Tóm tắt chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người khmer tại đồng bằng sông cửu long luận văn thạc sĩ chính sách công (Trang 46 - 76)

Chương này tập trung vào việc trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng và định tính. Việc diễn giải những kết quả nghiên cứu đó giúp người ta thấy được những nhân tố tác động đến nghèo của người dân vùng ĐBSCL nói chung cũng như nhân tố đặc trưng tác động đến nghèo của người Khmer vùng ĐBSCL.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Chương này đưa ra một số phát hiện chính được rút ra từ kết quả nghiên cứu, đồng thời nêu ra những gợi ý chính sách tương ứng với các phát hiện của nghiên cứu. Chương này cũng bao gồm cả những hạn chế của đề tài.

5.1Một số phát hiện chính

Đời sống của người Khmer ở ĐBSCL vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo chung ở cả người Khmer lẫn người thuộc dân tộc khác tại ĐBSCL bao gồm: trình độ giáo dục, khoản tín dụng nhận được, diện tích đất canh tác bình quân, việc hộ có tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ, hộ ở khu vực thành thị hay nông thôn, địa bàn có chợ hay không, hộ có ở xã 135 hay không, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc.

Ngoài những nguyên nhân chung đó, thì nguyên nhân đặc thù dẫn đến tình trạng nghèo của riêng người Khmer tại ĐBSCL chính là yếu tố văn hóa của họ. Chính tư duy chỉ cần làm đủ ăn, và suy nghĩ thích đầu tư cho kiếp sau hơn là kiếp sống hiện tại làm cho đời sống của người Khmer rất bấp bênh và khó thoát khỏi cảnh nghèo. Bên cạnh đó, việc ít chăm lo cho thế hệ tương lai dẫn đến vòng lẩn quẩn về đói nghèo trong cộng đồng người Khmer.

5.2Khuyến nghị chính sách

Từ những phát hiện trên, ta thấy rằng để giảm nghèo thành công cho người Khmer tại ĐBSCL, cần xem xét một số giải pháp như sau:

Chính sách đặc trưng cho người Khmer

Như chúng ta đã thấy bên trên, việc giảm nghèo cho người dân tộc Khmer cần có sự điều chỉnh so với chính sách giảm nghèo chung. Nguyên nhân chính cho sự khác biệt đó chính là yếu tố văn hóa của họ. Do ở người Khmer luôn tồn tại một suy nghĩ chỉ cần đủ ăn chứ không cần giàu, nên sự tác động của chính sách cần phải nhắm tới việc thay đổi suy nghĩ này của họ.

Chúng ta cần thiết kế chính sách một cách nhuần nhuyễn sao cho nó vừa giúp được người Khmer về mặt kinh tế trong hiện tại, vừa có sự tác động dần dần vào văn hóa của họ, giúp họ nhận ra ích lợi của việc phấn đấu làm việc và tích lũy cho tương lai.

Một đề xuất chính sách liên quan đến vấn đề dân tộc là nhà nước thay vì hỗ trợ người Khmer một cách trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật như hiện nay, thì nên bằng nhiều biện pháp khuyến khích họ tiết kiệm. Một cách có thể thực hiện là đặt ra lời giao hẹn với những hộ nghèo người Khmer, rằng nếu tiết kiệm được một số tiền nào đó, thì nhà nước sẽ cấp cho họ một khoản hỗ trợ tương đương. Tuy nhiên, để tránh việc họ mượn tiền từ nơi khác để trình ra cho nhà nước, thì cần có biện pháp kiểm soát nguồn gốc của số tiền từ đâu ra. Nếu số tiền mà người Khmer đưa ra càng lớn thì càng cần nhiều thời gian để xác minh. Thông qua biện pháp đó, hy vọng cùng với thời gian, sẽ giúp người Khmer nhận ra được lợi ích của việc tiết kiệm.

Mặt khác, cần tăng cường hỗ trợ cho trẻ em người Khmer. Nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng và giáo dục cho trẻ em Khmer, giúp các em có được học vấn cao hơn để thoát khỏi vòng lẩn quẩn đói nghèo. Từ đó có thể tạo ra tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng này trong tương lai.

Chính sách về giảm tỷ lệ sinh

Tỷ lệ sinh chính là một trong những nhân tố làm tăng tỷ lệ phụ thuộc và quy mô hộ, từ đó làm tăng xác suất nghèo của hộ gia đình Khmer. Cần thúc đẩy công tác đối thoại với người dân để giúp họ hiểu được ích lợi của việc sinh ít con, đồng thời hướng dẫn cho họ các biện pháp về ngừa thai, triệt sản.

Chính sách về việc tạo công ăn việc làm

Như chúng ta đã nhận thấy, việc tham gia thêm hoạt động kinh doanh dịch vụ sẽ giúp giảm xác suất nghèo của hộ gia đình một cách hiệu quả. Vì vậy, một trong những giải pháp giảm nghèo cho người dân là chính quyền cần đứng ra làm cầu nối, vừa cung cấp thông tin cho người dân về nhu cầu thị trường, vừa hỗ trợ xúc tiến các hoạt động thương mại và dịch vụ ở địa phương. Việc tham gia của người Khmer vào ngành kinh doanh và dịch vụ sẽ giúp họ vừa cải thiện được thu nhập, vừa phân tán được rủi ro những khi mất mùa.

Chính sách về đất đai

Diện tích đất canh tác bình quân cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer. Vì vậy nhà nước cần có chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ đất canh

Chính sách về giáo dục

Giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng đối với người Khmer khi trình độ học vấn của họ vẫn thấp hơn so với các dân tộc khác. Nhà nước có thể xem xét việc xây dựng chương trình giáo dục bằng tiếng Khmer để tăng cường giáo dục cho họ.

5.3Đóng góp của đề tài

Đề tài đã tìm ra sự tác động của yếu tố văn hóa đến tình trạng nghèo của người Khmer tại ĐBSCL và chứng minh nó bằng phân tích định lượng. Từ đó đề tài cũng đưa ra gợi ý chính sách đặc trưng để giảm nghèo cho người Khmer tại ĐBSCL.

5.4Hạn chế của đề tài

Thứ nhất, nghiên cứu chưa thực hiện phỏng vấn các hộ gia đình người Khmer tại ĐBSCL để tăng tính thuyết phục trong các lập luận.

Thứ hai, nghiên cứu được thực hiện với bộ dữ liệu của chỉ một năm (2010) nên không tìm hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố đối với tình trạng nghèo theo thời gian.

Thứ ba, tuy nghiên cứu có tìm ra được một yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của riêng người Khmer thông qua việc sử dụng biến tương tác, nhưng có thể vẫn còn nhiều yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của người Khmer mà trong phạm vi giới hạn của dữ liệu, vẫn chưa thể tìm ra.

5.5Tóm tắt chương 5

Chương 5 nêu ra những phát hiện chính của đề tài về nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo nói chung cũng như nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer vùng ĐBSCL. Đồng thời chương này cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm giảm nghèo cho người Khmer tại ĐBSCL. Cuối cùng, chương này trình bày những hạn chế của nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004), Yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở miền núi phía

Bắc.

2. Bình Đại (2014), "Giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào Khmer", Sài Gòn giải phóng online, truy cập ngày 20/06/2014 tại địa chỉ: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2014/4/345326/.

3. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đến

năm 2015, Luận văn tiến sĩ.

4. Trương Minh Lễ (2010), Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn - Thực trạng và giải pháp, Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Kinh Tế TPHCM.

5. Bùi Quang Minh (2007), Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước và một số

giải pháp, Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Kinh Tế TPHCM.

6. Sơn Nam (1973), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tái bản năm 2013, NXB Trẻ. 7. Ngân hàng Thế giới (2000), Báo cáo phát triển Việt Nam: Tấn công nghèo đói. 8. Ngân hàng Thế giới (2004), Báo cáo phát triển Việt Nam: Nghèo.

9. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam: Hướng tới tầm cao mới. 10.Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012.

11.Trương Bích Phương (2010), Các nhân tố tác động đến nghèo ở vùng nông thôn Bắc Trung

Bộ, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế.

12.Pincus, J. R (2013), Tăng trưởng có tốt cho người nghèo?

13.Ravallion, M. và Walle, D. (2008), Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: Cải cách và nghèo

đói ở nông thôn Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin.

14.Nguyễn Đỗ Trường Sơn (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng

điểm vùng ĐBSCL giai đoạn 2006 - 2008.

15.Võ Văn Thành (2013), Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, NXB Trẻ.

16.Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn

hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

18.Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010.

19.Vân Trang (2014), "Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước", Chương

trình 135 và các chương trình dự án giảm nghèo, truy cập ngày 20/06/2014 tại địa chỉ:

http://chuongtrinh135.vn/tin-tong-hop/su-kien-noi-bat/Ket-qua-dieu-tra-ra-soat-ho- ngheo-ho-can-ngheo-tren-ca-nuoc_152_1915_21.aspx.

20.Trương Thanh Vũ (2007), Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển ĐBSCL

giai đoạn 2003 - 2004, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TPHCM.

21.Trần Thị Thanh Xuân (2007), Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ

Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận Văn Thạc Sĩ Đại Học Thái Nguyên.

Tiếng Anh:

22.Andersson, M., Engvall, A., & Kokko, A. (2006), "Determinants of poverty in Lao DPR",

EIJS Working Papers Series.

23.Blackwood, D.L. and Lynch, R.G (1994), "The measurement of inequality and poverty: A policy maker’s guide to the literature", World Development, Vol. 22, (No. 4), pp. 567 – 578.

24.Buvinic, M. and Gupta, G. (1997), "Female headed households and female maintained families: are they worth targeting to reduce poverty in developing countries?", Economic

development and cultural change, Vol. 45, pp. 259 – 280.

25.Bird, K., Hulme, D., Moore, K. and Shepherd, S. (2002), Chronic poverty and remote rural

areas, University of Birmingham.

26.Gujarati, D. N. (2003), Basic Econometrics. McGraw Hill. 27.Hossain, M. (1995), Rethinking rural poverty, UPL, Bangladesh.

28.Lanjourw, P. and Ravallion, M. (1995), "Poverty and household size", Economic Journal, Vol. 105, pp. 1415 – 34.

29.Mukherjee, S. and Benson, T. (2003), "The determinants of poverty in Malawi", World Development, Vol. 31, (Iss. 2), pp. 339 – 358.

30.Owuor, G., Ngigi, M., Ouma, A. and Birachi, E. (2007), "Determinants of Rural Poverty in Africa: The Case of Small Holder Farmers in Kenya", Journal of Applied Sciences, Vol. 7, pp. 2539-2543.

31.Ranathunga, S. (2010), The determinants of household poverty in Sri Lanka: 2006/2007. 32.Ravallion, M. (1994), Poverty comparisons, Chur Harwood Academic Publishers,

Switzerland.

33.Sen, A. (1999), Development as freedom, Knorf, USA.

34.Todaro, M.P. (1997), Economic Development, Addison – Wesley, USA.

35.Tokunbo, B. and Osinubi, S. (2003), Urban poverty in Nigeria: A case study of Agege area

of Lagos state, Nigeria, University of Ibadan, Nigeria.

36.Ngo Hoang Thao Trang (2010), Determinants of secondary school dropout in Vietnam, Master thesis at FETP.

37.Walle, D. and Cratty, D. (2004), Is the emerging non-farm market economy the route out

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn chuyên gia

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Xin chào anh chị, tôi tên Lâm Quang Lộc, là giảng viên trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Chính sách công tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright với chủ đề “Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại ĐBSCL”. Rất mong anh chị dành khoảng 30 phút để giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Tôi xin cam đoan những câu trả lời của quý anh chị sẽ chỉ được sử dụng vì mục đích khoa học và sẽ được giữ bí mật hoàn toàn.

Tên người trả lời: ………... Số điện thoại: ……… Chức vụ: ………... Cơ quan: ……… Ngày phỏng vấn: ………..

Câu 1: Anh chị nhận định như thế nào về tình trạng nghèo của người dân nói chung và người Khmer nói riêng tại địa phương?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 2: Theo anh chị, những nhân tố chung nào dẫn đến tình trạng nghèo của người dân tại địa phương? ……… ……… ……… ……… ………

……… ………

Câu 3: Theo anh chị, có những nhân tố riêng nào dẫn đến tình trạng nghèo của người Khmer tại địa phương? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 4: Nghiên cứu bộ dữ liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê, tôi nhận thấy khi tỷ lệ phụ thuộc càng tăng thì người ta càng dễ nghèo hơn, nhưng đối với người Khmer thì mức độ tác động thấp hơn rất nhiều những dân tộc còn lại. Anh chị suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

(Ghi chú: Tỷ lệ phụ thuộc ở đây được tính bằng cách lấy số người ngoài độ tuổi lao động chia cho tổng số người trong hộ) ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 5: Anh chị có thể cho biết về một số chương trình giảm nghèo tại địa phương và hiệu quả mà những chương trình này mang lại?

……… ……… ……… ………

……… ………

Câu 6: Theo anh chị, vì sao một số chương trình giảm nghèo mang lại hiệu quả đối với người dân tộc khác mà không mang lại hiệu quả đối với người Khmer?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 7: Theo anh chị, cần làm gì để giảm nghèo một cách hiệu quả cho người Khmer?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Phụ lục 2: Thống kê mô tả về nghèo và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nghèo ở vùng ĐBSCL . khmertylen~c 1905 .0210103 .0959882 0 1 khmerquymoho 1905 .2981627 1.13728 0 9 khmergioit~o 1905 .0488189 .2155458 0 1 khmertuoic~o 1905 3.736483 13.86648 0 89 khmertravinh 1905 .0188976 .1361993 0 1 khmerxa135 1905 .0309711 .173285 0 1 khmerxavun~a 1905 .0351706 .1842592 0 1 khmerduong~n 1905 .0551181 .2282706 0 1 khmercholi~a 1905 .0414698 .1994265 0 1 khmernongt~n 1905 .0598425 .2372571 0 1 khmerkinhd~u 1905 .0152231 .1224713 0 1 khmerdient~n 1905 130.4398 881.9583 0 20000 khmersotie~y 1905 118.8976 1194.859 0 25000 khmergiaoduc 1905 .0461942 .2099606 0 1 khmer 1905 .0729659 .2601488 0 1 tylenguoip~c 1905 .2858078 .2453537 0 1 quymoho 1905 3.912336 1.504608 1 12 gioitinhch~o 1905 .7270341 .4456004 0 1 tuoichuho 1905 49.52073 14.15412 11 94 travinh 1905 .0677165 .2513248 0 1 xa135 1905 .1055118 .3072924 0 1 xavungsauv~a 1905 .2661417 .4420553 0 1 duongotod~on 1905 .703937 .456639 0 1 cholienxa 1905 .5417323 .4983862 0 1 nongthon 1905 .7637795 .4248707 0 1 kinhdoanhd~u 1905 .3653543 .4816558 0 1 dientichda~n 1905 1640.952 2936.677 0 26700 sotienvay 1905 1021.785 4825.578 0 100000 giaoduc 1905 .9044619 .2940339 0 1 ngheo 1905 .2141732 .4103553 0 1 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max > uoichuho khmergioitinhchuho khmerquymoho khmertylenguoiphuthuoc

> khmerduongotodenthon khmerxavungsauvungxa khmerxa135 khmertravinh khmert > erdientichdatbinhquan khmerkinhdoanhdichvu khmernongthon khmercholienxa > inhchuho quymoho tylenguoiphuthuoc khmer khmergiaoduc khmersotienvay khm > cholienxa duongotodenthon xavungsauvungxa xa135 travinh tuoichuho gioit . sum ngheo giaoduc sotienvay dientichdatbinhquan kinhdoanhdichvu nongthon

Phụ lục 3: Thống kê về nghèo và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer

Phụ lục 4: Tương quan giữa tình trạng nghèo và các biến trong nhóm yếu tố sản xuất

tylenguoip~c 139 .2879468 .2229404 0 1 quymoho 139 4.086331 1.50112 1 9 gioitinhch~o 139 .6690647 .4722516 0 1 tuoichuho 139 51.20863 14.29324 22 89 travinh 139 .2589928 .439666 0 1 xa135 139 .4244604 .4960484 0 1 xavungsauv~a 139 .4820144 .5014836 0 1 duongotod~on 139 .7553957 .431407 0 1 cholienxa 139 .5683453 .4970982 0 1 nongthon 139 .8201439 .3854566 0 1 kinhdoanhd~u 139 .2086331 .4078011 0 1 dientichda~n 139 1787.683 2783.521 0 20000 sotienvay 139 1629.496 4149.532 0 25000 giaoduc 139 .6330935 .4837038 0 1 ngheo 139 .4100719 .4936253 0 1

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max > enthon xavungsauvungxa xa135 travinh tuoichuho gioitinhchuho quymoho tylenguoiphuthuoc . sum ngheo giaoduc sotienvay dientichdatbinhquan kinhdoanhdichvu nongthon cholienxa duongotod khmerkinhd~u 0.0187 -0.0763 0.0203 -0.0298 0.1639 0.4432 0.4016 0.1761 0.1138 1.0000 khmerdient~n -0.0140 -0.1379 -0.0040 0.2242 -0.0786 0.5273 0.4118 0.0956 1.0000 khmersotie~y 0.0943 -0.0970 0.2290 -0.0225 -0.0276 0.3548 0.2712 1.0000 khmergiaoduc 0.0741 0.0715 0.0260 0.0104 -0.0579 0.7844 1.0000 khmer 0.1340 -0.2590 0.0353 0.0140 -0.0913 1.0000 kinhdoanhd~u -0.1543 0.1020 -0.0153 -0.1859 1.0000 dientichda~n -0.1349 0.0155 -0.0262 1.0000 sotienvay 0.0484 -0.0085 1.0000 giaoduc -0.1263 1.0000 ngheo 1.0000 ngheo giaoduc sotien~y dienti~n kinhdo~u khmer khmerg~c khmers~y khmer~an khmerk~u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người khmer tại đồng bằng sông cửu long luận văn thạc sĩ chính sách công (Trang 46 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)