Những năm gần đây ở nước ta do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự gia tăng không ngừng về dân số, mức độ đô thị hóa ngày càng cao làm tăng nhanh nhu cầu về đồ gỗ. Ngành chế biến gỗ đang đứng trước thực trạng bị thiếu nguyên liệu tầm trọng, vì vậy việc chuyển đổi cây gỗ mọc nhanh rừng trồng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất cộng với việc sử dụng gỗ hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay trong chế biến gỗ. Các hướng nghiên cứu phục vụ mục đích này là tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tìm kiếm loại sản phẩm mới cũng như nâng cao, đổi mới công nghệ, thiết bị để cho ra sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Ván ghép thanh là một loại hình sản phẩm ván nhân tạo, nó xuất hiện từ rất sớm nhưng nó chỉ được phát triển mạnh sau năm 1970, khu vực có khối lượng lớn nhất là Châu Âu, tiếp theo là Châu Mỹ, ở Châu Á thì Nhật Bản là nước sản xuất ván ghép thanh nhiều nhất, sau đó đến Hàn Quốc, Indonesia.
Ở Việt Nam ngành sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván ghép thanh nói riêng tuy đã được quan tâm, nhưng sản xuất vẩn còn ở quy mô nhỏ. Để đáp ứng được dây chuyền sản xuất, tùy vào loại chi tiết của sản phẩm mà nhà máy cần phải sử dụng ván ghép thanh để phục vụ cho cả dây chuyền sản xuất.
Nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh chủ yếu là tận dụng gỗ có đường kính nhỏ và một số loại gỗ tận dụng khác. Nhưng yêu cầu nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh không được mục nát, mối mọt, khuyết tật, mắt chết… phải phân loại gỗ. Để đảm bảo yêu cầu nguyên liệu ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng như sau:
- Các thanh ghép thành phần phải cùng một loại cây hoặc các cây có tính chất gần giống nhau, không cho phép ghép lẫn gỗ mềm với gỗ cứng;
- Các thanh ghép thành phần cần phải được sấy đến độ ẩm 6 – 12%; - Vết nứt trên thanh ghép thành phần nhỏ hơn 200 mm, không cho phép mục, mối mọt;
- Nếu thanh ghép có đường kính mắt lớn 10 mm phải được cắt bỏ;
- Hai thanh ghép liền kề nhau không được trùng mạch ghép, khoảng cách các mạch ghép theo chiều dài lớn hơn 50 mm;
- Khe hở giữa các thanh ghép thành phần trên mặt chính nhỏ hơn 1 mm, mặt cạch nhỏ hơn 3 mm.
Ván ghép thanh được chia ra thành một số dạng chủ yếu sau: - Ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt (Laminated board) - Ván ghép thanh khung gỗ (Veneer spaced lumber)
- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt (Core plywood/ Block board/ Lamin board);
Ván ghép thanh là loại ván được hình thành từ việc dán ghép từ các thanh gỗ có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định, tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn, khả năng sử dụng cao hơn.
Ván ghép thanh được sản xuất theo nhiều phương pháp khác nhau dẫn đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến sự co rút, sự liên kết giữa các thanh ghép, khả năng ổn định của ván dẫn đến hiện tượng cong vênh của ván ghép hay hiện tượng bong mối ghép do nội lực co rút sinh ra.
Quy trình sản xuất ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt gồm các bước sau:
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất có một số yêu cầu sau:
- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách; - Đảm bảo độ kín khít khi xếp các thanh ghép lên máy cảo;
- Xếp các thanh ghép liền nhau theo phương pháp đối xứng vòng năm; - Hai thanh ghép liền nhau không được trùng mạch ghép;
- Chiều dài thanh ghép không hạn chế tùy thuộc vào khả năng tận dụng của gỗ, thông thường chiều dài 170 – 1200 mm;
- Lượng keo kết dính tráng từ 150 – 250 g/m2;
- Lực ép phụ thuộc vào loại gỗ, chất lượng gia công bề mặt thanh. Theo tài liệu công bố của hãng DYNEA thì:
+ Đối với gỗ mềm có Ɣ < 0.5 g/cm3
P = 3 – 10 kgf/cm2 + Đối với gỗ mềm có Ɣ > 0.5 g/cm3
P = 10 – 15 kgf/cm2 Nguyên liệu gỗ
đã qua tẩm sấy Bào 2 mặt
Tráng keo Bào 2 mặt Ghép dọc
Rong cạnh
Cắt ngắn Phay ngón