Để có sự đánh giá chính xác về hiện trạng cũng nhƣ diễn biến lũ khu vực ĐBSCL cần thiết phải có sự phân biệt rõ ràng giữa những điểm ảnh liên quan đến nƣớc, nhằm cung cấp cái nhìn chính xác hơn về sự thay đổi không gian ngập lũ theo thời gian năm 2012.
Chỉ số EVI ≤ 0,1 giúp phát hiện những điểm ảnh lũ nhƣng đồng thời bao gồm cả những khu vực bị ngập dài hạn (sông, khu vực nuôi trồng thủy sản). Việc tách những khu vực ngập dài hạn ra khỏi điểm ảnh lũ nhằm tạo ra kết quả phân loại tốt nhất cho quá trình giải đoán.
Từ kết quả phân loại những điểm ảnh nƣớc cũng nhƣ điểm ảnh hổn hợp, không gian ngập đƣợc hiển thị càng cụ thể hơn. Những khu vực ngập dài hạn đƣợc tách ra thông qua giá trị chỉ số EVI ≤ 0,1 kết hợp với khoảng thời gian ngập > 180 ngày, tạo cái nhìn chính xác về không gian ngập lũ ở ĐBSCL năm 2012. Những khu vực ngập dài hạn ở các tỉnh ven biển chủ yếu là phần diện tích nuôi trồng thủy sản và ít bị ảnh hƣởng bởi lũ (Ngô Thanh Thoảng, 2012). Việc tách những khu vực ngập dài hạn ra khỏi những điểm ảnh nƣớc giúp quá trình theo dõi diễn biến lũ cùng việc tính toán xác định diện tích ngập lũ trong năm 2012 ở các tỉnh ĐBSCL đƣợc thực hiện dễ dàng hơn.
Lũ biến đổi từng ngày và không gian ngập lũ cũng thay đổi liên tục theo thời gian, việc theo dõi lũ thông qua các số liệu mực nƣớc đơn thuần chỉ xác định sự thay đổi diện tích mực mặt nƣớc theo thời gian. Tuy nhiên, với việc sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS cho thấy sự thay đổi diện tích mặt nƣớc cả về không gian lẫn thời gian, cung cấp cái nhìn rõ ràng và trực quan hơn khi các đối tƣợng ngập nƣớc đƣợc thể hoàn toàn trên ảnh.
50
51
52
53
Khu vực ngập dài hạn đƣợc tách ra dựa vào thời gian ngập > 180 ngày giúp việc hiển thị sự phân bố không gian ngập lũ theo thời gian chính xác hơn đồng thời giúp quá trình theo dõi diễn biến lũ tại ĐBSCL năm 2012 đƣợc dễ dàng hơn.
Có thể thấy, thời gian ngập lũ của ĐBSCL năm 2012 bắt đầu vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 diện tích ngập lũ xuất hiện đầu tiên ở các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL nhƣ An Giang, Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang sau đó tăng dần trong những khoảng thời gian kế tiếp. Đến cuối tháng 8 diện tích ngập lũ lan rộng ra các tỉnh còn lại trong khu vực. Diện tích ngập lũ liên tục tăng nhanh trong các tháng tiếp theo và đạt cực đại vào khoảng giữa tháng 10, đến đầu tháng 12 diện tích ngập lũ bắt đầu giảm dần.
Tuy thời gian bắt đầu ngập lũ không đồng nhất đối với các tỉnh nhƣng nhìn chung đỉnh lũ xuất hiện hầu hết ở các tỉnh đều trong khoảng giữa tháng 10, sau đó diện tích ngập lũ giảm đáng kể vào 2 tháng cuối năm.