Chế phẩm BI-Ogiàu enzym

Một phần của tài liệu TAN DUNG PHE PHAM TINH BOT SAN docx (Trang 32 - 34)

và α amylase) trong sản phẩm, có vai trò kích thích tiêu hoá. Cụ thể là khi được trộn với các thức ăn chính thì enzyme này sẽ làm cho thức ăn chuyển hoá tốt hơn, dễ tiêu, giảm tiêu tốn thức ăn, do vậy làm vật nuôi tăng trọng nhanh. Ngoài ra, thành phần đạm trong chế phẩm đạt 9-10%, so với 0,2% trong bã khoai mì ban đầu. Giá thành của Bio- E là 10.000-12.000 đồng/kg.

3.1.2.1. Vi sinh vật và phụ gia

a/ Nấm mốc:[8],[9]

Nấm mốc là tên chung để chỉ các nhóm nấm không phải là nấm men cũng không phải là nấm lớn có quả thể.

Đây là nhóm vi sinh vật có cấu tạo dạng sợi có lông tơ, sợi bông tạo khuẩn ty ở dạng bột... Màu sắc của nấm mốc xuất hiện trên bề mặt nước chấm, bánh mì để lâu ngày, trên rau quả và nhiều loại thức ăn khác gây mùi, vị khó chịu.

Có một số loài tiết ra chất độc gây ngộ độc thức ăn. Mặt khác nấm mốc lại có thể tham gia vào quá trình có lợi khác như là tác nhân quan trọng của quá trình sản xuất nước chấm, nước tương, chao... Nấm mốc hô hấp hiếu khí bắt buộc, có thể phát

Bã sắn

Lên men 1 ngày

Phơi sấy ở 500C

Nghiền

Chế phẩm BI-Ogiàu enzym enzym

triển được ở một số môi trường mà nấm men và vi khuẩn không thể phát triển đuợc như ở môi trường mà có áp suất thẩm thấu, độ ẩm, độ acid lớn.

Nấm mốc không có màu xanh lục của lá cây hay nói cách khác nấm mốc không có diệp lục tố, không có khả năng tự tổng hợp các chất dinh dưỡng cho chính bản thân. Chúng chỉ phát triển trên những thức ăn đã có sẵn.

Nấm mốc là loài vi sinh vật phát triển thành hình sợi phân nhánh.

Hình 3.2: Nấm mốc Aspergillus Niger b/ Phụ gia:

Các phụ gia đựợc sử dụng là: cám gạo 3% + muối ăn 0.5% (tính theo khối lượng tươi) (BSC); rỉ mật 3% + muối ăn 0,5% (BSMa); và muối ăn 0.5% (BSMu).

3.1.2.2. Lên men

Bã sắn được trộn đều theo các công thức và ủ yếm khí trong các túi. Giá trị pH và hàm lượng HCN ở các công thức giảm nhanh chóng sau khi ủ. . Hàm lượng protein thô khá thấp (3,5 đến 5,3% DM) ở các khối ủ. Từ các kết quả phân tích cho thấy bã sắn công nghiệp có thể được bảo quản bằng phương pháp ủ chua để làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ.

3.1.2.3. Phơi sấy

Quá trình sấy không chỉ là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu một cáchđơn thuần mà là một quá trình công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu phải đạt chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp.

Hình 3.3: Thiết bị nghiền a/ Đặc trưng của sản phẩm nghiền:

Mục đích của quá trình nghiền là taọ ra những hạt vật liệu nhỏ từ cục vật liệu ban đầu to hơn. Quá trình cần những hạt vật liệu nhỏ vì chúng có diện tích bề mặt riêng lớn hoặc cần hình dạng, kích thước và số lượng hạt. Hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình được xác định bằng diện tích bề mặt mới tạo nên sau quá trình đập nghiền.

Vì vậy các đặc trưng hình học của hạt, đơn chiếc và hỗn hợp, là yếu tố quan trọng để đánh giá sản phẩm từ máy nghiền. Một máy nghiền không cho sản phẩm đồng nhất dù nhập liệu có đồng nhất hay không. Sản phẩm luôn luôn là một hỗn hợp có các kích thước nằm trong một khoảng xác định.

Hạt nhỏ nhất của sản phẩm nghiền có thể so sánh với kích thước của một tinh thể, đó là đơn vị nhỏ nhất của vật liệu có thể tồn tại dưới dạng một tinh thể độc lập. Kích thước này là khoảng 10-3 micron. Do sự biến đổi kích thước trong một khoảng rộng nên thường dùng khía niệm đường kính trung bình để biểu diễn kích thước hạt trong một hỗn hợp.

Một phần của tài liệu TAN DUNG PHE PHAM TINH BOT SAN docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w