Tình hình khiếu nại,tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019​ (Trang 28)

1.2.3.1. Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

*. Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại

857.332 đơn khiếu nại, 514.123 vụ việc, với 412.395 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền. Trong đó:

Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 75.255 đơn khiếu nại với 33.352 vụ việc, trong đó có 255 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 140.351 đơn khiếu nại, có 83.172 vụ việc khiếu nại, trong đó có 59.153 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Các địa phương tiếp nhận 641.726 đơn khiếu nại, với 397.599 vụ việc, trong đó có 98.242 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Nội dung các vụ việc khiếu nại hành chính chủ yếu liên quan đến đất đai: khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng (đòi nâng giá bồi thường đất đai bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp đất sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất); khiếu nại đòi lại đất cũ trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất, nông lâm trường; khiếu nại đòi lại đất trước đây cho mượn, cho thuê; khiếu nại tranh chấp đất đai trong nhân dân; khiếu nại liên quan việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra có không ít khiếu nại đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ; đòi lại nhà thuộc diện cải tạo; đòi lại tài sản bị chiếm đoạt; khiếu nại của các tổ chức, tín đồ tôn giáo đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo; khiếu nại về chính sách xã hội; khiếu nại về kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức; khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính.

+ Về tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo:

Từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan hành chính đã tiếp nhận 120.201 đơn tố cáo, 67.153 vụ việc, với 54.286 vụ việc thuộc tố cáo thẩm quyền. Trong đó:

Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 4.565 đơn thư tố cáo với 4.565 vụ việc, trong đó có 6 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 37.163 đơn tố cáo, trong đó có 21.814 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Các địa phương tiếp nhận 78.473 đơn tố cáo, với 47.984 vụ việc, trong đó có 32.466 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền.

Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Bên cạnh đó, có một số tố cáo cán bộ, công chức bao che cán bộ vi phạm; không giải quyết hoặc giải quyết chậm trễ, thiếu khách quan các khiếu nại, tố cáo của công dân; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đơn vị và trong nhân dân.

* Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính

+ Về giải quyết khiếu nại:

Từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan hành chính đã giải quyết 346.160/378.224 vụ việc thuộc khiếu nại thẩm quyền, đạt tỷ lệ 91,52%. Trong đó:

Thanh tra Chính phủ đã thẩm tra, xác minh, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết 353/398 vụ việc (chủ yếu là do Thủ tướng Chính phủ giao), đạt tỷ lệ 88,69%.

Các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 57.156/65.908 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 86,72%.

Các địa phương đã giải quyết 288.651/311.918 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 92,54%.

Phân tích từ kết quả giải quyết 235.750 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 47.657 khiếu nại đúng (20,2%); 138.091 khiếu nại sai (58,6%); 52.172 khiếu nại có đúng, có sai (21,2%).

Qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1.096 tỷ đồng, 988 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 896 tỷ đồng, 832 ha đất; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho 14.801 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính

2.033 người, chuyển cơ quan điều tra 77 vụ, 74 người. Qua thống kê chưa đầy đủ, các cơ quan hành chính đã ban hành 166.135 quyết định giải quyết và 89.135 văn bản công nhận hòa giải thành; đã thi hành 92.794/101.020 quyết định giải quyết khiếu nại phải thi hành, đạt tỷ lệ 91,86%.

+ Về giải quyết tố cáo:

Từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan hành chính đã giải quyết 50.784/54.286 vụ việc thuộc tố cáo thẩm quyền, đạt tỷ lệ 93,55%. Trong đó:

Thanh tra Chính phủ đã thẩm tra, xác minh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ 6/6 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 100%.

Các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 20.636/21.814 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 94,6%.

Các địa phương, đã giải quyết 30.14232.466 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 92,84%.

Qua giải quyết tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 651 tỷ đồng, 230,4 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 16,5 tỷ đồng, 18,6 ha đất; minh oan cho 2.270 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 2.487 người, chuyển cơ quan điều tra 336 vụ, 447 người. Các cơ quan hành chính đã thi hành 13.580/14.216 quyết định xử lý tố cáo phải thi hành, đạt tỷ lệ 95,52%

Phân tích kết quả giải quyết 47.083 vụ việc tố cáo cho thấy: có 7.005 tố cáo đúng (14,9%); 28.132 tố cáo sai (69,7%); 11.946 tố cáo có đúng, có sai (25,4%).

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Thanh tra Chính phủ các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và năm 2019)

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về lĩnh vực đất đai;

- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Chủ thể nghiên cứu: Cơ quan nhà nước thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về lĩnh vực đất đai; người dân có liên quan và không liên quan đến các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về lĩnh vực đất đai;

- Thời gian ngiên cứu: trong 5 năm (từ năm 2015 đến năm 2019).

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Khái quát tình hình cơ bản tỉnh Lai Châu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; - Tình hình quản lý, sử dụng đất;

- Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trước năm 2015.

2.2.2. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai giai đoạn 2015 – 2019

- Công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư;

- Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai giai đoạn 2015 – 2019.

2.2.3. Điều tra, đánh giá ý kiến của người dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu. nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2.2.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong lĩnh vực hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai đối với tỉnh Lai Châu.

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra thu thập các thông tin cơ bản về tình hình tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của tỉnh Lai Châu tại Văn phòng UBND tỉnh Lai Châu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, Thanh tra tỉnh Lai Châu và UBND các huyện, thành phố; tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh, Cục Thống Kê tỉnh.

- Điều tra thu thập các thông tin chi tiết về tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu tại các Ban Tiếp công dân của tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu, tổng hợp tình hình thông qua các báo cáo tổng kết tại các cấp cơ sở;

- Điều tra, đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu; Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá được ý kiến của người dân về tình hình và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2015 -2019.

Đối tượng điều tra được lựa chọn: các chủ thể đã và đang nằm trong các vấn đề có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, đối với đối tượng này tỷ trọng số phiếu điều tra là 50%; còn lại 50% phiếu hỏi dành cho các chủ thể bình thường khác.

Việc xác định điểm điều tra nghiên cứu được lựa chọn sao cho đảm bảo tính đại diện và phản ánh được tình hình về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2015 -2019. Mặt khác cũng cần đảm bảo về phạm vi thời gian và năng lực bản thân khi thực hiện đề tài, do vậy chọn điểm điều tra phỏng vấn được chia thành 3 khu vực như sau:

- Khu vực trung tâm của tỉnh Lai Châu: chọn thành phố Lai Châu làm điểm điều tra phỏng vấn để thu thập số liệu vì thành phố Lai Châu đại diện cho khu vực có dân trí cao, đất đai có giá trị, có tiềm năng và là nơi xảy ra số vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai nhiều nhất trong tỉnh. Điều tra 50 phiếu hỏi, trong đó có 25 phiếu hỏi dành cho các đối tượng có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; 25 phiếu hỏi dành cho các chủ thể bình thường khác;

- Khu vực tiếp giáp với trung tâm tỉnh: Chọn huyện Tam Đường để điều tra phỏng vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về lĩnh vực đất đai vì huyện Tam Đường đại diện cho khu vực có dân trí trung bình, đất đai có giá trị, có tiềm năng khá đây là nơi có sự pha trộn, chuyển giao của bộ phận dân thành thị, dân nông thôn, dân bản. Điều tra 20 phiếu hỏi, trong đó có 10 phiếu hỏi dành cho các đối tượng có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; 10 phiếu hỏi dành cho các chủ thể bình thường khác;

- Khu vực xa trung tâm tỉnh: chọn huyện Mường Tè để điều tra phỏng vấn đây là huyện có trình độ dân trí thấp nhất trong tỉnh, xa trung tâm, có nhiều dân tộc sinh sống, có tỷ lệ không nhỏ người địa phương không sõi tiếng phổ thông. Điều tra 20 phiếu hỏi, trong đó có 10 phiếu hỏi dành cho các đối tượng có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; 10 phiếu hỏi dành cho các chủ thể bình thường khác.

2.3.3. Phân tích, so sánh và xử lý số liệu

2.3.3.1. Kiểm tra, xử lý, phân tích số liệu: Kiểm tra và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của số liệu, phân tích, xử lý số liệu bằng Exell.

2.3.3.2. Thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp:

- Sử dụng phương pháp thống kê: thống kê, sắp xếp các số liệu theo thời gian, vụ việc, loại hình liên quan đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

- Sử dụng phương pháp mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

- Sử dụng phương pháp tổng hợp: nhằm liên kết, thống nhất các thông tin, dữ liệu, số liệu, kết quả thu thập đã được phân tích nhằm nhận thức vần đề và đưa ra kết luận, kiến nghị.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỈNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH LAI CHÂU QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH LAI CHÂU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới vùng Tây Bắc, toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 21°41' đến 22°49' vĩ độ Bắc và từ 102°19’ đến 103°59’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 906.872,69 ha (diện tích trên được tổng hợp từ diện tích tự nhiên của 106 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố toàn tỉnh Lai Châu). Cụ thể như sau:

Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo đơn vị hành chính STT Đơn vị hành chính Diện tích tự

nhiên năm 2019 (ha)

Cơ cấu (%)

Toàn tỉnh 906.872,76 100

1 Thành phố Lai Châu 9.687,99 1,07

2 Huyện Tam Đường 66.315,43 7,31

3 Huyện Mường Tè 267.848,05 29,54

4 Huyện Nậm Nhùn 138.909,80 15,31

5 Huyện Sìn Hồ 152.245,18 16,79

6 Huyện Phong Thổ 102.930,67 11,35

7 Huyện Than Uyên 79.227,31 8,74

Hình: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo đơn vị hành chính

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, với chiều dài đường biên giới với Trung Quốc là 265,165 km; có 07 huyện, 01 thành phố, gồm 106 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 phường, 7 thị trấn); có toạ độ địa lý từ 21041' đến 22049' vĩ độ Bắc và từ 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên;

- Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; - Phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La.

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu cung cấp)

Là tỉnh miền núi, Lai Châu có vai trò vị trí hết sức quan trọng khi có hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, duy trì nguồn nước ổn định cho các công trình thủy điện lớn trên sông Đà, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế vùng châu thổ sông Hồng. Được nối với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai thông qua các tuyến quốc lộ 70, 32, 279, 4D và đặc biệt có tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lai Châu vận chuyển hàng hóa qua Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng sang thị trường rộng lớn Trung Quốc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Lai Châu có địa hình rất phức tạp và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vôi có dạng địa chất castơ (tạo nên các hang động và sông suối ngầm), chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh. Ngoài ra,

Lai Châu có những bán bình nguyên rộng lớn, dạng địa hình thung lũng, sông, suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động. Địa hình có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông sang Tây (đại diện là khu vực huyện Sìn Hồ - Phong Thổ), vùng Mường Tè bị chi phối địa hình là địa máng Việt Trung chạy dài và hạ thấp dần độ cao theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng Sìn Hồ - Phong Thổ có dãy Hoàng Liên Sơn án ngữ phía Đông Bắc, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m, trong đó có đỉnh Phan Xi Phăng cao nhất nước ta là 3.143 m và đỉnh Pu Sam Cáp 2.910 m.

3.1.1.3. Khí hậu

Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa), trong đó:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm là 19,60C và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,30C (tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,00C (tháng 7). Các tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)