Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ra quyết định nhóm với các quan hệ so sánh giữa các giá trị ngôn ngữ (Trang 60 - 65)

Trong chương này, luận văn đã trình bày chương trình ứng dụng để tìm ra ứng viên được đánh giá tốt nhất theo ý kiến của các chuyên gia. Minh họa bằng dữ liệu của một trường đại học theo bài toán ví dụ đã trình bày ở chương hai. Từ đó cho thấy thuật toán này có thể đưa ra kết quả tốt của việc đánh giá sinh viên tốt nhất theo ý kiến của các chuyên gia, bằng số liệu rõ và số mờ dạng khoảng và còn có thể đưa ra những kết quả quan trọng dựa vào các số liệu thực tế.

Với việc nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo dục tại tỉnh Phú Thọ, dựa trên thuật toán đã nghiên cứu và xậy dựng được trong chương 2, luận văn đã

xây dựng chương trình đánh giá chất giáo dục toàn diện các trường THPT tại tỉnh Phú Thọ với dữ liệu kiểm thử.

Qua việc thực hiện chạy kiểm thử phần mềm cho thấy chương trình hoạt động tốt và đem lại kết quả khả quan cho các bộ dữ liệu kiểm thử. Chương trình cần sự phát triển tiếp để đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác đánh giá chất lượng.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Ra quyết định là hoạt động rất hay gặp trong cuộc sống. Để góp phần nâng cao hiệu quả của các hệ trợ giúp quyết định dùng khi ra quyết định nhóm, Luận văn này với đề tài “RA QUYẾT ĐỊNH NHÓM VỚI CÁC QUAN HỆ SO SÁNH GIỮA CÁC GIÁ TRỊ NGÔN NGỮ”, nghiên cứu vấn đề ra quyết định nhóm, trong đó thông tin mà các chuyên gia đánh giá là thông tin so sánh mức độ thích hợp hơn giữa các ứng viên được cho bởi các chuyên gia dưới dạng quan hệ hơn ngôn ngữ.

Những kết quả đạt được

Luận văn đã nghiên cứu về vấn đề ra quyết định nhóm, quan hệ ngôn ngữ hơn và vấn đề tích hợp các quan hệ ngôn ngữ hơn.

Sau khi trình bày định nghĩa khái niệm quan hệ ngôn ngữ hơn và áp dụng công thức dựa trên độ đo khả năng để so sánh hai giá trị ngôn ngữ hơn, luận văn đưa ra cách tính toán để so sánh, sắp xếp các lựa chọn từ tốt nhất đến tồi nhất từ đó chọn ra lựa chọn tốt nhất.

Cuối cùng, một ứng dụng được xây dựng để minh họa cách làm và kiểm tra cách tiếp cận được trình bày ở các phần trước.

Hạn chế

Do thời gian nghiên cứu tương đối hạn hẹp và trình độ của học viên còn hạn chế nên ứng dụng của chương trình còn ở phạm vi nhỏ.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nếu điều kiện cho phép, luận văn sẽ tiếp tu ̣c mở rô ̣ng ứng du ̣ng mô hình ra quyết định nhóm. Xây dựng chương trình thực hiện linh động quá trình thêm các nhãn đánh giá cho phù hợp hơn nữa để có thể áp dụng cho việc

đánh giá các đối tượng khác ngoài ngành giáo dục như đánh giá các đồ dùng thiết bị dạy học, các dịch vụ công...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bortolan, G. and R. Degani. (1985). “A Review of Some Methods for

Ranking Fuzzy Numbers”, Fuzzy Sets and Systems 15, 1–19.

[2] Chiclana, F., F. Herrera, and E. Herrera-Viedma. (1998). “Integrating

Three Representation Models in Fuzzy Multipurpose Decision Making Based on Fuzzy Preference Relations,” Fuzzy Set and Systems 97, 33–48.

[3] Chiclana, F., F. Herrera, and E. Herrera-Viedma. (2001). “Integrating

Multiplicative Preference Relations in a Multipurpose Decision Making Model Based on Fuzzy Preference Relations,” Fuzzy Sets and Systems 122, 277–291.

[4] Dubois, D, H. Prade. (1983). “Ranking Fuzzy Numbers in the Setting of Possibility”, Information Sciences 30, 183–224.

[5] Facchinetti, G, R. G. Ricci, and S. Muzzioli. (1998). “Note on Ranking Fuzzy Triangular Numbers,” International Journal of Intelligent Systems 13, 613–622.

[6] Liou, T. S. and J. J. M. Wang. (1992). “Ranking Fuzzy Numbers with Integral Value”, Fuzzy Sets and Systems 50, 247–255.

[7] Sengupta, A., T. K. Pal. (2000). “On Comparing Interval Numbers,”

European Journal of Operational Research 127, 28–43.

[8] Xu, Z. S., Q. L. Da. (2002). “The Uncertain OWA Operator” ,

International Journal of Intelligent Systems 17, 569–575.

[9] Xu, Z. S. (2004b). “A Method Based on Linguistic Aggregation Operators for Group Decision Making with Linguistic Preference Relations,” Information Sciences 166, 19–30.

[10] Xu, Z. S. (2004c). Uncertain Multiple Attribute Decision Making:

Methods and Applications. Beijing: Tsinghua University Press.

[11] Xu, Z. S. and Q. L. Da. (2003). “An Approach to Improving

Consistency of Fuzzy Preference Matrix,” Fuzzy Optimization and Decision Making 2, 3–12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ra quyết định nhóm với các quan hệ so sánh giữa các giá trị ngôn ngữ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)