Chuỗi ảnh chỉ số thực vật tăng cƣờng đa thời gian

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG ẢNH vệ TINH MODIS GIÁM sát lũ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG năm 2012 (Trang 41 - 44)

 Ảnh chỉ số thực vật tăng cƣờng (Enhance Vegetation Index).

Ảnh EVI phản ánh trạng thái thực vật ở mỗi thời điểm khác nhau trong năm, là một chỉ số quan trọng trong phân loại để đánh giá sự hiện diện của thực vật đồng thời xác định những điểm ảnh liên quan đến nƣớc.

Trong nghiên cứu này chỉ số thực vật tăng cƣờng EVI đƣợc sử dụng thay thế cho chỉ số thực vật NDVI vì một số tính ƣu của nó và đƣợc xác định theo công thức:

EVI = 2,5 * (NIR – RED) / [NIR + 6 * RED – 7,5 * BLUE + 1] (Nguồn: Islam S. A., et al., 2009).

34

Trong đó:

- NIR: phản xạ phổ của kênh hồng ngoại gần. - RED: phản xạ phổ của kênh đỏ.

- BLUE: phản xạ phổ của kênh xanh da trời.

Trong hộp thoại Band Math nhập công thức tính EVI với kênh RED, NIR, BLUE lần lƣợt tƣơng ứng với kênh 1, 2, 3 trong ảnh MOD09A1. Áp dụng phần mây đã đƣợc lọc ra vào ảnh EVI đã đƣợc tạo, kết quả cuối cùng tạo đƣợc ảnh chỉ số EVI không mây KVNC.

 Chuỗi ảnh chỉ số thực vật tăng cƣờng đa thời gian.

Ảnh EVI đƣợc tạo ra ở mỗi thời điểm phản ảnh trạng thái thực vật khác nhau ở khu vực ĐBSCL thông qua các cấp độ xám nhất định. Tùy thuộc vào giá trị EVI tại một thời điểm cao hay thấp mà mức độ sáng, tối trên ảnh đƣợc thể hiện khác nhau. Các ảnh đƣợc chụp tại các giai đoạn khác nhau trong năm đƣợc liên kết lại với với nhau thành chuỗi ảnh chỉ số thực vật tăng cƣờng nhằm dễ dàng theo dõi những thay đổi về trạng thái lớp phủ bề mặt trong năm 2012 ở ĐBSCL. Chuỗi ảnh EVI đƣợc tạo thông qua chức năng Save file As trên phần mềm ENVI.

Chỉ số EVI càng cao cho thấy sự phản xạ càng mạnh của thực vật ứng với những tone màu sáng, qua đó phản ánh lớp phủ thực vật càng dày đặc và ngƣợc lại tại những thời điểm giá trị EVI thấp phản ánh tình trạng thƣa thớt của lớp phủ thực vật (hình 1, phụ lục 1). Giá trị EVI có thể giảm dần chỉ bằng 0 đối với những khu vực rất ít thực vật hoặc không có sự hiện diện của thực vật và đôi khi mang giá trị âm đối với những khu vực bị ngập nƣớc.

Ảnh EVI của từng tháng trong năm 2012 đƣợc trình bày đại diện ở hình 4.2 cho thấy sự thay đổi thực vật theo thời gian.

35

Hình 4.2. Ảnh chỉ số EVI khu vực nghiên cứu

Chuỗi ảnh EVI đƣợc tạo ra cung cấp cái nhìn tổng quan về sự thay đổi trạng thái của lớp phủ thực vật qua từng giai đoạn trong năm 2012. Ảnh EVI đƣợc trình bày trong hình 4.2 với các tone màu tối ứng với giá trị EVI cao, ngƣợc lại tone màu sáng ứng với giá trị EVI thấp. Đối tƣợng quan tâm của nghiên cứu là những vùng ngập nƣớc tƣơng ứng với tone màu sáng đƣợc thể hiện trên ảnh.

Trong khoảng thời gian từ 27/07/2012 - 04/08/2012 tình trạng của thảm thực vật ở các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL bắt đầu có sự thay đổi, chỉ số EVI biến đổi theo chiều hƣớng giảm dần đồng nghĩa với việc thảm thực vật ít dần đi, tone màu trên ảnh EVI tại những khu vực đầu nguồn sáng lên so với những thời điểm trƣớc đó. Đến khoảng đầu

04/08/2012 27/07/2012 23/10/2012 25/06/2012 24/05/2012 06/04/2012 13/03/2012 26/02/2012 01/01/2012 04/08/2012 05/09/2012 27/07/2012 18/12/2012 08/11/2012

36

tháng 9 thảm thực vật có sự thay đổi rõ rệt hơn thực vật trở nên thƣa thớt, tone màu sáng với diện tích ngày càng tăng và lan rộng ra các tỉnh lân cận trong KVNC. Nhƣng đến thời điểm cuối năm vào giữa tháng 12 thảm thực vật bắt đầu trở nên dày đặc và dần khôi phục lại tình trạng ban đầu nhƣ những tháng đầu năm trƣớc đó.

Sự thay đổi liên tục trạng thái thực vật tại các thời điểm khác nhau ở cuối năm tƣơng đồng với thời gian xuất hiện lũ tại ĐBSCL, trên cở sở thay đổi các khoảng giá trị EVI theo thời gian có sự đánh giá tổng quan về thay đổi trạng thái lớp phủ thực vật đồng thời phát hiện đƣợc sự hiện diện của nƣớc trên bề mặt.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG ẢNH vệ TINH MODIS GIÁM sát lũ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG năm 2012 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)