thành ngữ bóc ngắn/ cắn dài, căn cứ vào ý nghĩa gốc của từng từ, ta thấy thành ngữ này biểu thị hai sự việc cụ thể khơng có sự tương thích với nhau (sự việc bóc vỏ quả thì ít và sự việc cắn ruột quả thì nhiều). Với ý nghĩa đen đó, thành ngữ bóc ngắn/ cắn dài đã miêu tả sự việc
một hình ảnh, cụ thể có tính trực quan, tức là có thể cảm nhận được về mặt trực giác. Tương tự như vậy, với ý nghĩa đen thành ngữ nhà tranh/ vách đất đem lại hình ảnh cụ thể về ngôi nhà với mái lợp tranh và vách ngăn bằng đất. Với
nghĩa đen, thành ngữ chân lấm/ tay bùn cho ta một hình ảnh cụ thể về người nông dân tay, chân dính đầy bùn đất (vì thường xuyên phải làm việc dưới
ruộng). Cũng với nghĩa đen, thành ngữ khom lưng/ uốn gối diễn tả một hình
ảnh cụ thể về tư thế xấu xa của kẻ đang cúi mình (khom lưng), quỳ gối (uốn
gối) vì một điều hèn hạ. Thành ngữ nước chảy/ bèo trơi có nghĩa đen diễn tả
một hiện tượng có tính quy luật của tự nhiên về sự vận động (chảy, trôi) các thực thể (nước, bèo). Thành ngữ thả con săn sắt/ bắt con cá sộp có nghĩa đen chỉ hoạt động bắt cá bằng mẹo dùng loại săn sắt (loại cá nhỏ) để nhử mồi bắt
Tóm lại, nghĩa đen của thành ngữ đối là loại nghĩa vốn có, có thể suy ra từ nghĩa gốc của các từ. Loại nghĩa này ở thành ngữ đối thường có tính hình ảnh, cụ thể.
3.2.2.2. Nghĩa bóng của thành ngữ đối, tính khái quát, tính trừu tượng
Bên cạnh nghĩa đen như đã chỉ ra, thành ngữ đối cũng như thành ngữ nói chung thường mang nghĩa bóng là “nghĩa của từ ngữ vốn chỉ một sự vật, sự
việc cụ thể được dùng để gợi ý hiểu cái trừu tượng” [37, 874]. Quả vậy, từ các
nghĩa đen của thành ngữ đối, có thể nhận ra “sự gợi ý” để hiểu nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng, khái quát của chúng. Chẳng hạn, thành ngữ bóc ngắn/ cắn dài không chỉ biểu thị các sự việc cụ thể bóc vỏ, ăn quả (nghĩa đen như đã chỉ
ra) mà còn chủ yếu biểu thị sự việc khái quát: làm ra ít, tiêu pha nhiều. Ở thành ngữ ăn cháo/ đá bát, bên cạnh nghĩa đen chỉ các hành động cụ thể cịn có nghĩa