Kiểu nhân vật bị tha hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn của tống ngọc hân (Trang 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Kiểu nhân vật bị tha hóa

2.2.3.1. Kiểu nhân vật tha hóa tự thân

Người Mông ở vùng núi phía Bắc Việt Nam có rất nhiều báu vật, linh vật quý giá. Những báu vật, linh vật ấy gắn liền với cuộc sống của người Mông và tạo nên nét văn hóa Mông. Nhưng do quá trình phát triển và giao lưu văn hóa giữa các tộc người, giữa các vùng miền, do cuộc sống nghèo khó, túng quẫn con người trở nên tha hóa, những báu vật, linh vật ấy đã dần dần biến mất. Họ sẵn sàng đánh đổi những giá trị văn hóa truyền thống để lấy tiền mưu sinh.

Trong truyện Hồn xưa lưu lạc, Tống Ngọc Hân đã tái hiện một cách chân thực câu chuyện về văn hóa Mông nói riêng, văn hóa tộc người nói chung, đang đứng trước nguy cơ xâm phạm của văn hóa miền xuôi, văn hóa ngoại quốc. Đồng thời nhà văn cũng phản ánh chân thực quá trình tha hóa của lớp trẻ người Mông về hành vi chối bỏ những giá trị văn hóa truyền thống. Khi cuộc sống khó khăn, để có tiền sinh nhai, đám con cháu sẵn sàng mang những báu vật ấy đi bán cho khách du lịch. Nhà họ Giàng có một thứ báu vật “Cái chậu gỗ vốn của bà nội hắn. Nó vuông vức rộng chừng hai gang tay mỗi bề, được khoét bỏ lõi. Mỗi khi đổ nước nóng vào mùi tinh dầu gỗ thoang thoảng tỏa ra, thơm hắc” [4, tr.56]. Cái chậu gỗ là một thứ báu vật được truyền từ đời này sang đời khác. “Khi mẹ về làm về làm dâu, bà nội đã cho mẹ” [4, tr.56]. Rồi mẹ hắn lại cho vợ hắn. Đến đời vợ hắn là được ba đời. Tưởng rằng vợ hắn sẽ là người kí gửi “hồn xưa” của mình nhưng cuộc sống khốn khó khiến “cái chậu rửa mặt ba đời đàn bà làm dâu họ Giàng” [4, tr.66] cũng bị bán đi và nhận về bằng tờ tiền hai trăm nghìn đỏ. Hai trăm nghìn đỏ không thể cứu đói và trả hết nợ cho gia đình họ Giàng.

Hắn thấy việc bán những báu vật của gia đình là cách kiếm tiền dễ dàng nên hắn tiếp tục bán cả những bộ phận trong chuồng trâu như cái văng, cái cột được làm bằng gỗ pơ mu bóng như sừng. Thậm chí cây khèn đại, thứ quý nhất trong các nhạc cụ người Mông cũng bị hắn đem bán để đổi lấy tiền “Cây khèn gọi bạn tâm tình, gọi hồn gọi vía, dẫn dắt con người đi gặp tổ tiên, gặp gỡ thần linh. Không một kẻ nào có thể cưỡng lại thứ âm thanh kì ảo đầy ma lực thoát ra từ cây khèn ấy. Tiếng khèn dịu dàng, điêu luyện, bay bổng, ngân xa. Chim ngừng hót, suối ngừng chảy, mây ngừng trôi” [4, tr.74]. Những báu vật quý giá được đổi bằng tiền. Tất cả những cái gọi là “hồn xưa” trong nháy mắt, “Tằng đu đá (hết sạch)” [4, tr.65]. Khi những “hồn xưa” ấy “Tằng đu đá (hết sạch)” bởi con người trở nên tha hóa cũng là khi nếp sống của người Mông bị xáo trộn và những giá trị văn hóa truyền thống biến mất khỏi không gian văn hóa của tộc người.

Cũng bởi cuộc sống luôn đói ăn, đói mặc và đói chữ khiến những con người trong truyện Sình Ca không hiểu hết ý nghĩa của những giá trị văn hóa

phi vật thể. Điệu hát sình ca “là những câu hát đối đáp giao duyên, như kiểu ông bà cụ kị nhà ta ngày xưa hát xoan, hát ghẹo ấy” [8, tr.167] là tâm nguyện cả đời của ông Âu Chấu Dừn. Ông Chấu Dừn và bà Lang là người sáng tác, sưu tầm và chép lại những điệu hát sình ca để bảo tồn nét đẹp văn hóa cho dân tộc. Nhưng việc làm của họ khiến mọi người trong làng Cối cho là mê tín dị đoan “Sình ca là gì? Nó có phải là một chiêu bài mê tín dị đoan đánh vào tâm thức người dân làng Cối vốn đang hoang mang vì cái tư tưởng “âm thịnh dương suy” hay không?” [8, tr.165]. Như vậy, có thể thấy một bộ phận giới trẻ người làng Cối đang tự đánh mất đi nét đẹp văn hóa của dân tộc bởi chính sự tù đọng về ý thức, sự thay đổi về hành vi.

Trong truyện ngắn Núi vỡ, nhân vật Sênh mới mười lăm tuổi nhưng thích “cái thói ra ngắm vào vuốt, đi chải về chuốt làm duyên” [4, tr.158]. Sênh chối bỏ các trang phục theo phong tục, tập quán trong bản Sênh để học đòi theo cách ăn mặc của người thành phố “Nó bỏ áo chàm, mặc áo phông. Bảo thế mới mát. Nó bỏ quần lanh, mặc quần bò. Bảo thế mới ấm. Nó bán áo chàm, bán cả thắt lưng, lấy tiền nhuộm tóc vàng hoe” [4, tr.158].

Tống Ngọc Hân đã phản ánh chân thực quá trình tha hóa của Sênh, đỉnh điểm của sự tha hóa đó là việc Sênh bỏ bản làng ra thành phố để mưu sinh, hưởng thụ. Cô gái miền sơn cước đã đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc, đánh mất cả giá trị của bản thân vì những thứ phù du.

Cùng với việc khắc họa thành công sự tha hóa về hành vi của một bộ phận giới trẻ người dân tộc ở vùng cao, Tống Ngọc Hân cũng khắc họa rõ nét sự tha hóa của cô gái ở vùng quê nghèo khi bị ánh đèn điện thành phố và những giá trị vật chất tầm thường làm suy đồi, tha hóa đạo đức, bản tính tốt đẹp của con người. Nhân vật Nhu trong truyện Hoàng hậu lên ngôi là một cô gái như vậy. Nhu là một cô gái xinh đẹp “Mười tám tuổi, da trắng, tóc dài, môi đỏ, eo thon, nhan sắc của Nhu đã được người ta bàn tán rộng rãi khắp vùng” [9, tr.17]. Nhà Nhu “nghèo rớt” nhưng Nhu lại có chí hướng học hành “Học hết mười hai ngoài phố huyện, nhà nghèo rớt, thế mà Nhu đòi bà ngoại cho ra tỉnh ôn luyện để thi

thố” [9, tr.17] để trở thành cô giáo. Nhưng khi ra tỉnh để ôn thi, Nhu đã bị cám dỗ bởi những lời hứa ngon ngọt của vị đại gia nào đó. Nhu từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo “vì nghề giáo nghèo lắm. Cô chỉ ao ước được đi thi nhan sắc thôi… Cô quyết về thành phố, bằng mọi giá phải ngồi lên ngôi vị cao nhất của cuộc thi nhan sắc miền cố đô đang được người ta tổ chức" [9, tr.17]. Chính son phấn, lụa là, vàng bạc trang sức đã đẩy cô vào bi kịch của sự tha hóa. Nhu không thực hiện được ước mơ sắc đẹp của mình “Tiếc thay, cô gục ngã xuống thảm đỏ ngay trước khi tên mình được xướng lên trong lễ đăng quang. Thầy lang vùng này bảo cô vừa bị sảy cái thai hai tháng, do đi lại, tập tành quá sức. Vị mạnh thường quân kia lặn mất tăm mất tích, chẳng đoái hoài. Cô tỉnh giấc mộng, một lần nữa rũ bỏ tất cả, hối hả đi tìm ánh hào quang đã ở ngay trên đầu còn tuột mất” [9, tr.17]. Cô gái trẻ nhẹ dạ với những suy nghĩ giản đơn đã không thể tìm được cho mình một chỗ đứng nơi phồn hoa đô hội để cuối cùng phải chết khi tuổi đời còn quá trẻ.

Khác với Nhu, nhân vật Vân trong truyện Những đêm mưa là một cô gái trưởng thành, có công việc đàng hoàng. Vân làm nghề hướng dẫn viên du lịch. Nghề của Vân là một nghề “cô đơn” và đầy cám dỗ. Nghề của Vân phải tiếp xúc với nhiều hạng người và phải chiều khách. Để tồn tại, để có tiền chữa bệnh cho mẹ và nuôi các em ăn học, Vân đã phải dùng những thủ đoạn làm ăn với Pastcan, người đàn ông ngoại quốc giàu có và quyền lực “Em nói em ngầm thông tin cho khách về nhà hàng của hắn. Đổi lại em có tiền. Em cần tiền để chữa bệnh cho mẹ, nuôi các em ăn học. Chuyện này lộ ra, khách sạn đuổi việc em ngay. Đuổi thì em làm nơi khác, nhưng việc này không hay lắm” [10, tr.48]. Rồi Vân bị nghiện sì gà, loại đắt tiền 90 đô la một điếu mà Pastcan hay hút “Nhiều vị mang theo xì gà để hút và nhiều vị hỏi mua, em đã liên hệ qua Patscan để mua giúp họ. Dần dà em nhận biết và làm quen với nhiều loại thuốc xì gà. Em đặc biệt thích loại xì gà Lahabana mà Patscan đang hút có giá 90 đô la một điếu. Patscan đã đưa cho em một hộp mười điếu để em dùng và giới thiệu cho khách. Em không dám hút vì sợ sẽ hết nên mỗi đêm về phòng, em khóa trái cửa, đốt thuốc chừng vài phút để khói thuốc bay khắp phòng rồi lại tắt

đi” [10, tr.44]. Không có sì gà, Vân không ngủ được. Cô ý thức được việc mình bị nghiện và hậu quả của nó. Nhưng Vân không thể nào sống thiếu sì gà. Vân đã đổ đốn như vậy vì điều gì?

Phản ánh chân thực hiện trạng một bộ phận giới trẻ bị tha hóa về hành vi, Tống Ngọc Hân đã cảnh báo những hệ quả tất yếu của một nền văn hóa lai căng, hỗn tạp được du nhập trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đồng thời nhà văn cũng đặt độc giả đứng trước một vấn đề nan giải, đó là làm thế nào để thức tỉnh sự tha hóa của giới trẻ để giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống.

Cùng với sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống là sự mai một của giá trị đạo đức của một bộ phận giới trẻ trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường đang xâm phạm vào những bản làng, vùng quê. Trong truyện Lửa cười lửa khóc

nhà văn Tống Ngọc Hân đã phản ánh sự tha hóa về ý thức chăm lo, kính trọng, phụng dưỡng người già của thế hệ trẻ. Điều đó được thể hiện rõ trong cách cư xử của những đứa con, đứa cháu với “Chựa, người sinh ra ông nội. Chựa là vị trưởng tộc mẫu mực được con cháu chắt chút chít của cả dòng họ và bà con trong làng, ngoài xã kính nể” [4, tr.77]. Theo phong tục, đạo lí, chựa phải được con cháu trong nhà chăm sóc, hiếu kính. Nhưng cô cháu gái mười bảy tuổi không bao giờ ngồi gần chựa dù hồi bé chựa cõng nó suốt; không bao giờ sờ tay vào cái áo đầy mùi khói của chựa và cũng không bao giờ nhìn lâu vào đôi mắt mờ đục, đầy dử của chựa. Còn cô con dâu chưa từng bưng cho chựa dù chỉ là một chậu nước rửa mặt hay lấy cái tăm mời ông bà nội. Cả hai cô cháu của chựa đều ghê chựa, ghê người già. Thậm chí cô con gái thì thấy chựa ngồi lù khù bên lửa là giật mình hét toáng như thể gặp ma, đã thế còn vô lễ hỏi “Nếu chựa cứ già thêm nữa thì hóa con gì nhỉ?” [4, tr.80]. Những người trẻ tuổi được học hành nhưng lại không có đạo đức làm người, sống không có trách nhiệm, vô tâm với ngay cả chính cả những người thân trong gia đình mình. Không biết họ nghĩ gì khi ai đó nhẫn tâm vùi bữa trưa của chựa vào nồi cám lợn để đến mức chựa chết vì đói… Cách ứng xử và hành vi của họ thật đáng lên án, đáng báo động.

Cũng trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, khi đồng tiền có giá trị lên ngôi nó sẽ có sức mạnh vạn năng. Khi đó những giá trị đạo đức của con người sẽ bị thay thế bởi những hành vi vụ lợi của cá nhân. Thầy Tuệ trong truyện Hoa Tử Sa là một thấy lang nổi tiếng chữa bệnh vô sinh. Lợi dụng sự cả tin của bệnh nhân, thầy Tuệ đã sử dụng một phương thuốc quý đó là dùng hoa Tử Sa để giúp những người phụ nữ vô sinh tìm được con. Thầy Tuệ đã lợi dụng và cho những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng như Lú, như Chơ uống rượu ngâm hoa Tử Sa để trở thành những “con đực dũng mãnh” [9, tr.29]. Nhiệm vụ của Lú và Chơ là quan hệ với những người phụ nữ đi tìm con để họ có bầu “Lú lâng lâng bước ra khỏi phòng, men theo hành lang, đi sang khu nội trú nữ. Lú đẩy cửa, bước vào căn phòng còn sáng điện. Phòng nhỏ, có một chiếc giường mét hai. Trên giường, có một phụ nữ đang nằm quay mặt vào tường, không biết già trẻ thế nào. Lú cứ tiến lại trong niềm rạo rực của kẻ lần đầu hái hoa Tử Sa. Lú cũng không biết, mình rời khỏi căn phòng ấy thế nào. Chỉ nhớ rất rõ, nước mắt của người đàn bà ấy chảy trên vai Lú là có thật” [9, tr.29]. Với cách chữa vô sinh ấy, thầy Tuệ trở nên nổi tiếng và giàu có. Khi sự thật bị Lú phát hiện, thầy Tuệ đã cho người lừa Lú và Chơ để giết hại hai đệ tử của mình để diệt khẩu. Một thầy lang luôn dạy học trò của mình “ làm nghề thuốc, cái tâm luôn phải đặt trên cả cái tài thì mới có thể cứu người được” [9, tr.31] nhưng lại không bao giờ biết đặt cái tâm của mình lên những toan tính, những âm mưu thâm độc. Chính sự tha hóa đạo đức nghề nghiệp của thầy Tuệ đã khiến Lú bị tha hóa đạo đức. Lú trở thành kẻ trộm rượu, kẻ nghiện thứ rượu quý. Không có thứ rượu đó, không có hoa Tử Sa, Lú không thể làm “con đực dũng mãnh được”. Lú đã ngủ với rất nhiều người đàn bà vô sinh trong đó có cả cô Thi, cô giáo của Lú.

Một lần nữa Tống Ngọc Hân đã hé mở cho chúng ta thấy được một sự thật phũ phàng: vì danh tiếng, vì tiền bạc mà con người trở nên tha hóa, họ sẵn sàng vứt bỏ giá trị đạo đức nghề nghiệp, đạo đức làm người.

2.2.3.2. Kiểu nhân vật tha hóa do tác động của hoàn cảnh sống

Trong xã hội, đồng tiền có một vai trò quan trọng. Đồng tiền như một thứ tài sản quan trọng và cần thiết trong nhu cầu sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, đồng tiền cũng có mặt trái, phản ánh về mặt trái của đồng tiền, nhà văn Tống Ngọc Hân đã chỉ ra những biểu hiện tha hóa của con người khi quá đề cao giá trị của đồng tiền mà đánh mất đi những giá trị tinh thần tốt đẹp khác.

Vì tiền mà Sởi trong Vá đồng, trở nên tha hóa thành một kẻ mưu mô, vô liêm sỉ. Sởi bị tai nạn nên phải sống trên chiếc xe lăn. Để có tiền, Sởi đã sử dụng mỹ nhân kế. Vợ Sởi là Phấn, một người đàn bà đẹp, Sởi thường bắt vợ phải làm những chiêu trò gạ gẫm đám đàn ông trong bản để đổi lấy tiền và các đồ vật trong nhà. Thậm chí Sởi còn bắt Phấn đến gạ gẫm cả nhà anh rể để có tiền mua cái ti vi mới “Sởi tắt ti vi rồi quát vợ. Đi tìm tiền về để tao mua cái ti vi mới. Phấn cau mày, nhìn Sởi, hỏi lại. Tìm ở đâu? Giờ làm gì còn ai cho vay? Sởi ngồi nghệt một lúc rồi bỗng lùi cái xe lăn lại gần Phấn, nói dửng dưng. Thằng Tàm có nhiều tiền đấy. Phấn giật bắn người, ngạc nhiên nhìn Sởi rồi nhìn hai đứa con đang ngồi chầu ti vi. Sởi trừng mắt. Nhìn gì, mày đừng có giả vờ. Mày lại không biết là nó đang thích mày hay sao? (…). Phấn tần ngần một lúc rồi vào buồng, thay quần áo như mọi lần” [9, tr.4]. Những toan tính hèn hạ của Sởi đã đẩy vợ vào mối quan hệ loạn luân với anh rể. Sởi biết, Sởi cũng đau, cũng hận nhưng Sởi còn muốn moi hết tiền của anh rể nên Sởi vờ “thả lỏng” Phấn. Có được tiền, có được đồ đạc trong nhà nhưng Sởi đã mất vợ. Sởi chính là một kẻ tha hóa vì đồng tiền. Sởi vừa đáng trách những cũng vừa đáng thương.

Các nhân vật trong văn xuôi của Tống Ngọc Hân đa phần vì sống trong hoàn cảnh nghèo khó mà trở nên tha hóa vì đồng tiền. Nhân vật cô cháu gái ruột cậu Phấn trong truyện Như nốt trăng ngân là một cô gái “xinh xắn có đôi mắt trong veo” [9, tr.44] từ quê lên nhà cậu mợ ở. Cô gái ngây thơ ấy đã bị ông cậu “kiệt sỉ, tham ăn và bẩn tính nổi tiếng” [9, tr.43] đầu độc bởi những “ toan tính” và trở trên tham lam, muốn thừa hưởng khối gia tài hơn chục tỷ của Hào

“Cậu bảo, anh nghiện mấy chục năm rồi, chẳng sống được lâu nữa, anh có hơn chục tỷ tiền chuẩn bị bán đất. Lại có cả khu đất màu rộng mênh mông thế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện ngắn của tống ngọc hân (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)