Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Một số tác phẩm truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
1.2.1. Truyền kì tân phả
Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển mạnh của dòng văn học mang tính nhân văn sâu sắc, với các tác phẩm đề cao vai trò của người phụ nữ, đề cao quyền sống của con người, bênh vực cho
hạnh phúc lứa đơi, tiêu biểu cho dịng văn học nữ lưu này chính là nữ sĩ Đồn Thị Điểm là tác giả của tập Truyền kì tân phả.
Đồn Thị Điểm (1705- 1748), hiệu Hồng Hà nữ sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời hậu Lê. Bà là người làng Giai Phạm (sau đổi thành Hiến Phạm), huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Theo Đoàn thị thực lục
thì bà nguyên họ Lê. Tổ phụ của bà là Lê Công Nấm, võ quan triều Lê, do có qn cơng được phong tước Thiên Hịa tử. Cụ có con trai là Vị. Lê Cơng Vị sinh Lê Doãn Nghi và đến đời Lê Dỗn Nghi (1678- 1729) mới đổi ra họ Đồn. Ơng Dỗn Nghi nguyên trước đã có vợ và sinh một người con trai là Đồn Dỗn Sĩ. Trong thời gian trọ học ở Thăng Long, ông quen biết người con gái họ Vũ, một người con gái xinh đẹp, con quan võ Thái lĩnh bá. Ông quyết định từ bỏ vợ cũ đến cầu hôn nhà họ Vũ. Hai người sinh được một trai một gái là Đồn Dỗn Ln và Đoàn Thị Điểm, sau này cả hai đều là danh sĩ.
Đoàn Thị Điểm là người bộc lộ tài năng văn thơ từ rất sớm, là một người phụ nữ tài ba lỗi lạc do đó số lượng thơ văn bà để lại chắc chắn không nhỏ. Lúc sinh thời, bà thường xướng họa thơ với cha và anh, đến khi về nhà chồng bà thường họa thơ với chồng, đó là cịn chưa kể những bài văn luyện thi bà đã soạn trong thời gian dạy học nhưng phần thơ văn nói trên đã bị thất lạc. Cho đến ngày nay phần còn lại chỉ cịn có tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phả
(khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811), và một ít thơ văn gồm chữ Hán và chữ Nôm trong tập Hồng Hà phu nhân di văn mới được phát hiện gần đây tuy nhiên trong đó có khơng ít sai lẫn. Ngồi ra bà còn được xem là dịch giả bản Chinh
phụ ngâm khúc hay nhất hiện hành.
Theo một số nhà nghiên cứu, Truyền kỳ tân phả cịn có tên là Tục truyền
kỳ được Đoàn Thị Điểm viết trong thời gian còn là "Hồng Hà nữ tử" và đã được
anh trai "phê bình", như vậy thời gian hoàn thành sách là khoảng trước năm 1735, khi Đồn Dỗn Ln chưa mất và Đoàn Thị Điểm chưa trở thành phu
nhân của tiến sĩ Nguyễn Kiều. Tác phẩm nối tiếp bút pháp Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ, được coi là thành công và tiêu biểu cho thể loại truyện
truyền kỳ ở thế kỷ XVIII.
Truyền kì tân phả được ghi chép từ sớm, có nhiều bản in và chép tay được lưu giữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, về nguồn gốc tác phẩm có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo Phan Huy Chú thì Truyền kì tân phả do Đồn Thị Điểm soạn gồm có 06 truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển); Vân Cát thần nữ (Nữ thần ở Vân Cát); An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp); Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu); Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khơn chịu nhịn mèo); Hồnh sơn tiêu cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn).
Cuốn Truyền kì tân phả do Lạc Thiện Đường ấn hành năm Tân Mùi (1811) bao gồm 6 truyện là: Hải khẩu linh từ,Vân Cát thần nữ,An Ấp liệt nữ,
Bích Câu kì ngộ, Long hổ đấu kì, Tùng bách huyết thoại. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng Truyền kì tân phả có vài truyện do nhà xuất bản Lạc Thiện Đường
thêm vào. Có thể Đồn Thị Điểm không phải là tác giả của hai truyện Tùng bách thuyết thoại, Long hổ đấu kì.
Trong Nam sử tập biên (Q5,viết 1724) và Gia phả họ Đồn thì Truyền kì
tân phả chỉ có 3 truyện: Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ.
Truyền kì tân phả do Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp tuyển dịch gồm 4 truyện, do NXB Giáo dục ấn hành năm 1963:
- Hải Khẩu linh từ mục - Vân Cát thần nữ lục - An Ấp liệt nữ lục - Bích Câu kì ngộ
Ở đề tài này chúng tôi nghiên cứu theo bản Truyền kì tân phả do Ngơ
Đánh giá về giá trị của Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú cho rằng: “Văn từ đẹp đẽ nhưng khí cách hơi yếu, khơng được bằng sách trước [tức Truyền kỳ
mạn lục]”. Các nhà nghiên cứu hiện đại cũng thường khe khắt khi đề cập đến
những nhược điểm của Truyền kỳ tân phả như cho rằng các truyện trong tác phẩm nhìn chung nặng nề, nhẹ về kể chuyện, nặng về phô trương kiến thức ; hay cho rằng việc hướng vào thực tại chính là đã vặt trụi đơi cánh truyền kỳ của tác phẩm. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ văn học nữ quyền hay là giá trị nhân đạo của tác phẩm, đặc biệt là góc độ tương tác giữa văn học trung đại và văn hóa dân gian, Truyền kỳ tân phả lại cho ta thấy những nét đẹp và giá trị riêng.
Ra đời trong môi trường văn học đặc biệt của thế kỷ XVIII - thế kỷ vàng của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với địa vị thống trị của hình tượng nữ, lại được viết bởi chính một tác giả nữ, Truyền kỳ tân phả do vậy đã trở thành thứ vật dẫn biểu hiện cho việc đề cao nữ quyền. Những truyện trong Truyền kì
tân phả được xây dựng từ những nhân vật có thật trong lịch sử hoặc theo
truyền thuyết dân gian, đều có ý thức đề cao người phụ nữ. Xoay quanh những câu chuyện về cuộc đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam được biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Đây là một hình thức nghệ thuật khá phổ biến trong văn xi Việt Nam kể từ sau Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ở thế kỉ XVI. Ra đời sau Thánh Tơng
di thảo và Truyền kì mạn lục ngót hai thế kỉ, nhưng Truyền kì tân phả đã
không tiến kịp hai tác phẩm trên về nội dung và nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu cho rằng các truyện trong truyền kì tân phả có kết cấu lỏng lẻo, trau chuốt nhiều đến câu chữ, lời văn hơn là diễn biến nội tại tác phẩm. Tuy nhiên đây là một tác phẩm văn xuôi báo hiệu bước mở đầu của trào lưu “nhân đạo chủ
nghĩa” trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.