0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015 2019​ (Trang 36 -36 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỈNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH LAI CHÂU QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH LAI CHÂU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới vùng Tây Bắc, toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 21°41' đến 22°49' vĩ độ Bắc và từ 102°19’ đến 103°59’ kinh độ Đơng; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên; phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 906.872,69 ha (diện tích trên được tổng hợp từ diện tích tự nhiên của 106 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố toàn tỉnh Lai Châu). Cụ thể như sau:

Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo đơn vị hành chính STT Đơn vị hành chính Diện tích tự

nhiên năm 2019 (ha)

Cơ cấu (%)

Toàn tỉnh 906.872,76 100

1 Thành phố Lai Châu 9.687,99 1,07

2 Huyện Tam Đường 66.315,43 7,31

3 Huyện Mường Tè 267.848,05 29,54

4 Huyện Nậm Nhùn 138.909,80 15,31

5 Huyện Sìn Hồ 152.245,18 16,79

6 Huyện Phong Thổ 102.930,67 11,35

7 Huyện Than Un 79.227,31 8,74

Hình: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo đơn vị hành chính

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, với chiều dài đường biên giới với Trung Quốc là 265,165 km; có 07 huyện, 01 thành phố, gồm 106 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 phường, 7 thị trấn); có toạ độ địa lý từ 21041' đến 22049' vĩ độ Bắc và từ 102019’ đến 103059’ kinh độ Đơng.

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên;

- Phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; - Phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La.

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu cung cấp)

Là tỉnh miền núi, Lai Châu có vai trị vị trí hết sức quan trọng khi có hệ thống rừng phịng hộ đầu nguồn sơng Đà, duy trì nguồn nước ổn định cho các cơng trình thủy điện lớn trên sơng Đà, góp phần phục vụ u cầu phát triển kinh tế vùng châu thổ sông Hồng. Được nối với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai thông qua các tuyến quốc lộ 70, 32, 279, 4D và đặc biệt có tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lai Châu vận chuyển hàng hóa qua Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng sang thị trường rộng lớn Trung Quốc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Lai Châu có địa hình rất phức tạp và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vơi có dạng địa chất castơ (tạo nên các hang

Lai Châu có những bán bình ngun rộng lớn, dạng địa hình thung lũng, sơng, suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động. Địa hình có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông sang Tây (đại diện là khu vực huyện Sìn Hồ -

Phong Thổ), vùng Mường Tè bị chi phối địa hình là địa máng Việt Trung chạy

dài và hạ thấp dần độ cao theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Vùng Sìn Hồ - Phong Thổ có dãy Hồng Liên Sơn án ngữ phía Đơng Bắc, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m, trong đó có đỉnh Phan Xi Phăng cao nhất nước ta là 3.143 m và đỉnh Pu Sam Cáp 2.910 m.

3.1.1.3. Khí hậu

Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa), trong đó:

- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 19,60C và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,30C (tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,00C (tháng 7). Các tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3. Các tháng có nhiệt độ trên 200C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9 và chỉ xảy ra ở các vùng có độ cao dưới 500 m. Nhìn chung, Lai Châu có điều kiện khí hậu khá phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển nhiều loại cây trồng, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật ni và phát triển du lịch; song bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố thời tiết khắc nghiệt như thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.

3.1.1.4. Thủy văn

Lai Châu là tỉnh nằm trong lưu vực sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao, từ 5,5 - 6 km/km2, ngồi ra cịn có nhiều sơng, suối khác có lưu lượng nước lớn với mật độ dày đặc, đa phần các sơng suối lớn có nước chảy

quanh năm.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy, Lai Châu có 6 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá, sông suối.

- Nhóm đất phù sa: gồm 5 loại đất có diện tích 5.653 ha, chiếm 0,62% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên. Đây là nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp với các loại cây ngắn ngày như: cây lương thực, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đen: gồm 3 loại đất với tổng diện tích 3.095 ha, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở thành phố Lai Châu, huyện Tam Đường, Than Un, Sìn Hồ, thích hợp cho phát triển các cây lương thực và cây cơng nghiệp.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng: gồm 11 loại đất với diện tích 498.947 ha, chiếm 55,03% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trong tỉnh tại các vùng đồi núi có độ cao dưới 900 m. Đặc điểm chủ yếu của nhóm đất này là có thành phần cơ giới cát, cát pha; đất chua và có độ phì từ trung bình đến thấp. Tuỳ theo chất lượng đất và độ dốc của từng loại đất có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây trồng khác theo mơ hình nơng lâm kết hợp cũng như phát triển rừng.

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 283.431 ha, chiếm 31,25% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các vùng núi cao và núi vừa, độ cao từ 900 m đến 1.800 m. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và cần

có biện pháp bảo vệ đất.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: có 35.941 ha, chiếm 3,96% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, thích hợp với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao: có 57.906 ha, chiếm 6,38% diện tích tự nhiên (huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ). Đất có chất lượng khá tốt nhưng phân bố ở độ cao trên 1.800 m, địa hình hiểm trở, khó khai thác sử dụng.

- Các loại đất khác như núi đá, sông suối và mặt nước chun dùng… có diện tích khoảng 21.905 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Nhìn chung, phần lớn quỹ đất của Lai Châu thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, do đó cần đẩy mạnh cơng tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để sớm đưa ngành lâm nghiệp trở thành một ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời đảm bảo chức năng phịng hộ đầu nguồn cho tồn khu vực.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Do nằm trong lưu vực sông Đà cùng với khoảng 500 con suối lớn, nhỏ nên Lai Châu có nguồn tài ngun nước mặt rất lớn, khơng chỉ quý giá đối với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt mà còn là tiềm năng để phát triển thủy điện, trong đó có thủy điện Lai Châu lớn thứ 3 toàn quốc (sau thủy điện Sơn La và Hồ Bình), thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát và các cơng trình thủy điện nhỏ cơng suất từ 1 - 30 MW.

Mặc dù nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm (tập

trung vào tháng 6, 7, 8), nhưng lại cạn kiệt vào mùa khô (nhất là khu vực thượng nguồn các con sông) với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20%

tổng lượng dòng chảy trong năm (kiệt nhất vào tháng 2, 3 hàng năm), dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở một số vùng núi cao. Về

chất lượng nước, hầu hết các sông suối trên địa bàn tỉnh chưa bị ô nhiễm. - Nguồn nước ngầm: Hiện nay tài nguyên nước ngầm ở Lai Châu chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn tỉnh có trữ lượng nước ngầm và ở mức độ không sâu, tuy nhiên trữ lượng nước khơng lớn, một số nơi có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt thơng qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào. Chất lượng nguồn nước ngầm cho thấy chưa có dấu hiệu ơ nhiễm kim loại nặng, song nếu việc quản lý, khai thác mỏ trên thượng nguồn không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tại các khu vực hạ lưu.

* Tài nguyên rừng

Năm 2015, tồn tỉnh Lai Châu có 412.637,30 ha đất lâm nghiệp, trong đó: diện tích đất rừng sản xuất là 145.766,21 ha, chiếm 16,07% diện tích tự nhiện; đất rừng phịng hộ có 235.738,05 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiện; đất rừng đặc dụng là 31.133,04 ha, chiếm 3,43% diện tích tự nhiện; độ che phủ rừng đạt 45,51%. Rừng ở Lai Châu có vai trị hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, bảo vệ các cơng trình thủy điện lớn trên sơng Đà và phịng chống lũ lụt cho khu vực hạ lưu.

Thảm thực vật rừng rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, chò chỉ, nghiến, tấu, pơmu…, các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết, song mây, sa nhân… nhưng do tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi trong những năm qua đã làm suy kiệt thảm rừng, hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán; việc quy hoạch rừng và giao rừng cho các hộ dân bảo vệ cũng gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn quản lý phức tạp, kinh phí hỗ trợ thấp… nên việc nâng cao chất lượng rừng đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế rừng cịn nhiều hạn chế.

* Tài ngun khống sản, vật liệu xây dựng

khống sản rắn thuộc 4 nhóm và các nguồn nước nóng - nước khống, cụ thể: - Nhiên liệu khống: phát hiện có 2 điểm than đá ở Nà Ban, Nậm Than (huyện Than Uyên) và Huổi Lá (huyện Sìn Hồ), nhưng quy mơ nhỏ, chất lượng than thuộc loại trung bình.

- Khoáng sản kim loại: gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molipden, đất hiếm, trong đó có triển vọng hơn cả là đất hiếm, vàng và đồng.

- Khống chất cơng nghiệp: được phát hiện và đánh giá cùng với đất hiếm ỏ mỏ Bắc Nậm Xe và Đông Pao, bao gồm: Barit với trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng barit đạt 4,2 triệu tấn BaSO4; Fluorit 2,9 triệu tấn CaF2.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: có nhiều loại phong phú như đá vơi, sét xi măng, sét gạch ngói, sét xi măng... với trữ lượng khá lớn đáp ứng nhu cầu chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Nước khống - nóng: Lai Châu là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn nước khóang (gồm 2 loại khống cacbonat và sunphat), nước nóng. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 18 điểm nước nóng - nước khống, trong đó 7 nguồn nước khống nóng có nhiệt độ > 50oC, cịn lại là các nguồn nước khoáng và nước khoáng ấm.

* Tài nguyên nhân văn

Lai Châu hiện có 20 dân tộc anh em đang sinh sống (Thái chiếm 35,19%; Mông chiếm 21,18%; Dao chiếm 11,85%; Kinh chiếm 12,69%; Hà Nhì chiếm 5,12%; cịn lại 13,29% là các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Kháng, Khơ Mú, Si La) đoàn kết, cần cù với một nền văn hóa phong phú, đa dạng và được thể hiện qua các lễ hội dân gian mang đậm nét truyền thống như: lễ hội "Tủ Cải" của người Dao; lễ hội “Xêm Mường”, “Hạn Khuống”, “Then Kin Pang”, “Hoa Ban” của đồng bào Thái; lễ hội “Roóng Poọc” của người Giáy; lễ hội “Bắt cá” của người Kháng...

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

phú đã tạo cho Lai Châu có cảnh quan mơi trường đa dạng cùng các tiểu vùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch tham quan, văn hóa.

* Mơi trường đất

Do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên trên địa bàn tỉnh thường xuất hiện các hiện tượng đất đai bị xói mịn, rửa trơi, lũ lụt gây sạt lở đất và lũ quyét. Vào mùa mưa với lượng mưa lớn, kéo dài cùng với việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu, không hợp lý của người dân cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến ơ nhiễm và suy thối môi trường đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn.

* Mơi trường nước

Chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện chưa phát hiện dấu hiệu ô nhiễm, nguồn nước sông, hồ đều nằm trong giới hạn cho phép, tại một số vị trí, chất lượng nước có sự dao động theo mùa khô và mùa mưa khác nhau nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

* Mơi trường khơng khí

Do cơng nghiệp chưa phát triển, mức độ đơ thị hóa cịn thấp nên chất lượng mơi trường khơng khí của tỉnh được đánh giá tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ơ nhiễm. Tại các khu sản xuất có sự gia tăng lượng khí thải nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

* Chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn của tỉnh Lai Châu chủ yếu từ các đô thị, từ hoạt động cơng nghiệp và từ y tế. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 60% lượng chất thải rắn phát sinh, tiếp theo là chất thải rắn xây dựng, công nghiệp chiếm tỷ lệ 20% và chất thải rắn y tế là 10%.

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

- Trong năm qua nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 8,4%; cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, GDP bình qn đầu người năm 2019 đạt 36,27 triệu đồng/người/năm, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

- Dân số: Theo số liệu thông kê năm 2019 tỉnh Lai Châu có 470.510 người. Mật độ dân số bình quân 51 người /km2, tỷ lệ tăng dân số là 15,75%0. Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các vùng, các huyện, thành phố; đa số tập trung tại các khu vực đô thị như thành phố Lai Châu, thị trấn các huyện; thấp nhất là huyện Mường Tè. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2015 2019​ (Trang 36 -36 )

×