Tân truyền kì lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện kì từ thế kỷ XVIII đến thế kỉ XIX (Trang 32 - 35)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Một số tác phẩm truyện truyền kì từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX

1.2.2. Tân truyền kì lục

Phạm Quý Thích tự là Dữ Đạo, hiệu Lập Trai, cịn có biệt hiệu là Thảo Đường cư sĩ. Ông người xã Hoa Đường (Lương Đường), huyện Đường An, phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (nay là làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Sau ông chuyển lên ở phường Báo Thiên (thôn Tự Tháp), huyện Thọ Xuân, phủ Phụng Thiên (sau đổi là phủ Hoài Đức) (nay là phường Hàng Vải, Hồn Kiếm, Hà Nội). Cha của Phạm Q Thích là Phạm Huyền, đỗ Hương cống khoa Canh Ngọ (1750), làm quan đến chức Tham nghị. Mẹ ông là bà họ Vũ. Ông sinh ngày 19 tháng 11 năm Canh Thìn (1760) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 nhà Lê, mất ngày 29 tháng 3 năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825).

Lúc nhỏ, ông theo học mấy vị thầy nổi tiếng như Vũ Tông Diễm (đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Dần - 1772, làm quan đến Hiến sát sứ Sơn Nam) và Nguyễn Huy Oánh (Thám hoa Đình nguyên khoa Mậu Thìn - 1748, làm đến Thượng thư). Năm 18 tuổi, Phạm Quý Thích đi thi Hương, đỗ thứ hai (khoa Đinh Dậu (1777). Đến năm Kỷ Hợi (1779), ông đỗ Tiến sĩ cùng với Lê Huy Trâm và Phạm Nguyễn Du.

Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo kiêm Giám sát Ngự sử đạo Kinh Bắc. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), được thăng chức Hàn lâm viện Hiệu lý kiêm Tri công phiên. Trong vụ kiêu binh Thanh Nghệ làm loạn, ơng có cơng vỗ về và góp sức làm dịu tình hình. Bùi Huy Bích đề cử ông làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc, nhưng không được phê duyệt, được nghỉ tạm dưỡng bệnh. Năm Bính Ngọ (1786) Tây Sơn ra Bắc, Phạm Quý Thích sau khi phị chúa bất thành, bèn chạy về làng Cổ Linh với cha mẹ. Lê Chiêu Thống lên ngôi vời ông ra, ông từ chối. Trịnh Bồng mời ra ở chức cũ, ông cũng làm khải từ chối. Sau, ơng có ra làm chức Đơng các Hiệu thư kiêm Thiêm sự. Rồi lại được điều lên làm Hiệp trấn Kinh Bắc, nhưng thường bỏ nhiệm sở về nơi trọ ở Cổ Linh. Tây Sơn ra Bắc lần hai, Phạm Quý Thích khơng chịu kí vào hai tờ

biểu “hàng phụ” và “khuyến tiến” nên bị giam lỏng. Khi Lê Chiêu Thống đưa Tôn Sĩ Nghị sang, ông được người gác tha cho. Tây Sơn ra đánh quân Thanh, ông không theo được vua Lê bèn trốn chạy lên tận Yên Thế, rồi cuối cùng ngụ trong nhà họ Trần ở n Phong. Ở đó, ơng giả làm thày dạy dỗ học trị, và có lần mưu chống Tây Sơn nhưng việc khơng thành.

Đầu triều Nguyễn (1802), Phạm Quý Thích được gọi ra làm Thị trung Học sĩ. Ơng thối thác nhưng khơng được, cuối cùng vẫn phải làm việc, có cơng đề cử nhiều kẻ sĩ triều Lê cũ.

Phạm Q Thích là người có nhiều đóng góp to lớn về giáo dục, văn học, những mảng này được coi là thành công lớn nhất trong cuộc đời ông, đặc biệt là về mảng thơ chữ Hán như:

- Thảo Đường thi nguyên tập - Lập Trai văn tập

Tân truyền kỳ lục là tập truyện đặc sắc của Phạm Quý Thích. Nằm trong

“phả hệ” truyền kỳ, tác phẩm này ra đời sau Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đến khoảng xấp xỉ hai thế kỷ rưỡi, và trước những Tang thương ngẫu lục, Vũ

trung tùy bút, Vân nang tiểu sử... Nếu xét trong tiến trình của truyện truyền kỳ

trung đại thì Tân truyền kỳ lục nằm ở giai đoạn thứ 3 - cũng là giai đoạn khép lại của thể loại. Điểm đặc biệt là tác phẩm của Phạm Quý Thích là một trong không nhiều tác phẩm thuần túy là truyện, khơng có ký hoặc tản văn xen lẫn vào. Chính vì có thể nằm ở giai đoạn đã chín muồi của thể loại mà các truyện đều được viết chắc tay, chững chạc về cả nội dung và nghệ thuật.

Kết cấu các truyện đều được chia làm 3 phần. Phần đầu giới thiệu về nhân vật, có cả niên đại, tên hiệu, quê quán, chí hướng, nghề nghiệp. Không gian hoạt động của các nhân vật là giai đoạn cuối Lê và thời Tây Sơn. Thậm chí các truyện ghi lại cả những sự kiện đúng với chính sử. Phần tiếp theo là phần chính của truyện, được tính từ khi bước ngoặt truyện xảy ra. Ở Ve sầu và nhặng xanh là lúc nhân vật

thầy giáo “đến chơi chùa An Lạc, giữa đường gặp một người lạ đưa cho mấy viên kim đan. Ông đem uống luôn, bất giác thấy thần thái thanh thản, phủ tạng nhẹ nhõm, hiểu biết tiếng nói các lồi vật”. Ở Con chó nhà nghèo có nghĩa là lúc con chó Hàn Lư sủa dọa gã nhà giàu họ Trương và “nói thành tiếng người”. Nhưng điều đáng nói là câu chuyện xảy ra dường như khơng dính dáng đến nhân vật làm thầy nữa, mà biến thành các đối thoại giữa hai “nhân vật” khác hẳn, còn nhân vật làm thầy chỉ là người chứng kiến, đưa đẩy, đơi lúc phẩm bình.

Các đối thoại giữa ve sầu và nhặng xanh (Ve sầu và nhặng xanh), giữa chú khuyển Hàn Lư với họ Trương (Con chó nhà nghèo có nghĩa) được tác giả nhân cách hóa như các đối thoại giữa người với người. Nói cách khác, hai cặp đối thoại thì chỉ có một nhân vật là người thật.

Phần cuối cùng các truyện thường là một lời bình luận, đánh giá về thiện ác, xấu tốt, trung nịnh. Phần này là lời tác giả, mang tính tư tưởng.

Nhân vật chính trong truyện của Phạm Quý Thích hầu hết là các con vật, được khốc vẻ linh, nói được tiếng người. Đây cũng là thủ pháp quen thuộc từng thấy trong tự sự dân gian: các con vật nói tiếng người. Nên có thể nói, cái "kỳ" trong truyện Phạm Q Thích là khơng mới. Cái tác giả đạt tới được, mà người đọc cũng cảm nhận rõ, là tính chất ngụ ngơn sâu sắc.

Điểm nữa cũng cần chú ý là các truyện trong Tân truyền kỳ lục đều được viết bằng biền văn, câu văn gọt rũa, đối ngẫu cân chỉnh, ý tứ sâu sắc. Ngoài phần văn xi, các truyện cũng có nhiều đoạn văn vần đan xen mà hầu hết là thơ ở các thể tứ tuyệt, bát cú, ngũ ngơn. Đấy cũng là hình thức tự sự - trữ tình thường thấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật mang yếu tố kì ảo trong truyện kì từ thế kỷ XVIII đến thế kỉ XIX (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)