D NH M CS ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
1.1.5.4 Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống
trƣờng các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các DNVVN có vốn lưu động thấp so với nhu cầu vốn cần thiết của doanh nghiệp. Nguồn vốn để mua vật tư hàng hoá dự trữ cho sản xuất kinh doanh (kể cả trong nước và ngoài nước) chủ yếu được bù đắp bằng vốn tín dụng ngân hàng. Mặt khác tín dụng ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng; cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh tốt, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại.
1.1.5.5 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tín dụng ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “đi vay để cho vay”; “vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn gốc và có lãi”; nếu quá hạn phải chịu lãi suất cao, đã thúc đẩy các DNVVN nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn, đến thời hạn trả nợ, dù DNVVN làm ăn có lãi hay không cũng phải thực hiện nhiệm vụ trả nợ của mình. Do đó bắt buộc hoạt động kinh doanh của DNVVN phải sinh lời.
Thêm vào đó, khi cho vay ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của DNVVN và họ chỉ cho vay những DNVVN có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, đảm bảo có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Yếu tố này thúc đẩy các DNVVN cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hoá lợi nhuận của các DNVVN.
Mặt khác, thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn của các DNVVN. Việc quản lý vốn thông qua quá trình hạch toán kinh tế góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong các DNVVN thêm vững chắc.
1.1.5.6 Góp phần nâng cao trình độ công nghệ khoa học, chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm
Với đặc điểm nguồn vốn thấp, các DNVVN khó đầu tư được công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ ngân hàng có thể coi là nguồn quan trọng để DNVVN thực hiện được nhu cầu này.
1.1.5.7 Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề ngƣời lao động độ tay nghề ngƣời lao động
Việc nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Mặc dù hiểu được điều này nhưng các DNVVN đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không muốn chi tiền để đào tạo, tất cả nguồn vốn doanh nghiệp đều tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong công tác đào tạo của mình.
Qua một vài khía cạnh nêu trên, ta thấy được vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN, và sẽ là quan trọng hơn đối với các DNVVN hoạt động ở vùng nông thôn, những địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN là thực sự cần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay.
1.2 Rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Rủi ro tín dụng DNVVN là loại rủi ro phát sinh do khách hàng là DNVVN không có khả năng hoàn trả hoặc không muốn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền nợ của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu hồi được đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi của các khoản vay, hoặc việc hoàn trả của khách hàng không đúng kỳ hạn như đã định
1.2.2 Tác động của rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.2.1 ối với ngân hàng 1.2.2.1 ối với ngân hàng
Đối với ngân hàng, khi gặp rủi ro, có nghĩa là không thu hồi được vốn đã cấp và lãi của khoản vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, ảnh hưởng đến lợi nhuận
và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời khi gặp phải rủi ro cho vay, ngân hàng cũng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ngân hàng và lòng tin của khách hàng, là hoàn cảnh mà không một ngân hàng nào muốn rơi vào.
Rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ nhất là khi ngân hàng không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu được cả vốn và lãi, nợ thất thu ở tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng mất vốn và thua lỗ. Kéo dài tình trạng này sẽ đẩy nhanh ngân hàng đến bờ vực phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng đến cả nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
1.2.2.2 ối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với bản thân chủ thể không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) cho ngân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thậm chí là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.
Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ thể đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt cho vay hay thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động.
Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi và lãi nếu như các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
1.2.2.3 ối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, hoạt động nhịp nhàng của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng, liên quan đến các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp cần vay vốn vì ngân hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng, doanh nghiệp không thể phát triển, đời sống công nhân khó khăn, nền kinh tế cũng phải chịu hậu quả nặng nề, giá cả tăng, sức mua giảm, tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh, mất ổn định kinh tế và xã hội. Một ngân hàng phá sản hay gặp khó khăn trong thanh khoản cũng có thể làm cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với các ngân hàng lớn, ở các quốc gia
lớn, khủng hoảng có thể lan ra toàn cầu như khung hoảng tài chính Châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính thế giới 2008.
Tóm lại, tác hại của rủi ro tín dụng là rất lớn và phạm vi rất rộng. Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề được đặt biệt quan tâm không chỉ trong phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế. Một cách khác, việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong các ngân hàng là vô cùng quan trọng.
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thƣơng mại 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động tiền nhàn rỗi từ những chủ thể thừa vốn để cho những người thiếu vốn vay với mục đích thu hồi được tiền gốc và lãi cho vay vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro khiến ngân hàng có thể không thu hồi gốc và lãi đúng hạn.
Bên cạnh đó, rủi ro và lợi nhuận là hai mặt của một vấn đề, muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Do đó, không phải có hay không có rủi ro, mà việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại NHTM là vấn đề bức xúc cả trên lý thuyết và thực tiễn. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được.
Quản trị rủi ro tín dụng DNVVN là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro; phân tích và đo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro; báo cáo hoạt động quản trị rủi ro
Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNVVN luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hạn chế rủi ro tín dụng DNVVN, ngân hàng phải có các biện pháp để thực hiện tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả của rủi ro. Đầu tiên, ngân hàng phải đề ra phương án nhằm dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, bao gồm phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng, giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ, do đó cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.
Việc phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, các cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Tuy nhiên, trong ngân hàng, các nhân viên có suy nghĩ và hành động khác nhau, có thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất.
Như vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết trong việc hạn chế rủi ro, giúp ngân hàng đề ra những mục tiêu cụ thể để ngân hàng đi đúng hướng và xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết, có hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.3.3 ội dung Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng muốn quản trị tốt rủi ro tín dụng đối với DNVVN cần xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thống nhất, mang tính logic và chặt chẽ, đáp ứng các nội dung sau:
1.3.3.1 Thiết lập một môi trƣờng tín dụng thích hợp
Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.
Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây các chính sách tín dụng, xây dựng các quy trình tín dụng cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng.
trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình đã được phê duyệt.
1.3.3.2 Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý
Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm: những biểu hiện của người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng.
Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng, từng nhóm khách hàng. Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới. Việc cấp tín dụng cần dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ các khoản vay, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.
1.3.3.3 uy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả
Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.
Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng. Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.
Hệ thống thông tin kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.
Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.
1.3.3.4 ảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.
Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể. Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.
1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.4.1 hận diện rủi ro tín dụng 1.3.4.1 hận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được nguyên nhân tìm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro.
1.3.4.2 o lƣờng rủi ro tín dụng
Xếp hạng rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tín dụng của mình. Hệ thống xếp hạng giúp ngân hàng nhận định chung về danh mục cho vay, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng, và là cơ sở xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các mức rủi ro có thể khác nhau giữa các ngân hàng.
Xếp hạng chất lƣợng tài sản đảm bảo
Với vai trò là nguồn thứ hai, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từng khách hàng, ngân hàng đánh giá chất lượng của các tài sản đảm bảo khoản vay để có được cái nhìn hoàn chỉnh về khoản vay và các quyết định sau này.
Các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng
Một số chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường rủi ro tín dụng: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Hai chỉ tiêu trên có quan hệ mật thiết và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chưa
tốt. Còn tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hi vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mong manh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời.
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cho biết bao nhiêu phần trăm trong tổng dư