Phƣơng pháp tạo chuỗi ảnh EVI, LSWI, DVEL không mây

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG ẢNH vệ TINH MODIS GIÁM sát lũ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG năm 2012 (Trang 37 - 38)

 Phƣơng pháp lọc mây

Dữ liệu ảnh MODIS bị mây che phủ gây hạn chế đối với ngƣời sử dụng:

- Trong quá trình giải đoán ảnh viễn thám bằng mắt, những đối tƣợng mặt đất bị mây che phủ sẽ bị khuất tầm nhìn bởi mây và bóng mây.

- Trong quá trình xử lý ảnh số, những giá trị nếu bị ảnh hƣởng bởi mây sẽ bị biến đổi gây nhầm lẫn trong quá trình chiết tách thông tin mặt đất bằng đồ thị phổ và nhằm lẫn trong quá trình phân loại ảnh viễn thám cũng nhƣ trong quá trình tính toán và chiết xuất ra kết quả về các đối tƣợng bề mặt đất.

Chính vì ảnh MODIS thƣờng xuyên bị mây che phủ với diện tích khá lớn đã gây ảnh hƣởng tới việc quan sát các đối tƣợng trên ảnh và làm giảm độ chính xác. Trong nghiên cứu này, vấn đề chủ yếu là theo dõi diễn biến của lũ nên việc loại bỏ mây càng trở nên quan trọng. Vì vậy, phải loại bỏ mây tại những khu vực có đối tƣợng nghiên cứu bị mây che phủ nhằm cho kết quả giải đoán đƣợc chính xác đảm bảo độ tin cậy cao trong quá trình xử lý phân tích dữ liệu.

30

Những điểm ảnh bị ảnh hƣởng bởi mây sẽ đƣợc phát hiện và loại bỏ nếu phản xạ của kênh Blue ≥ 0,2 là một phƣơng pháp loại mây khá thành công đƣợc sử dụng trong những nghiên cứu ngoài nƣớc trƣớc đây đã đƣợc kế thừa trong đề tài.

 Phƣơng pháp tạo ảnh chỉ số EVI, LSWI, DVEL không mây khu vực nghiên cứu

 EVI: là ảnh chỉ số thực vật tăng cƣờng (Enhance Vegetation Index) là ảnh đƣợc tăng cƣờng từ ảnh NDVI (Normalized Difference Vegetation Index). Chỉ số EVI của ảnh MODIS đƣợc tính toán dựa trên 3 band là: red, blue, NIR (hồng ngoại gần), chỉ số EVI cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho sự thay đổi của thực vật theo không gian và thời gian.

Để tiến hành tạo ảnh EVI cho từng thời điểm trong năm ta sử dụng công thức: EVI = 2.5 * (NIR – RED) / [NIR + 6 * RED – 7.5 * BLUE + 1]

Trong đó:

- NIR: phản xạ phổ của kênh hồng ngoại gần. - RED: phản xạ phổ của kênh đỏ.

- BLUE: phản xạ phổ của kênh xanh da trời.

 Chỉ số nƣớc bề mặt lớp phủ (Land Surface Water Index – LSWI): biểu thị mức độ thay đổi hàm lƣợng nƣớc của lớp phủ bề mặt, đƣợc xác định theo công thức: LSWI = (NIR – SWIR) / (NIR + SWIR)

Trong đó:

- NIR: phản xạ phổ của kênh hồng ngoại gần. - SWIR: phản xạ phổ của kênh hồng ngoại ngắn.  DVEL: là sự khác biệt giữa chỉ số EVI và LSWI

DVEL = EVI – LSWI

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG ẢNH vệ TINH MODIS GIÁM sát lũ ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG năm 2012 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)