Được báo cáo đầu tiên bởi McLean, Stern và Francois từ những năm 1950 [38,57,72], về lâm sàng bệnh glụcụm do corticoid giống với glụcụm gúc mở tiờn phỏt. Bệnh cũng có thể gây ra các biến đổi tương tự không phục hồi ở
thị thần kinh, thị trường. Tiếp theo đó, đã có nhiều báo cáo được tóm tắt ngắn gọn ở trong nhiều tài liệu chuyên ngành [29,69,76,81]. Họ đã chứng minh rằng sự phát triển của tăng nhãn áp là do sử dụng corticoid gây ra và sự phát sinh glụcụm thứ phát từ các loại corticoid khác nhau, được sử dụng theo các đường dùng thuốc khác nhau.
Trong thời kỳ đầu của thập niên những năm 1960, Armaly [15] và Becker [20] đã nghiên cứu độc lập với nhau về hiệu quả tăng nhãn áp của các corticoid có tác dụng mạnh là dexamethasone và betamethasone. Trong một quần thể người bình thường, tra dung dịch 0,1% các corticoid nói trên 3 đến 4 lần mỗi ngày, kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Kết quả là tăng mức nhạy cảm lên gấp 3 lần:
4% đến 6% các đối tượng được coi là “ nhạy cảm cao”. Nhãn áp của họ đạt mức trên 31mmHg hoặc tăng thêm 15mmHg so với mức nhãn áp trước khi nhỏ thuốc.
33% các đối tượng được coi là “ nhạy cảm trung bỡnh”. Nhãn áp đạt mức từ 20 - 31mmHg hoặc tăng thêm từ 6 - 15mmHg so với mức nhãn áp của họ trước khi nhỏ thuốc.
Số đối tượng còn lại (gần 2/3 các đối tượng nghiên cứu) được coi là “khụng nhạy cảm”. Nhãn áp chỉ ở dưới mức 20mmHg và nhãn áp chỉ tăng thêm dưới 6mmHg so với mức nhãn áp của họ trước khi được nhỏ thuốc. Kh Khi làm test lại một lần nữa thì thấy rằng các đối tượng thuộc cỏc nhúm “không nhạy cảm” và “ nhạy cảm trung bỡnh” cú sự thay đổi về mức độ tăng nhãn áp. Tuy nhiên, hơn 98% các đối tượng “nhạy cảm cao” thì đều giữ nguyên hoặc là “nhạy cảm cao” hoặc là “nhạy cảm trung bỡnh” [61]. Theo các báo cáo ban đầu, tính nhạy cảm với corticoid được di truyền đơn thuần theo định luật Mendel. Nhưng quan điểm này đã bị thách thức bởi các kết quả nghiên cứu được thực hiện trờn cỏc trẻ em song sinh, và bởi khi test lại thì tính nhạy cảm với
corticoid có thay đổi [61,68]. Tuy nhiên, vẫn có một mối liên quan chặt chẽ giữa glụcụm do corticoid và bệnh glụcụm góc mở tiờn phát [29,81].
Ở hầu hết các bệnh nhân glụcụm gúc mở tiờn phỏt, tra mắt corticoid sẽ gây ra nhạy cảm từ mức trung bình đến mức cao [14,19]. Và trong số thế hệ sau của các bệnh nhân glụcụm gúc mở tiờn phát, tỷ lệ người có nhạy cảm với corticoid cao hơn so với tỉ lệ này ở dân cư [18,17]. Cuối cùng, tất cả các nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu đều cho thấy rằng, ở những người có nhạy cảm cao với corticoid khả năng tiến triển thành glụcụm gúc mở tiờn phỏt sẽ nhiều hơn [49,54].
Các nghiên cứu còn chỉ rõ những yếu tố nguy cơ của bệnh glụcụm do corticoid. Đó là glụcụm góc mở nguyên phát, gia đình có tiền sử glụcụm, bệnh nhân đái tháo đường, cận thị nặng, những người có corticoid nội tiết cao và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sử dụng corticoid: loại, liều dùng, thời gian dùng, đường dùng... [21,29,62,69].
Corticoid tại chỗ (tra mắt) cũng có thể gây tăng nhãn áp ở động vật như thỏ [50,74], mèo [83], và khỉ [22]. Gần 40% các con khỉ bình thường xảy ra tăng nhãn áp sau khi tra corticoid trong 1 tháng. Đáp ứng này vừa có thể phục hồi, vừa có thể lặp lại nếu lại cho corticoid [36].
Ở trẻ em cú ớt nghiên cứu hơn ở người lớn. Các nghiên cứu còn cho các kết quả mâu thuẫn nhau. Trong khi một nghiên cứu trên trẻ em Israeli thấy tỷ lệ trẻ em nhạy cảm với corticoid thấp hơn [23] thì tỷ lệ này ở trẻ em Nhật và Trung Quốc lại được báo cáo là cao hơn. Ohji đã báo cáo 9/11 trẻ em (82%) trên 10 tuổi đã nhạy cảm trung bình và cao với dexamethasone tra. Dorothy SP Fan đã chỉ ra rằng tăng nhãn áp xảy ra ngay cả khi sử dụng corticoid tác dụng nhẹ như fluoromethalone [33].
Ngày càng cú thờm nhiều bằng chứng rằng tác dụng của corticoid lên trẻ em nặng nề hơn cả về mức độ cao của nhãn áp, thời gian dẫn đến tăng nhãn áp và liều của corticoid với sự tăng nhãn áp.
Đáng chú ý nhất phải kể đến nghiên cứu Dennis SC Lam và cộng sự. Ông đã cung cấp bằng chứng quan trọng rằng sử dụng corticoid ở trẻ em có thể dẫn tới tăng nhãn áp. Dennis SC Lam đã nghiên cứu trên 137 trẻ em sau mổ lác tra dexamethasone 0,1% kéo dài trong 4 tuần. Ông thấy rằng, nhóm tra 4 lần/ngày đáp ứng tăng nhón áp nhiều hơn nhóm tra 2 lần/ngày, trong khi hiệu quả giảm viêm ở hai nhóm là như nhau. Trong đó, trẻ em dưới 6 tuổi có nhãn áp đỉnh cao hơn và xảy ra sớm hơn ở trẻ lớn. Đáng báo động là 33% trẻ em nhạy cảm cao và 45% nhạy cảm trung bình với dexamethasone. Đáng lo ngại là 36% trẻ em có nhãn áp trên 30mmHg và phải dùng đến thuốc β- blocker để hạ nhãn áp. Một điều nữa là nhãn áp tăng cao nhất ở nhóm tra 4 lần/ngày là 50,3mmHg, ở nhóm tra 2 lần/ngày là 41,3mmHg [31].
Về triệu chứng lâm sàng, đã có nhiều báo cáo mô tả ở trẻ lớn giống như glụcụm ở người lớn. Ở trẻ nhỏ cú ớt nghiên cứu hơn. Năm 1972, Kass đã báo cáo hai trẻ sơ sinh phải điều trị corticoid kéo dài có biểu hiện lâm sàng tương tự như glụcụm bẩm sinh [47].
Ở Việt Nam, còn rất ít các nghiên cứu về glụcụm do corticoid trên trẻ em và thường nghiên cứu cùng với đối tượng là người lớn hay nghiên cứu trên bệnh glụcụm góc mở chung cùng với người lớn. Đỗ thị Thái Hà (2002) vàPhạm thị Thu Hà (2009) nghiên cứu bệnh nhân tại khoa Glụcụm thấy rằng tỉ lệ dùng corticoid là 31,7%, 33,1%. Trong đó 29,9% bệnh nhân dưới 25 tuổi [3,1]. Chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào về glụcụm do corticoid chỉ ở đối tượng trẻ em.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU