Khái niệm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đắk lắk (Trang 25)

D NH M CS ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

1.1.3.1 Khái niệm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

hàng thƣơng mại

1.1.3.1 Khái niệm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại thƣơng mại

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm trên cơ sở hoàn trả với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu

Theo Luật ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010: Tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

Ở Việt Nam hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp. Theo đó quan hệ tín dụng giữa DN và ngân hàng có thể hiểu như sau:

 DN phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời hạn xác định.

 DN phải cam kết sử dụng vốn tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên.

 ngân hàng dựa trên phương án có hiệu quả, phương án hoạt động của DN đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng. Mặt khác, để đảm bảo đòi được nợ, các ngân hàng thường yêu cầu tài sản đảm bảo với mỗi khoản vay.

Tóm lại, tín dụng là một chức năng cơ bản của NHTM, và xét theo góc độ chức năng thì có thể đưa ra khái niệm về tín dụng đối với DNVVN của NHTM như sau: Hoạt động tín dụng đối với DNVVN là mối quan hệ về vốn (tiền hoặc tài sản) giữa bên cho vay (NH) và bên đi vay (DNVVN), trong đó bên cho vay chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay có

trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.1.3.2 ặc điểm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại

Các DNVVN có nhu cầu vốn lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, xét về quy mô từng doanh nghiệp thì khoản vay đó thực sự không lớn đối với ngân hàng. Về khả năng, các ngân hàng luôn đáp ứng được các nhu cầu này tại bất kỳ thời điểm nào mà không gặp một khó khăn gì về vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam, việc cấp tín dụng DNVVN luôn gặp những khó khăn mang tính quy luật là: rủi ro mất vốn cao, các DN không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của ngân hàng. Với vai trò ngày càng tăng của mình, các DNVVN đã tạo được sự chú ý của ngân hàng và chính bản thân ngân hàng cũng cần xem xét lại tính hiệu quả đối với việc cho vay các đối tượng này nhằm có một chiến lược phát triển ổn định và bền vững. Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của NHTM mang những đặc điểm bao gồm:

Thứ nhất: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ thấp

Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN không lớn nên hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp này cũng có quy mô nhỏ và vừa, các khoản vay thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ, thuộc thị trường bán lẻ các ngân hàng. Tuy dư nợ từng DN có thể nhỏ so với số vốn của ngân hàng nhưng số lượng các DN đông đảo xét trong toàn nhóm thì dư nợ của đối tượng khách hàng này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Thứ hai: Mức độ rủi ro cao

Các điều kiện vay vốn của DNVVN so với quy định hiện hành thường không đầy đủ và mức độ tin cậy không cao. Xuất phát từ đặc điểm về quy mô nhỏ nên bộ máy tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của DNVVN thường rất đơn giản, thiếu chạt chẽ, việc chấp hành các quy định của nhà nước về chế độ kế toán tài chính thường hạn chế.

Tuy việc cho vay các DNVVN có rủi ro nhiều hơn so với các DN lớn nhưng thường là những rủi ro có thể phân tán được và không mang tính hệ thống. hơn nữa quy

mô một món vay khi phát sinh nợ quá hạn thì chủ yếu tác động đến thu nhập của ngân hàng, thường là không tạo thành các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản. Mặt khác, ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản thế chấp đối với các khoản vay này nên phần nào giảm bớt tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Kinh nghiệm cho thấy hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn về thanh toán cũng như dẫn đến phá sản đều do sự đổ bể trong hoạt động tín dụng đối với DN lớn tạo nên. Trên một khía cạnh nhất định, cho vay các DNVVN giảm bớt rủi ro phá sản cho các ngân hàng.

Thứ ba: Khả năng sinh lời cao

Ngân hàng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc hoạt động tín dụng đối với DNVVN, đặc biệt là DN làm ăn hiệu quả. Với nhóm DNVVN , ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các DN lớn. Giá trị của một món vay tuy không lớn nhưng các ngân hàng có khả năng số lượng bù quy mô. Bên cạnh các khoản lãi thu được từ hoạt động tín dụng, nếu ngân hàng khai thác tốt thì có thể thu thêm nhiều nguồn lợi khác. Đó là nguồn tiền gửi, nguồn ngoại tệ của tổ chức tín dụng, các khoản phí dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh,… Đối với các nguồn lợi này, nhất là các khoản phí, ngân hàng thu được nhiều hơn từ các DNVVN, ngân hàng không phải chịu áp lực từ phía khách hàng như việc đáp ứng các dịch vụ này cho DN lớn.

Thứ tƣ: Chi phí thẩm định

Đối với một món vay của DNVVN, chi phí thẩm định bình quân thường cao do dư nợ thấp trong khi vẫn phải đảm bảo các bước của quy trình tín dụng. Tuy nhiên, về mặt lưu trữ, cập nhập và xử lý các thông tin liên quan, thời gian dành cho một DNVVN ít hơn rất nhiều do các DN này có só lượng giao dịch ít, đơn giản, dễ kiểm tra và đánh giá. Tài liệu lưu cho một DNVVN cũng ít hơn rất nhiều so với DN lớn thể hiện ở các hóa đơn thanh toán, giấy nhận nợ hợp đồng tín dụng, các báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng (CBTD). Mặt khác, trong các ngân hàng, một CBTD có thể quản lý nhiều khoản vay, giao dịch của nhiều DNVVN, trong khi thường chỉ phụ trách, theo dõi được một công ty lớn do có quá nhiều giao dịch phát sinh của công ty đó một ngày, một tháng hay một quý.

1.1.4 ác loại hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại

Cùng với sự phát triển nhanh của các DNVVN, các NHTM luôn đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau và đa dạng tùy theo từng cách tiếp cận sau:

1.1.4.1 ăn cứ vào thời hạn cho vay

Tín dụng ngắn hạn

Là loại hình tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời của các DNVVN.

Tín dụng trung hạn

Là loại hình tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm được sử dụng để cho vay mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, cải tạo tài sản cố định…có thời gian hoàn vốn trên 1 năm.

Tín dụng dài hạn

Là loại hình tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản… có thời gian thu hồi vốn trên 5 năm.

1.1.4.2 ăn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng

Tín dụng có bảo đảm

Là loại hình tín dụng mà khoản vay được đảm bảo bằng tài sản của chủ thể vay vốn, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Tín dụng không có bảo đảm

Là loại hình tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Loại hình cho vay này do tổ chức tín dụng lựa chọn căn cứ trên phương án vay vốn hiệu quả và khả thi đồng thời khách hàng có mức ñộ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

1.1.5 Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại mại

Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay, khi mà tất cả các loại hình doanh nghiệp đang phát huy hiệu quả kinh doanh ở mức cao nhất thì các DNVVN lại càng phải nỗ lực hơn để đáp ứng những yêu cầu mới, sản phẩm cần tốt hơn, đa dạng hơn, thiết bị cần hiện đại hơn, máy móc, công nghệ cần tiên tiến hơn và tất yếu vốn phải cần nhiều hơn. Như vậy, suy cho cùng thì vốn vẫn là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các DNVVN lại không đủ vốn để đáp ứng những nhu cầu mới đó, nên tín dụng ngân hàng là kênh huy động vốn ngày càng có vai trò quan trọng hơn, cần thiết hơn đối với các DNVVN, vai trò đó được thể hiện trên một số mặt sau:

1.1.5.1 Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhỏ phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với tư cách là trung gian dẫn vốn, đi vay để cho vay, ngân hàng tạo cơ hội cho các chủ DNVVN muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện.

Tín dụng ngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN, tín dụng ngân hàng luôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những DNVVN có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó tín dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung - cầu hàng hoá và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế.

1.1.5.2 Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Do những đặc điểm, tính chất của mình, DNVVN gặp không ít những khó khăn trong việc phát triển tạo thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường

tế, trong đó chủ yếu là nguồn tín dụng ngân hàng. Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính của DNVVN tăng lên thì các DNVVN cũng có cơ hội thực hiện được mục đích của mình, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh.

1.1.5.3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn từ nƣớc ngoài

Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các DNVVN mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C (Letter of credit)…. Như vậy quan hệ quốc tế của các DNVVN đã được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Thông qua nguồn vốn vay này, DNVVN xác lập một cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn đi vay với nguồn vốn tự có để sản xuất những sản phẩm có giá thành thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoá và được thị trường chấp nhận. Có như vậy thì DNVVN mới đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.5.4 Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trƣờng các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trƣờng các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các DNVVN có vốn lưu động thấp so với nhu cầu vốn cần thiết của doanh nghiệp. Nguồn vốn để mua vật tư hàng hoá dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nước và ngoài nước) chủ yếu được bù đắp bằng vốn tín dụng ngân hàng. Mặt khác tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng; cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh tốt, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại.

1.1.5.5 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tín dụng ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “đi vay để cho vay”; “vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn gốc và có lãi”; nếu quá hạn phải chịu lãi suất cao, đã thúc đẩy các DNVVN nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn, đến thời hạn trả nợ, dù DNVVN làm ăn có lãi hay không cũng phải thực hiện nhiệm vụ trả nợ của mình. Do đó bắt buộc hoạt động kinh doanh của DNVVN phải sinh lời.

Thêm vào đó, khi cho vay ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của DNVVN và họ chỉ cho vay những DNVVN có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, đảm bảo có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Yếu tố này thúc đẩy các DNVVN cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hoá lợi nhuận của các DNVVN.

Mặt khác, thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn của các DNVVN. Việc quản lý vốn thông qua quá trình hạch toán kinh tế góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong các DNVVN thêm vững chắc.

1.1.5.6 Góp phần nâng cao trình độ công nghệ khoa học, chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm

Với đặc điểm nguồn vốn thấp, các DNVVN khó đầu tư được công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ ngân hàng có thể coi là nguồn quan trọng để DNVVN thực hiện được nhu cầu này.

1.1.5.7 Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề ngƣời lao động độ tay nghề ngƣời lao động

Việc nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Mặc dù hiểu được điều này nhưng các DNVVN đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không muốn chi tiền để đào tạo, tất cả nguồn vốn doanh nghiệp đều tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong công tác đào tạo của mình.

Qua một vài khía cạnh nêu trên, ta thấy được vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN, và sẽ là quan trọng hơn đối với các DNVVN hoạt động ở vùng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đắk lắk (Trang 25)