Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019​ (Trang 62)

Một số cơ chế, chính sách còn có điểm bất cập, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện các dự án. Điều kiện kinh tế - xã hội nói chung và tại một số địa phương của tỉnh còn nhiều khó khăn; phong tục, tập quán, sản xuất của đại bộ phận đồng bào dân tộc còn lạc hậu; trình độ dân trí thấp, dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo, kích động khiếu kiện đông người, vượt cấp…do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.4.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.4.3.1. Tồn tại, hạn chế

- Một số vụ việc chưa được thực hiện đúng, đủ theo các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Công tác xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại các dự án thu hồi đất, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư đôi khi chưa kịp thời .

- Chưa đẩy mạnh việc kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng; các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

- Chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; một số thông tin báo cáo không kịp thời, còn sai lệch thực tế.

- Việc thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện pháp luật về tiếp công dân còn hạn chế, hình thức.

- Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. còn chưa rõ nét.

3.4.3.2. Nguyên nhân

- Hệ thống chính sách liên quan đến lĩnh vực đất đai nhiều, thay đổi thường xuyên dẫn đến hệ thống các văn bản hường dẫn, quy định cụ thể hóa các quy định còn có độ trễ nhất định.

- Nguồn nhân lực phục vụ giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai cần những người có trình độ, năng lực và kinh nghiệm nhưng lĩnh vực này vốn phức tạp, khô khan, không có quyền lợi đi kèm và không có chính sách đãi ngộ, do đó một số cán bộ vốn dĩ có trình độ, có kinh nghiệm không thực sự tha thiết với vị trí việc làm này.

- Người được cử của các cấp ủy đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thường có tư tưởng tham gia cho đủ thành phần, phó mặc cho chính quyền, cho chuyên môn.

- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn “ngại” tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.4.4. Một số quan điểm rút ra từ thực tế quá trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Từ thực tế công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại Lai Châu, có thể rút ra một số quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai như sau:

Thứ nhất, tiếp công dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó đề cao vai trò dân vận chính quyền “Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đặt mình vào vị trí của người dân".

Về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu: Người đứng đầu tổ chức Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Chú trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân. Chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết, tháo gỡ triệt để khiếu kiện, bức xúc của nhân dân. Mặc dù công việc rất bận rộn nhưng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sắp xếp lịch để tiếp dân và đối thoại với công dân định kỳ, trực tiếp chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh; nghiêm khắc chấn chỉnh những việc làm hạn chế thiếu sót của cán bộ, cơ quan cấp dưới; hướng dẫn công dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại công khai với người khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình, đạt lý (không được ủy quyền đối thoại cho cấp phó hoặc cấp dưới). Đồng thời, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân

và tham mưu xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Nhiều địa phương đã bố trí cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân có trình độ đại học luật, thạc sỹ luật… Bố trí trụ sở, trang bị phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân, bảo đảm thuận lợi cho công dân và cán bộ, công chức tiếp công dân. Ban Tiếp công dân các cấp thực hiện nhiệm vụ phân loại, xử lý đơn thư và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải đảm bảo chính xác, đúng thời hạn, đúng quy định pháp luật. Thực hiện tốt vai trò dân vận chính quyền “Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo phải đặt mình vào vị trí của người dân”.

Thứ hai, tấp huấn nghiệp vụ và kiểm tra giám sát định kỳ để kịp thời phát hiện chấn chỉnh những thiếu sót hạn chế tại cơ sở.

Hằng năm, Thanh tra tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn cho Thủ trưởng UBND các cấp, cán bộ tiếp công dân cấp huyện, xã các kiến thức pháp luật chuyên ngành về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, kết hợp kinh nghiệm thực tế để trang bị nghiệp vụ tiếp nhận đơn và hướng dẫn công dân thực hiện đúng pháp luật về từng loại đơn. Hiện nay, các địa phương thường có tình trạng công dân chỉ biết làm đơn khiếu nại, tố cáo trong khi sự việc là kiến nghị, đề nghị, yêu cầu… không có quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu nại và khi cán bộ tiếp dân nhận đơn không lưu ý đến nội dung đơn mà chỉ xem tiêu đề, sau đó tham mưu chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, vì vậy, dễ dẫn đến giải quyết đơn sai quy định pháp luật.

Tổ rà soát tỉnh do UBND tỉnh thành lập (giao Thanh tra tỉnh chủ trì) mỗi năm 02 lần thực hiện kiểm tra giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành. Qua đó, tham mưu UBND tỉnh chấn chỉnh và rút kinh nghiệm những hạn chế thiếu sót của cơ sở, hỗ trợ địa phương giải quyết kịp thời những tình huống phức

tạp phát sinh ngay từ cơ sở. Hiệu quả của công tác tập huấn và kiểm tra giám sát thường xuyên trong những năm qua đã góp phần ổn định an ninh trật tự, tạo lòng tin của nhân dân với chính quyền, nâng cao chức trách nhiệm vụ của cán bộ công chức và không xảy ra điểm nóng khiếu kiện đông người tại địa phương.

Thứ ba, triển khai và nhân rộng mô hình “Thực hiện công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại tố cáo” trên phạm vi toàn tỉnh.

Mô hình “Thực hiện công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo” được triển khai cách đây 05 năm, ban đầu chỉ triển khai tại Thanh tra tỉnh, sau đó nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh. Mô hình tập trung ở các nội dung: Vận động, giải thích công dân chấp hành đúng pháp luật nếu vụ việc đã được giải quyết đúng quy định; Đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu nại, tố cáo không đúng, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở; Đối với những vụ việc do hạn chế, thiếu sót, chưa giải quyết hết trách nhiệm từ cơ sở thì tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo cấp cơ sở khắc phục ngay cho công dân và vận động công dân rút đơn; Đối với những vụ việc khiếu nại đông người có nguy cơ thành điểm nóng thì UBND các cấp phối hợp các Sở ban ngành, Mặt trận, Hội nông dân và các đoàn thể tổ chức đối thoại với công dân ngay tại địa phương, qua đó giải quyết kịp thời những bức xúc của công dân và vận động giải thích công dân chấp hành đúng pháp luật, theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của công dân.

Từ khi triển khai thực hiện mô hình đến nay, số lượng đơn xin rút của công dân ngày càng tăng, đã góp phần tiết kiệm được chi phí và thời gian cho nhà nước, vừa đảm bảo lòng tin trong nhân dân (Năm 2017: Rút đơn 45 trường hợp; Năm 2018: Rút đơn 123 trường hợp; Quý I năm 2019: Rút đơn 9 trường hợp).

Thứ tư, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đưa tiêu chí thực hiện pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào tiêu chí thi đua của cơ quan, đơn vị, đánh giá năng lực, kết quả công tác, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương. Giao Thanh tra tỉnh kiểm tra, giám sát nếu phát hiện người đứng đầu cơ quan, địa phương nào không đối thoại với dân hoặc không tuân thủ pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo thì tham mưu ngay cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xử lý.

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm ban hành văn bản xử lý, quyết định xử lý khiếu nại, tố cáo bảo đảm chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thời hạn, đúng pháp luật, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp hoặc phát sinh khiếu kiện tại tòa án, đồng thời phải chỉ đạo thi hành nghiêm quyết định xử lý. Nhiều trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở, ngành bị kiểm điểm trách nhiệm nếu ban hành một quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kết luận giải quyết tố cáo bị thu hồi.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để cố ý vi phạm pháp luật. Kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng, đoàn thể tham gia giải quyết, kết hợp việc làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo với việc vận động, thuyết phục công dân chấp hành đúng các quy định pháp luật không để phát sinh tình hình phức tạp.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; thường xuyên rà soát và tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Khi có công dân khiếu kiện ra Trụ sở tiếp dân Trung ương thì có trách nhiệm vận động công dân trở về địa phương, đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện.

Tổ rà soát tỉnh, huyện phối hợp Ban Tiếp công dân tỉnh, huyện chủ động nắm chắc tình hình tại cơ sở, kết quả giải quyết của các sở, ngành, UBND cấp huyện để giải thích cho công dân và tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh sát thực tế và đúng quy định pháp luật, không để xảy ra điểm nóng và khiếu kiện đông người phức tạp.

UBND cấp huyện phải thường xuyên nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo dự báo sẽ xảy ra trên địa bàn khi có những dự án triển khai để báo cáo kịp thời cho Tổ rà soát tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chủ động có giải pháp giải quyết, không để xảy ra điểm nóng và khiếu kiện đông người phức tạp.

Thứ sáu, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước.

Chú trọng thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo như: Quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tài chính…

3.4.5. Phương hướng, giải pháp

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ động kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng; các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của chính quyền, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

- Nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác tiếp công dân, đối thoại với công dân, kịp thời chỉ đạo giải quyết đúng chính sách, pháp luật các vụ việc khiếu kiện của công dân ngay tại cơ sở, nhất là đối với những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp; tăng cường công tác công khai, minh bạch kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; tổ chức thực hiện triệt để quyết định

giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật.

- Có chính sách đãi ngộ và thu hút đối với cán bộ, công chức làmcông tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

- Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

1. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai giai đoạn 2015 -2019 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2019, UBND các cấp và ngành tài nguyên và môi trường của tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận tổng số 23 đơn/250 người khiếu nại về đất đai (có 02 đơn khiếu nại đông người). Trong đó 23/23 vụ việc đã được giải quyết đạt 100%; có 21/23 vụ việc đã kết thúc sau giải quyết còn lại 02/23 vụ việc sau giải quyết khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết, người khiếu nại tiếp tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

2. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai giai đoạn 2015 -2019 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Từ năm 2015 đến hết năm 2019, các cấp, các ngành của tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 6.135 đơn, trong đó có: 52 đơn khiếu nại; 92 đơn tố cáo; 160 đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung chủ yếu: Khiếu nại quyết định thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bồi thường thiệt hại do thi công một số dự án ảnh hưởng đến sản xuất của người dân...

Có 03 đơn tố cáo liên quan đến lình vực đất đai, trong đó có 01 đơn tố cáo viên chức thực hiện công vụ gây phiền hà, nhũng nhiễu, 02 đơn tố cáo việc sử dụng đất không đúng mục đích, ranh giới. Các vụ việc được tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)