Tiếng ồn là mô nhiễm môi trường và biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong sản xuất ván ghép thanh tại công ty chế biến gỗ alpha thuộc tỉnh bình dương​ (Trang 76 - 78)

c. Khảo sát môi trường không khí khu vực sản xuất

4.1.1.3. Tiếng ồn là mô nhiễm môi trường và biện pháp xử lý

Trong công đoạn sản xuất ván ghép thanh, các máy móc sử dụng phần lớn đều thuộc những loại thiết bị tạo ra tiếng ồn lớn như: máy cưa đĩa, máy bào, máy ripsaw, máy cảo ghép dọc, máy cảo ghép ngang… trong quá trình gia công âm thanh của chúng tạo ra đều lớn hơn 85 dB (A), có những máy tạo ra âm thanh lớn hơn 130 dB (A). Tiếng ồn tạo ra trong chế biến gỗ không những có hại đối với sức khỏe của người công nhân đang thao tác bên trong nhà máy, mà nó còn gây nhiễu đến đời sống và các hoạt động hàng ngày của khu dân cư lân cận. Đó là một vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt, tìm cách khắc phục, làm thế nào để khống chế được sự ô nhiễm của tiếng ồn trong nhà máy.

Khái niệm về môi trường tiếng ồn

Tiếng ồn là một loại sóng âm nên nó có đầy đủ những tính chất của song âm, từ quan điểm vật lý cho thấy tiếng ồn là tổ hợp của âm thanh có cường độ lớn, tần suất biến đổi không theo một quy luật nhất định và những âm thanh hỗn loạn. Về quan điểm sinh lý tiếng ồn là những âm thanh mà con người cảm thấy khó chịu, có hại cho sức khỏe con người.

Đặc trưng của môi trường tiếng ồn

Môi trường tiếng ồn là sự có hại mang tính cảm giác, nó gây ra ô nhiễm cho môi trường, gây hại cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Nguồn phát ra tiếng ồn là dạng phân tán, khi nguồn phát ra tiếng ồn ngừng phát thì tính nguy hại của nó cũng theo đó mà mất đi, tức là sự ô nhiễm chỉ có tính tạm thời.

-Tác hại của tiếng ồn: tác hại lớn nhất của tiếng ồn là làm tổn thương đến thính giác của con người, tính gây điếc đối với tai có quan hệ mật thiết đến cường độ của tiếng ồn, sự tổn hại phát sinh trong khoảng 25 – 40 dB (A) thì gây ra mực độ điếc nhẹ, nếu phát sinh trong khoảng 60 dB thì gây ra

mức độ điếc trung bình, còn nếu lớn hơn 60 dB thì gây ra mức độ điếc nghiêm trọng. Tỷ lệ phát sinh bệnh điếc có quan hệ tới các nhân tố như loại hình công việc, thời gian tiếp xúc với tiếng ồn. Những người công nhân tiếp xúc trong môi trường tiếng ồn với thời gian dài thì dễ mắc những triệu chứng về thần kinh như: đầu óc căng thẳng, ù tai, mất ngủ, nhức đầu và những bệnh về hệ thống mạch dẫn máu vào tim.

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con người: tiếng ồn đã trở thành một trong những vấn đề ô nhiễm chủ yếu đối với môi trường thành thị, tiếng ồn lớn gây trở ngại nghiêm trọng đối với giấc ngủ, gây nhiễu trong giao tiếp làm cho con người thấy mệt mỏi. Tiếng ồn tạo ra từ các máy chế biến gỗ rất lớn, nếu trong điều kiện không được thiết kế các biện pháp phòng hộ âm thanh hoặc có nhưng không được tốt thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư xung quanh.

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất: tiếng ồn trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, chất lượng không cao, có thể dẫn đến những phát sinh những sự cố khác. Gây tổn hại cho kiến trúc và thiết bị: tiếng ồn và sự rung động từ các máy có tác dụng phá hoại đối với các kết cấu nhà máy, có thể dễ dàng làm hư hỏng các thiết bị điều khiển và các thiết bị khác.

- Tiếng ồn từ máy cưa đĩa và kỹ thuật khống chế: tiếng ồn từ máy

cưa đĩa được tạo thành chủ yếu là do tốc độ quay quá lớn của lưỡi cưa. Khi lưỡi cưa chuyển động quay sẽ tạo ra tiếng ồn dạng khí động học, tiếng ồn do sự rung động của lưỡi cưa, tiếng ồn phát ra từ máy, tạo ra do sự kết hợp và cộng hưởng lẫn nhau của 3 loại trên. Đối với máy cưa đĩa cấp tiếng ồn khi chạy không tải phổ biến là lớn hơn 90 dB (A), trong trường hợp có tải thì có thể đạt tới 110 dB (A), các đỉnh song âm của máy cưa đĩa chủ yếu là thuộc vào khu vực thính giác nhạy cảm của con người, do đó mà nó rất có hại đối với sức khỏe của con người.

- Các phương pháp để làm giảm tiếng ồn của cưa đĩa và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: cải tiến kết cấu của bản thân máy cưa đĩa và cải tiến kết cấu của lưỡi cưa như sau:

+ Làm giảm độ dày của lưỡi cưa,

+ Trong điều kiện công nghệ gia công cho phép nên thu nhỏ đường kính của lưỡi cưa,

+ Làm cho lưỡi cưa có được độ căng phẳng thích hợp, + Trên lưỡi cưa được mở một số lỗ nhỏ đồng đều, + Thiết kế các đĩa ốp lưỡi cưa một cách thích hợp, + Hai cạnh của lưỡi cưa có ốp các vòng giảm rung.

- Tiếng ồn từ máy bào và kỹ thuật khống chế: máy bào có rất nhiều

loại, căn cứ vào công nghệ gia công và công dụng của nó phân ra thành: máy bào thẩm, máy bào cuốn 1 mặt, máy bào 2 mặt, máy bào 4 mặt nhưng nguyên lý tạo ra tiếng ồn của chúng về cơ bản là như nhau, gồm 2 bộ phận chủ yếu là tiếng ồn do chạy không tải và tiếng ồn do cắt gọt. Máy bào thường có tốc độ quay nhanh, tốc độ cắt rất cao nên tiếng ồn tạo ra tương đối lớn. Các biện pháp nhằm giảm sự ô nhiễm của tiếng ồn tạo ra từ máy bào có: sử dụng những loại dao cắt tạo ra mức độ ồn thấp, xử lý cân bằng đối với các trục dao của máy bào, lựa chọn tốc độ quay của trục dao một cách hợp lý, trên nắp đậy ở phía sau của trục dao nên thiết kế máng tiêu âm, cải tiến đối với tấm dẫn nguyên liệu sử dụng biện pháp che đậy, sử dụng tường cách âm,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong sản xuất ván ghép thanh tại công ty chế biến gỗ alpha thuộc tỉnh bình dương​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)