“Thực phẩm hóa tình yêu” một phương thức nghệ thuật đặc sắc trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình lò ngân sủn (Trang 83 - 100)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. “Thực phẩm hóa tình yêu” một phương thức nghệ thuật đặc sắc trong

trong thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn

“Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ “độc đáo” xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” (Mác - xen - prút). Chính cái “độc đáo” ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trưởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của một cá nhân nhà văn, đồng thời sự xuất hiện của nhiều phong cách khác nhau còn chứng tỏ trình độ phát triển của một trào lưu văn học nào đó. Thơ ca dân tộc thiểu số miền núi thời kỳ (1945 - 1975) là một trong minh chứng xác thực, thơ ca dân tộc thiểu số thời kỳ này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nói chung của văn học hiện đại nước nhà, với những cây bút có phong cách riêng biệt như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Y Phương, Pờ Sảo Mìn, Lò Ngân Sủn, Inrasara, Mai Liễu, Mã A Lềnh…

Buy - phông từng nói: “Phong cách chính là người”, còn nhà văn Tô Hoài viết: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Sách giáo khoa ngữ văn 12 - Tập một (nhà xuất bản Giáo dục – 2008), đã đưa ra khái niệm rất cụ thể về phong cách văn học: “Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo”. Từ những ý kiến, những quan niệm rất chính xác và thú vị về khái niệm phong cách tác giả đã giúp ta có thể soi

chiếu một cách dễ dàng khi tìm hiểu, khám phá phong cách những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu. Chỉ riêng mảng thơ viết về đề tài tình yêu đôi lứa qua các sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số miền núi mà người đọc cũng nhận ra: Một nhà thơ Mai Liễu với cái chất “rủ rỉ rù rì”, lối diễn đạt cảm xúc giản dị, trong sáng, không một chút ồn ào: “Quả tim treo trong vồng ngực em / không gió không mưa / lúc lắc / đu vào chao đảo đời anh”; Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, và thấm đượm chất triết lí là nét riêng biệt trong thơ của Pờ Sảo Mìn: “Đêm qua ngồi hát / Trời lạnh vẫn ấm / Em như đống lửa / Sưởi ấm quanh nhà / Đêm qua đêm hát / Mà em không nói / Chỉ có bài ca / Chỉ có nụ cười / Nhớ mãi em thôi … / Mắt em đen láy / Đỉnh núi áo trong / Đôi mát em tròn / Một vành trăng tỏ / Đôi vai bé nhỏ / Gánh việc bản Mường / Đôi vai bẻ nhỏ / Mang việc quê hương / Em là cao lương / Anh ăn đỡ đói / Em là rượu nồng / Để anh uống say / Em là hoa hồng / Anh xin được ngắt / Em là bài ca / Để cho anh hát / Suốt chặng đường còn lại / Đến đỉnh tương lai(Hát bên em); Cái chân chất, mộc mạc, đi thẳng tới trái tim bạn đọc chính là giọng điệu riêng của nhà thơ Y Phương: “Nhà em ở miền Đông / Nhà văn mãi miền Tây / Từ anh sang em / Đi hỏng đôi giày / Anh đi quên vung tay / Cởi áo vắt vai / Phăm Phăm bước / Mặt trời cũng một mình / Đi tìm / Mặt trăng” (Đi tìm),

hay: “Mùa hoa / Mùa đàn bà / Thừa sức vác ông chồng / chạy phăm phăm lên núi / Mùa hoa / Mùa đàn ông / Mệt như chiếc áo cũ / Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ” (Mùa hoa). Còn đối với nhà thơ Lò Ngân Sủn ông đã chọn cách biểu hiện riêng, rất độc đáo về tình yêu thông qua một phương thức nghệ thuật đặc sắc không trộn lẫn với bất cứ phong cách cá nhân của tác giả nào, đó là ông đã “thực phẩm hóa tình yêu” – khi viết những câu thơ, bài thơ về tình yêu một cách đặc biệt, mang phong cách Lò Ngân Sủn.

Ở những cá tính riêng biệt, độc đáo của các tác giả đôi khi ta vẫn bắt gặp sự tương giao, điểm gặp gỡ chung trong quan niệm về tình yêu. Trong bài thơ

“Vội vàng”, nhà thơ Xuân Diệu đã cho người đọc thấy tình yêu đôi lứa nồng nàn, tình yêu cuộc sống thiết tha bắt nguồn từ chính “bữa tiệc trần gian” của thiên nhiên, của mùa xuân hết sức gần gũi, quen thuộc có ở xung quanh ta chứ chẳng phải ở xứ thiên đường xa xôi hư ảo nào cả: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật / Này đây hoa của đồng nội xanh rì / Này đây lá của cành tơ phơ phất / Của yến anh này đây khúc tình si / Và này đây ánh sáng chớp hàng mi / Mỗi sáng sớm trần vui hằng gõ cửa / Tháng giêng ngon như một cặp môi gần …” (Vội vàng). Với nhà thơ Lò Ngân Sủn cũng vậy, ông coi tình yêu là cơm ăn, nước uống, là cái hiện hữu đời thường trong cuộc sống này: “Tình như ấm nước đang sôi / Đun bằng ngọn lửa cuộc đời cảu ta / Tình như nước khoáng Sa Pa / Lọc ra từ cõi sâu xa đất trời / Tình như một cái cọc thôi / Buộc vào là ở bên nhau suốt đời(Tình như). Và ông coi tình yêu chính là

“Một bữa tiệc lớn”, luôn đầy ắp những “món ăn đặc sản” mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc thân yêu, đáng tự hào của ông.

Khi bàn về vấn đề “thực phẩm hóa”, PGS.TS.Trần Thị Việt Trung – tác giả của bài viết: (“Bữa tiệc tình yêu” – trong thơ Lò Ngân Sủn” được in trong cuốn “Nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số”, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, 2016), đã có phát hiện mới mẻ, thú vị đó chính là: nhà thơ Lò Ngân Sủn đã sử dụng những hình ảnh “thực phẩm hóa tình yêu” để thể hiện tình yêu trong sáng, hồn nhiên, mãnh liệt của mình.Theo hướng phát hiện đó, chúng tôi cố gắng làm rõ hơn, sáng tỏ hơn, hệ thống hơn về việc nhà thơ đã sử dụng phương thức “thực phẩm hóa tình yêu”, và coi đó như là một phương thức nghệ thuật độc đáo,đặc sắc, riêng biệt trong thơ tình Lò Ngân Sủn.

Với quan niệm: Tình yêu là lẽ sống, tình yêu như những nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất của cuộc sống hàng ngày, không có tình yêu con người không thể sống được cũng giống như: “Nếu như anh không em / Như con chim

không có chỗ đậu / Như ruộng nước không có nước / …/ Như trời không mây gió / Như đất không cây cỏ / Như biển không có sóng / Như sự sống không mặt trời, trăng, sao”. Chính vì lẽ đó để có được “bữa tiệc tình yêu” đặc sắc này nhà thơ đã phải dụng công kiếm tìm, phát hiện ra “nguồn thực phẩm” quí giá, dồi dào, sẵn có và rất quen thuộc của mảnh đất vùng cao. Nói chính xác hơn là nhà thơ đã “thực phẩm hóa” tình yêu cùng “đối tượng yêu” là những cô gái, những người phụ nữ miền sơn cước xinh đẹp, rực rỡ, khỏe khoắn trên những trang thơ tình của mình như là một thi pháp mang “thương hiệu” Lò Ngân Sủn. Đã có nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số đã ví tình yêu, vẻ đẹp của người mình yêu với các loài hoa: hoa đào, hoa mai, hoa ban, hoa lê, với các loại quả: quả đào, quả táo, quả ớt…Hay với các loại thức uống như: rượu, nước suối…, nhưng ít ai đã vận dụng một cách tối đa, triệt để nhất các loại thực phẩm là đồ ăn, thức uống dồi dào, đặc sắc mang tính “vùng miền” để so sánh, ví von với tình yêu, với người mình yêu như Lò Ngân Sủn.

Trong cuộc sống đời thường, cái tưởng như dung tục, tầm thường nhưng qua cái nhìn mới mẻ, với sự liên tưởng độc đáo, tinh tế của con mắt người nghệ sĩ lại trở nên gần gũi, đáng yêu, đầy hấp dẫn, thậm chí còn trở thành những triết lí nhân sinh đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Ở đây, cái ăn, cái uống vốn thuộc về nhu cầu bản năng để tồn tại của con người đã được thi sĩ Lò Ngân Sủn cảm nhận bằng lăng kính của tình yêu, cho nên nó hết sức thi vị và độc đáo. Bởi vậy, tình yêu xưa nay vốn được ca tụng bằng những lời nói có cánh, bay bổng, lãng mạn, thì nay dưới ngòi bút người đàn ông “đá núi” Lò Ngân Sủn nó lại rất gần gũi, rất “tự nhiên nhi nhiên”, như qui luật tất yếu của cuộc sống, như bản năng sống, bản năng yêu, bản năng tồn tại của con người vậy. Ông đã ví: “Tình yêu / Như cái chảo thắng cố / Ăn vào no lảo đảo / Tình yêu như cái chum đựng rươu / Uống vào / Say ngả nghiêng” (Động đất, động trời); “Vừa mới ăn xong đã lại đói / Vừa mới uống xong đã lại khát /

Ăn rồi muốn ăn nữa / Uống rồi muốn uống thêm / Chuyện vợ chồng mới cưới” (Vợ chồng mới cưới); “Chân tay / Quấn lấy nhau/ Buộc chặt nhau/ Miệng húp nhau tới tấp/ Rồi / Cả hai/ Cùng nằm lăn/ Thở ra nhè nhẹ/ Mắt nhìn đăm chiêu/ Sau khi ăn xong / Bữa tình yêu” (Bữa tình yêu). Tình yêu được ví với “bữa tiệc” tưng bừng với những món ăn ngon nhất, đặc trưng nhất khiến cho người ăn “bữa tiệc tình yêu” không thể không thưởng thức với thái độ sôi nổi, nhiệt thành đến mức “no lảo đảo”,say ngả nghiêng”. Không phải chỉ là cái ăn, cái uống của con người mà ngay cả nhu cầu về cái ăn, cái uống để sinh tồn của loài vật cũng được đưa vào so sánh, ví von một cách độc đáo, thú vị và chính xác đến lạ kỳ: “Đứng trước em / Anh như con chuột đứng trước hũ gạo / Anh như con gấu đứng trước tổ ong trên cao / Anh như con hổ đói đứng trước miếng mồi ngon” (Đứng trước em); “Anh yêu em / Như đàn khỉ nhìn thấy nương lúa chín / Như đàn trâu nhìn thấy bãi cỏ non / Như dây leo / Dù cây đổ mục / Vẫn còn leo” (Cheo leo đèo dốc); “Anh yêu em/ Như con sói đói mồi/ Như con trâu đói cỏ/ Như con hổ đói ăn/ Như con gấu đói mật” (Bài thơ tình của đôi trai gái miền ngược). Ở đây tác giả đã đọc vị ra từng món ăn yêu thích, sở trường thuộc bản năng sinh tồn của giống loài như: “chuột” thích “gạo”; “gấu” thích “mật ong”; con “hổ”, con “sói” thích món mồi tươi sống; “khỉ” thích “nương lúa chín”; “trâu” thích “bãi cỏ non”; “dây leo” với “cây đổ mục”…để so sánh với niềm vui hân hoan, phấn khởi, tràn ngập hạnh phúc của con người khi được đứng trước “bữa tiệc tình yêu”.Thật thú vị khi tác giả có những liên tưởng độc đáo, mang đậm hơi thở của cuộc sống con người, cuộc sống của thiên nhiên núi rừng.

Khi nói về vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi (đối tượng yêu được nhắc đến trong thơ tình Lò Ngân Sủn), nhà thơ đã sử dụng với một tần suất cao lối so sánh, ví von kết hợp với những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu chất tạo hình khiến cho hình ảnh người con gái vùng cao hiện lên thật sinh động, có hồn, cụ

thể, rõ nét tới mức như “chạm vào”, “sờ vào” được; có thể “ăn” được, “uống được”, “nếm được”. Ví dụ như: “Người đẹp trông như tuyết / Chạm vào lại thấy nóng / Người đẹp trông như lửa / Sờ vào lại thấy mát / Người không đói nhìn thấy người đẹp cũng đói / Người không khát - nhìn thấy người đẹp cũng khát” (Người đẹp); “Em / mận / đào / ngọt ngào … Em / chum rượu cần / thùng mật ong / sóng sánh (Em); “Nên anh mới ví em như dòng

suối / Uống rồi uống mãi không vơi, không cạn/ Nên anh mới ví em như câu ca bát ngát/ Hát rồi, hát mãi vẫn còn lời yêu thương/ Nên anh mới ví em như cái lưỡi/ Chạm vào rồi, không nguôi cơn thèm khát yêu em!” (Yêu em); “Em cười e thẹn / thơm mùi ngô non / Em cười ngát hương / thơm mùi lúa chín”

(Bùa mê); “Em là bếp lửa nhà anh / Em là vại nước nhà anh / Em là chõ cơm nhà anh …” (Em là nỗi đam mê của đời anh); “Em như tấm cơm lam / Ăn mãi không biết hết / Em như là ngày tết / Đẹp như cái bánh chưng” (Em như là ngày tết)…. Có lẽ người đọc thơ, ái mộ thơ, đặc biệt là thơ tình Lò Ngân Sủn không khỏi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi “trường liên tưởng”

độc đáo của ông. Từ ánh mắt, nụ cười, bờ môi, dáng hình của người mình yêu, tác giả đều so sánh với những thực phẩm tươi ngon, đẹp mắt, bổ dưỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, trong mỗi căn bếp của người vùng cao, khiến cho người thưởng thức những món ăn ấy “không đói” - “cũng đói”, “không khát” – “cũng khát”, “uống rồi” muốn “uống mãi”, “ăn rồi” muốn “ăn mãi”…

Bên cạnh đó nhà thơ tình dân tộc Giáy đã dày công đi tìm kiếm, tìm tòi những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất, tươi tắn, mát lành ngọt ngào và rực rỡ nhất để so sánh, ví von với vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm của người phụ nữ miền núi. Phải là người con của núi, sinh ra ở trên núi và yêu say đắm thiên nhiên, con người cũng như nếp sinh hoạt mang nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng cao mới có được những hình ảnh vừa mộc mạc, gần gũi, tự nhiên, hồn nhiên vừa bay bổng, lãng mạn đến vậy:

- Đôi mắt ướt như mỡ nóng trong chảo Đôi mắt ngọt như mật ong trong tổ Đôi mắt giòn như mía mòi ấy

(Đôi mắt ấy)

- Đôi tay em như hai tấm cơm lam Đôi chân em như hai bắp chuối Đôi má em như hai quả đào chín Da thịt em mịn màng làn mây trắng

(Tây Bắc)

-Con gái Bản Tông

Mông em tròn mập như bắp chuối Váy em buộc thắt đáy lưng ong Ngực em căng hai bầu sữa ngọt Tóc chảy xuống như một dòng suối Mắt em tỏa ánh sao mơ

Hai má em như hai quả đào chín Hai môi em như hai miếng thịt nướng

Con gái Bản Tông

Đẹp như một vầng trăng non Ngon như một tấm cơm lam”

(Con gái Bản Tông)

Vẫn là lối so sánh, ví von quen thuộc nhưng nếu nhìn ở mỗi góc độ khác nhau trong vẻ đẹp của người phụ nữ, nhà thơ Lò Ngân Sủn lại có những phát hiện độc đáo, mới mẻ. Miêu tả “đôi mắt” của người mình yêu ông ví von: “

ướt như mỡ nóng trong chảo”, “ngọt như mật ong”, “giòn như mía mòi”, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhìn vào đôi mắt người yêu tác giả như cảm nhận được ánh mắt như nói lên bao điều: khi là biểu hiện của một tình yêu khát cháy, khi là một tình yêu ngọt ngào, mặn mòi, giòn tan; ánh mắt ấy cũng như có thể ăn được, uống được, nếm được và cảm nhận được rất rõ vị “ngọt”, cái “giòn” tan trên đầu lưỡi, bờ môi. Từng đường nét trong vẻ đẹp hình thể của người con gái vùng cao còn được tác giả chia tách ra một cách cụ thể để so sánh với những thứ thực phẩm, với những món ăn như: “tấm cơm lam”, “bắp chuối”, “hai quả đào chín”, “lưng ong”, “bầu sữa ngọt”, “miếng thịt nướng”…gợi ra sự hấp dẫn, cùng hương vị giòn, ngon, ngọt, thơm phức... không thể cưỡng lại được. Quả thật, nếu không phải là người vùng cao, không hiểu được cái “gu thẩm mĩ của người miền núi” (Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong văn hóa ẩm thực) thì sẽ rất khó hình dung, khó cảm nhận được hết ý nghĩa tư tưởng và thẩm mỹ trong những hình ảnh thơ đậm màu sắc

“ẩm thực” như thế này, hơn nữa có người sẽ còn hiểu sai, và đặt ra câu hỏi tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình lò ngân sủn (Trang 83 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)