Xác định bề rộng làm việc tối ưu Btư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số thông số sử dụng và kết cấu hợp lý cho liên hợp máy thu hoạch nghêu (Trang 63 - 65)

2 (-9) Qua công thức trên ta thấy thành phần lực cản lăn P fn phụ thuộc vào các

2.7.1. Xác định bề rộng làm việc tối ưu Btư

Bề rộng làm việc của liên hợp máy là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất W (W = B.V) và do đó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sử dụng khác. Khi tăng bề rộng làm việc , năng suất sẽ tăng, nhưng đồng thời lực cản kéo của cày cũng tăng dẫn đến làm giảm vận tốc làm việc (theo khả năng làm việc của động cơ). Do đó cần phải lựa chọn bề rộng làm việc như thế nào để hiệu quả sử dụng của liên hợp máy đạt cao nhất có thể. Theo khả năng kéo của máy kéo , bề rộng làm việc được xác định sao cho hiệu suất kéo hK của máy kéo đạt cao nhất. Nó có thể được xác định theo công thức:

K P P P B ktufc  max (2-49) Trong đó :

Pktu  lực kéo danh nghĩa ( hay lực kéo tối ưu) của máy kéo; Pfc  lực cản lăn của máy đào (nếu có);

K  lực cản riêng của máy đào, tính theo bề rộng làm việc ( N/m hoặc kG/cm).

Lực kéo danh nghĩa của máy kéo được xác định dựa trên đường đặc tính kéo thế năng hoặc đường đặc tính hiệu suất kéo (hình 2.11).

Ở các máy kéo dùng hộp số cơ học, lực kéo danh nghĩa Pktu sẽ được chọn với số truyền có công suất kéo cực đại gần với điểm cực đại của đường đặc tính kéo thế năng (đường bao của các điểm cực đại của các đường cong công suất kéo ở tất cả các số truyền). Trong trường hợp này cùng với việc xác định bề rộng làm việc sẽ đồng thời lựa chọn số truyền làm việc, nghĩa là chọn luôn vận tốc làm việc. Tuy nhiên, vận tốc làm việc không được chọn quá giới hạn cho phép nhằm đảm bảo được điều kiện làm việc bình thường của người lái máy kéo và đảm bảo chất lượng công việc của liên hợp máy .

PK PKtu PKtu hKmax hK hK d

Hình 2.11. Đường đặc tính hiệu suất kéo của máy kéo

Lực cản riêng của bộ phận đào K được xác định theo mục đích nghiên cứu. Khi tính toán thiết kế máy đào, giá trị K sẽ được chọn theo số liệu thống kê đặc trưng cho loại đất mà sau này liên hợp máy thu hoạch nghêu đang tính toán sẽ làm việc nhiều nhất trên loại đất đó. Còn khi tính toán sử dụng liên hợp máy thì hệ số K được xác định theo điều kiện đất đai cụ thể. Tất nhiên trong cả hai trường hợp, Pktu và K phải được xác định trong cùng điều kiện đất đai.

Việc lựa chọn bề rộng làm việc tối ưu theo phương pháp trên cần phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn về chi phí năng lượng riêng, nhất là ở các loại bãi có chiều dài ngắn vì khi bề rộng tăng sẽ đòi hỏi diện tích quay vòng lớn hơn.

Công thức (2-49) sẽ chính xác hơn và phù hợp hơn với mục đích thiết kế cày nếu lực cản riêng K được tính theo một đơn vị tiết diện thẳng đứng của thỏi đất. Khi đó công thức (2-49) có thể viết lại:

Kh P P B ktufc  max (2-50) Trong đó : K  lực cản riêng; N/m2 hoặc kG/cm2; h  độ sâu đào, m hoặc cm .

Khi nghiên cứu sử dụng , bề rộng làm việc của các máy công tác thường cố định hoặc ít thay đổi. Do đó nếu chọn một trong một số loại máy có sẵn thì cần chọn sao cho càng đáp ứng được điều kiện (2-49) hoặc (2-50) thì càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số thông số sử dụng và kết cấu hợp lý cho liên hợp máy thu hoạch nghêu (Trang 63 - 65)