Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Một số tác phẩm truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
1.2.3. Lan Trì kiến văn lục
Nếu như giai đoạn trước nổi bật lên cây bút tài hoa Nguyễn Dữ, thì đến giai đoạn sau với Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh cũng trở thành một trong những tác giả tiêu biểu cho thể loại truyện truyền kì của văn học trung đại Việt Nam.
Vũ Trinh (1759- 1828) tên tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh, biệt hiệu là Lai Sơn, Lan Trì ngư giả, đạo hiệu Hải Âu hịa thượng. Ơng là người làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Vũ Trinh xuất thân từ một gia đình có nề nếp thi thư. Ơng nội Vũ Trinh hiệu là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ thời Lê, làm quan đến Thượng thư bộ binh. Cha ông tên là Triệu, cũng đỗ Hương tiến làm quan đến chức Tham Nghị. Cũng như Nguyễn Dữ, Vũ Trinh vốn nổi tiếng thông minh từ nhỏ, 17 tuổi đỗ Hương tiến, được tập ấm chức tri phủ Quốc Oai, tước Lan Trì bá.
Với tài năng ấy Vũ Trinh có thể thành cơng trên con đường hoạn lộ, hơn nữa ơng cịn có thể góp phần vào sự phát triển đi lên của đất nước. Nhưng cuộc đời ông đã phải trải qua những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Năm 1976, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, được Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho. Năm sau, Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, các thế lực quân phiệt cát cứ đánh lộn lẫn nhau, vua Lê phải triệu Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp. Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọi quyền hành, lấn át vua Lê. Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bàn mưu giết Hữu Chỉnh. Vũ Trinh can vua, vì cho rằng bên ngồi giặc đang mạnh có ý đồ xâm lược nước ta, trong khi Hữu Chỉnh là một bề tơi có quyền thế.
Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc, cha con Vũ Trinh đón vua, dốc hết sản nghiệp lo vào việc quân, theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam…
Năm 1789, khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược, các cựu thần văn võ nhà Lê đều chạy trốn cả. Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đón rước, đem trâu rượu đi khao quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị hỏi Vũ Trinh về tình hình trong nước, Trinh ứng đối giỏi, được Nghị khen là có tài hùng biện. Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về Thăng Long phong cho Vũ Trinh là Tham tri chính sự.
Mùa xuân năm ấy, khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Trung Quốc. Vũ Trinh chạy theo không kịp, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho Tây Sơn.
Vũ Trinh là người học vấn uyên bác, văn chương hàm súc, trau chuốt. Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm giữ vị trí quan trọng nhất là
Lan Trì kiến văn lục, hay còn gọi là Kiến văn lục.
Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kì có 45 truyện, viết bằng văn xi chữ Hán. Tác phẩm viết về nhiều đề tài khác nhau: Chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện giáo dục thi cử, chuyện báo ứng ln hồi, chuyện kì qi khó tin phần lớn được sáng tác trên cơ sở những truyền thuyết lưu hành trong nhân dân mà Vũ Trinh thu thập trong những năm về vùng Hồ Sơn.
Bên cạnh một số truyện tản mạn, gặp gì ghi nấy thì tập truyện của Vũ Trinh khá nhất quán về chủ đề tư tưởng cũng như về phong cách nghệ thuật. Phá vỡ “khuôn phép” của những con người thời đại là chủ đề nổi bật nhất trong tác phẩm. Sự phá vỡ đó có thể theo chiều hướng thối hóa tiêu cực, con người trở nên tàn bạo, mất hết nhân tính. Trên phương diện này, Vũ Trinh dùng ngịi bút của mình đã phê phán nghiêm khắc những kẻ xấu xa như vậy. Ngược lại, ơng ln dành tình cảm u thương, trân trọng những thân phận đầy bất hạnh. Ơng xót xa trước những bi kịch của con người và ngợi ca những thân phận dù bị cuộc đời dày xéo song phẩm chất vẫn tỏa sáng. Có nhiều truyện được tác giả đầu tư công phu, hầu hết được viết ngắn gọn, chặt chẽ, xúc tích, đầy kịch tính, tình huống gay cấn hấp dẫn. Tư tưởng của truyện hầu như được hình thành các sự kiện cốt truyện. Truyện của ơng có sức khơi gợi lớn, ln làm cho độc giả phát huy trí tưởng tượng cao độ, như một bức tranh tương phản rõ rệt, đặc biệt ông dành viết nhiều chuyện cho người phụ nữ.
Nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trinh khá đa dạng. Có nhân vật kì lạ, nhân vật là vật được nhân hóa, và loại nhân vật là người bình thường. Nhân vật là phương tiện ông dùng để phản chiếu hiện thực cuộc sống. Đặc biệt một loại
hình cũng khá phổ biến trong tất cả các sáng tác đó những nhân vật mang yếu tố kì ảo, mặc dù đến thời kì này, yếu tố kì ảo trong truyện khơng cịn đậm nét như thời kì trước, nhưng cũng đã vào trang viết của ông rất tự nhiên, mang đặc trưng của truyện truyền kì.
“Lan Trì kiến văn lục có thể nói là tác phẩm cuối cùng của thể loại truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại” [50. tr119] và là cống hiến đặc sắc
của Vũ Trinh cho văn học nước nhà. Tác giả đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở khoảng trời đất vơ cùng này tưởng chừng như đó chỉ là một câu chuyện khơ khan nhưng đằng sau nó lại là cả một tấm lịng bao la rộng lớn độ lượng ẩn chứa một nhân sinh quan tiến bộ sâu sắc. Lan Trì kiến văn lục đã có những
đóng góp nhất định cho thành tựu chung của truyện truyền kì Việt Nam trên nhiều phương diện, song đặc biệt là phương diện phản ánh cuộc sống.
Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tơi đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. Về mặt lý luận, chúng tơi tìm hiểu cơ bản trên hai phương diện: thể truyền kỳ và nhân vật văn học đặc biệt là nhân vật kỳ ảo. Có thể nói truyền kì là một trong những thể loại quan trọng của văn học trung đại Việt Nam. Thể loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc, tồn tại và phát triển ở Việt Nam từ thế kỉ X kỉ XIX. Trong văn học nói chung và thể loại truyền kì nói riêng thì nhân vật giữ vị trí quan trọng trong tác phẩm. Riêng với truyện truyền kì, yếu tố truyền kì hay cịn gọi là yếu tố kì ảo thì khơng thể thiếu, nó trở thành đặc trưng của thể loại, và cách xây dựng nhân vật mang yếu tố kì ảo cũng chính là biện pháp nghệ thuật để tác giả khẳng định vị trí, vai trị, sự hấp dẫn và thành công cho tác phẩm thuộc thể truyền kì này. Về mặt thực tiễn chúng tôi cũng điểm qua ba tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến thế kỉ XIX là Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục và Tân truyền kỳ lục để có cái nhìn khái qt về diện mạo của thể loại truyền kỳ giai đoạn này đồng thời có những hình dung bước đầu về hệ thống nhân vật mà các tác giả đề cập đến trong những tác phẩm này. Đây là những cơ sở quan trọng để chúng tơi tìm hiểu cụ thể đặc điểm cũng như ý nghĩa của loại nhân vật kỳ ảo trong việc phản ánh nội dung tư tưởng của tác phẩm ở những chương sau của luận văn.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT MANG YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỀN KÌ TÂN PHẢ; TÂN TRUYỀN KÌ LỤC;
LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
Khảo sát những tác phẩm truyện truyền kì Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, chúng tôi nhận thấy số lượng nhân vật trong các truyện truyền kì ở giai đoạn này khơng đa dạng như những giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, tính chất truyền kì vẫn khá rõ nét, bởi lẽ số lượng nhân vật mang yếu tố kì ảo vẫn chiếm khá nhiều trong các tác phẩm truyện truyền kì giai đoạn này. Chúng tơi phân tích những đặc điểm nổi bật của loại hình nhân vật này ở các nhóm sau: