Hình 2.: Sơ đồ tinh chế gián đoạn[11]

Một phần của tài liệu TAN DUNG PHE PHAM TINH BOT SAN docx (Trang 26 - 28)

Để tinh chế ta cho cồn thô vừa xử lý vào thùng 1, dùng hơi trực tiếp đun tới 80- 900C. Đóng van hơi và để cho phản ứng 1-2 giờ, đồng thời mở nhỏ nước đủ ngưng tụ phần hơi rượu bay lên.

Sau đó mở van hơi gián tiếp đun tới sôi, đồng thời mở nước đủ ngưng tụ toàn bộ mở nước đủ ngưng tụ toàn bộ hơi rượu đi vào 3, phần khí không ngưng qua 4 ra ngoài, nếu có rượu cần thu lại. Sau 30-60 phút sôi và hồi lưu, với thời gian này các tạp chất dễ bay hơi được đẩy lên đỉnh tháp.

Ta điều chỉnh hơi và nước làm lạnh lấy ra khoảng 3-5% cồn đầu Lượng này còn chứa nhiều tạp chất đều để riêng. Tiếp theo lấy ra khoảng 6-12% và còn 2a, cũng vẫn lẫn tạp chất đầu. Sau khi lấy cồn 2a ta điều chỉnh chỉ số hồi lưu và lấy sản phẩm chính III.

Tùy theo chất lượng cồn thô ban đầu và mức chất lượng định ra của nhà máy, lượng sản phẩm chính có thể từ 60-80% so với tổng lượng cồn đưa vào tháp.

Chú ý: Có thể không lấy rượu fusel qua từng mẻ tinh chế mà qua 2-3 lần mới lấy ra. Muốn vậy mở hơi trực tiếp, đẩy hết hơi rượu lên tháp và khi nhiệt độ đáy đạt 1030C, tháo hết nước thải ở đáy tháp. Sau đó tiếp tục tinh chế mẻ sau

Sơ đồ tinh chế gián đoạn tuy cho phép nhận được cồn có chất lượng nhưng hiệu suât thu hồi thấp, tốn hơi và công sức lao động do phải cất lại, do đó hiện nay ít dùng. Ở ta nhiều xí nghiệp tư nhân vẫn còn sử dụng các sơ dồ chưng luyện gián đoạn.

Hình 2.13: Sơ đồ hệ thống chưng luyện bán liên tục[11]

1-Thùng chưng cất thô 2-Thùng ngưng tụ cồn thô 3-Thùng tạp chứa cồn thô.4-Tháp tinh chế. 5-Bình ngưng tụ 6-Bình ngưng tụ. 4-Tháp tinh chế. 5-Bình ngưng tụ 6-Bình ngưng tụ. 7-Bình làm lạnh 8-Bình làm lạnh

Để khắc phục các nhược điểm của chưng cất và tinh luyện gián đoạn, chúng ta có thể thực hiện theo sơ đồ bán liên tục (chưng gián đoạn, luyện liên tục) sau đây:

Lên men xong giấm chín được bơm vào thùng chứa 1. Vì làm việc gián đoạn nên phải bố trí hai thùng song song nhưng làm việc so le để ổn định phần nào nồng độ cồn thô trước khi vào tháp tinh.

Thùng cất thô được đun trực tiếp bằng hơi có áp suất 0,8:1kg/cm2. Hơi rượu bay lên được ngưng tụ ở 2 rồi vào thùng chứa 3, tiếp đó liên tục đi vào tháp tinh chế 4. Ở

4 cũng được đun bằng hơi trực tiếp, từ đĩa tiếp liệu (16:20 tính từ dưới lên) xuống đáy nồng độ cồn giảm dần đến đáy tháp còn 0,015:0,03% rồi ra ngoài.

Nhiệt độ đáy tháp phải 103:1050C. Hơi rượu bay lên được tăng dần nồng độ, phần lớn được ngưng tụ ở 5 rồi hồi lưu trở lại tháp. Một phần nhỏ chưa ngưng kịp còn chứa nhiều tạp chất đầu được đưa sang ngưng tụ tiếp ở 6 và lấy ra ở dạng cồn đầu.

Cồn đầu chỉ được dùng pha sơn vecni, làm cồn đốt, sát trùng hoặc đem xử lý và cất lại.

Cồn sản phẩm lấy ra ở dạng lỏng cách đĩa hồi lưu (từ trên xuống) khoảng 3 đến 6 đĩa, được làm lạnh ở 7, rồi vào thùng chứa và vào kho.

2.4.3.2. Chưng luyện liên tục

Một phần của tài liệu TAN DUNG PHE PHAM TINH BOT SAN docx (Trang 26 - 28)