Các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên thú ở khu BTTN Bắc Hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần loài thú và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các loài thú khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh, quảng trị​ (Trang 63 - 72)

- Lưới mờ: để bắt dơ

58 Hystrix brachyurus Nhắm đuôi ngắn VU

4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên thú ở khu BTTN Bắc Hướng

Hóa

a. Mất sinh cảnh sống của các loài thú

Các nguyên nhân dẫn đến mất sinh cảnh sống của các loài thú bao gồm: - Gia tăng dân số: Gia tăng dân số có những tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học. Đời sống kinh tế của đa số người dân tộc sống trong khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó gỗ và các sản phẩm phi gỗ là chắnh. Khi dân số tăng thì sức ép đến rừng càng gia tăng theo, ngoài việc khai thác gỗ buôn bán, việc sử dụng gỗ làm nhà và các vật dụng gia đình tăng lênđáng kể.

- Xâm lấn đất rừng làm đất canh tác: Mở rộng đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp (trồng cà phê, cao su) bằng cách lấn vàođất rừng đã và đang xảy ra. Hiện tượng sử dụng đất chưa có quy hoạch cụ thể diễn ra ở nhiều thôn bản trong hầu hết các xã.

- Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ: Việc khai thác gỗ vẫn thường xuyên diễn ra trênđịa bàn các xã trong khu bảo tồn. Đặc biệt là tại vùng giáp ranh giữa hai huyện Vĩnh Linh và Hướng Hóa. Lợi dụng chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên hàng năm của Lâm trường Bến Hải, các chủ đầu nậu mở đường sâu vào tận khu BTTN Bắc Hướng Hóa để khai thác gỗ. Do đường sá đi lại khó khăn, lực lượng kiểm lâm khó bề kiểm soát tình trạng này. Các loài cây gỗ bị khai thác lậu được chuyên chở bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau ra khu vực Vĩnh Linh, Gio Linh sau đó vận chuyển đi các nơi tiêu thụ. Ngoài cây gỗ thì những lâm sản ngoài gỗ cũng bị khai thác mạnh như khai thác tre nứa, song mây...

- Khai thác củi: Hiện nay gần 100 % dân địa phương vẫn sử dụng gỗ làm chất đốt sinh hoạt, do vậy việc khai thác củi làm chất đốt đã gây sức ép rất lớn đến tài nguyên thực vật và làm giảm độ che phủ của rừng. Chỉ cần làm một phép tắnh đơn giản là một gia đình tối thiểu sử dụng 5kg củi khô/ 1 ngày thì với 1915 hộ dân thuộc 5 xã trong khu vực sẽ sử dụng hết 9575 kg/ 1 ngày và 3.494.875 kg/ năm.

- Cháy rừng: Hiện tượng cháy rừng vẫn thường xảy ra trong khu vực nghiên cứu, trong quá trình khảo sát chúng tôi vẫn thường gặp những bãi trống vừa bị cháy, đặc biệt là dọc 2 bên tuyến đường Hồ Chắ Minh.

Qua kết quả điều tra đánh giá tác động của người dân đến tài nguyên rừng tại BHH chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng Xã Hoạt động Hướng Linh (%) Hướng Sơn (%) Hướng Phùng (%) Hướng Việt (%) Hướng Lập (%) Khai thác gỗ 20 15 25.2 8.2 5.1 Khai thác củi 90.5 100 85.2 80.4 90.7

Khai thác tre nứa,

mây, đót, lá nón. 50.9 20.4 40.6 47.2 16.4

Khai thác cây thuốc 5.1 7.5 2.4 4.6 5.6

Săn bắt động vật 25.4 40.1 15.4 30.2 35.1

Làm nương rẫy 96.2 98.1 70.5 86.9 100

Trung bình 48.0 46.8 39.8 42.9 42.1

Ghi chú:% là tỷ lệ số người được hỏi qua kết quả điều tra trong các lần khảo sát

Kết quả bảng trên cho thấy, hai hoạt động tác động mạnh mẽ nhất đến tài nguyên rừng ở Bắc Hướng Hoá là khai thác củi và phát nương làm rẫy, với hơn 80 % số người được hỏi có hoạt động khai thác củi và phát nương làm rẫy. Đặc biệt ở các xã Hướng Sơn, Hướng Lập hoạt động này đạt đến 100 %. Điều đó minh chứng cho hoạt động sản xuất chắnh của người dân là trồng trọt và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

Ở tất cả các xã người dân đều có khai thác gỗ nhưng tỷ lệ khai thác gỗ thấp hơn nhiều so với các hoạt động khác. Ngưòi dân chỉ khai thác gỗ để làm nhà và một số ắt người dân khai thác để bán. Thấp nhất là xã Hướng Lập: 5.1%, cao nhất là xã Hướng Phùng :25.2 %.

Hoạt động khai thác tre nứa, mây, đót được người dân khai thác theo mùa vụ. Thường là sau khi thu hoạch xong mùa màng, hoặc là khi có ngưòi đặt mua. Hướng Linh là xã có tỷ lệ khai thác lớn nhất: 50.9 % do xã này có điều kiện thuận lơi về giao thông.

Hoạt động săn bắt động vật có tỷ lệ số người được hỏi có tham gia bẫy bắt ắt nhưng múc độ ảnh hưởng lại rất cao, do mức độ tái sinh của hệ động vật chậm hơn rất nhiều so với thực vật, ngoài ra mục đắch sử dụng của động vật cũng phong phú hơn nhiều so với thực vật. Trước tình hình kinh doanh động vật hoang dã, nhất là rắn, rùa, ba ba....để làm các món ăn đặc sản, làm thuốc, xuất khẩu bất hợp pháp ngày càng tăng và khó kiểm soát, trong đó có các loài đang bị đe doạ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Sau đây là kết quả điều tra tình hình khai thác và săn bắt động vật hoang dã ảnh hưỏng đến tài nguyên thú ở khu vực nghiên cứu.

b.Ảnh hưởng của việc xây dựng tuyến đường Hồ Chắ Minh:

Tuyến đường Hồ Chắ Minh nhấnh tây đi qua khu BTTN Bắc Hướng Hóa với tổng chiều dài là 18,7 km. Có thể nói tuyến đường này đã làm thay đổi rất lớn đến điều kiện tự nhiên vàđiều kiện kinh tế xã hội trong khu vực.

+Ảnh hưởng của các yếu tố trong giai đoạn thi công:

Diện tắch mặt bằng phải giải phóng để xây dựng tuyến đường : Với chiều dài đoạn đường nằm trong ranh giới quy khu BTTN Bắc Hướng Hóa là 18,7 km, chiều rộng mặt bằng giải phóng là 25m thì diện tắch đã giải phóng mặt bằng của tuyến đường là: 18,7km x 25m = 46,7 ha, trong đó diện tắch nền đường là 18,7km x 7,5mét = 14 ha.

Việc mất rừng do thi công tuyến đường đã ảnh hưởng lớn đến thành phần loài, sự ngăn cách vùng sống giữa phắa đông và phắa tây của khu vực và làm giảm đáng kể nguồn thức ăn cho các loài thú.

Việc hoạt động của con người, xe cộ máy móc trên tuyến cũng như việc chặt hạ cây, nổ mìn pháđá thi công đường cũng gây chấn động cơ học và sinh thái không nhỏ cho khu hệ thú ắt nhất là 1km mỗi bên dọc theo trục đường Dọc hai bên tuyến đường Hồ Chắ Minh đi qua, thành phần, số lượng loài thú giảm hẳn. Thậm chắ một số loài còn thay đổi cả khu vực phân bố, chẳng hạn

Thỏ vằn chỉ phân bố ở độ cao từ 50m-400m so với mực nước biển nhưng đã có thông tin và ảnh chụp thỏ vằn ở độ cao 913m [22]. Việc chấn động mạnh trong khu vực trong quá trình thi công làm các loài thú hoảng sợ, có thể di chuyển nơi khác làm giảm tắnh ĐDSH cho khu vực.

Già làng Hồ Trung, 1 thợ săn kinh nghiệm ở thôn Chênh Vênh xã Hướng Phùng (dọc theo tuyên đường Hồ Chắ Minh) cho biết, cách đây 3 năm khi mới bắt đầu xây dựng lại tuyến đường, các loài thú lớn quý hiếm như: Hổ, Beo lửa, Bò tót... vẫn thường xuất hiện gần bản. Thậm chắ Hổ vẫn thường xuyên về bắt bò, lợn của dân bản. Nhưng gần đây chúng đã di chuyển sang khu vực rừng Trường Sơn phắa Lào để sinh sống.

Theo chúng tôi phải ắt nhất 10 năm nữa, nếu không có những tác động lớn khác ở hai bên tuyên dường này thì khu hệ thú mới dần trở lại trạng thái trước khi xây dựng tuyến đường này.

+Ảnh hưởng của tuyến đường Hồ Chắ Minh sau khi đưa vào sử dụng: Ảnh hưởng đầu tiên đó là tuyến đường sẽ chia nhỏ sinh cảnh sống của các loài thú. Tuyến đường đã tạo dựng 1 hành lang cách ly khu hệ thú khu BTTN Bắc Hướng Hóa với rừng Trường Sơn vốn có mối quan hệ sinh thái hàng nghìn năm.

Đường Hồ Chắ Minh sẽ tạo điều kiện cho việc xâm nhập khai thác gỗ, săn bắt và buôn bán động vật rừng

Một số dân di cư đến hai bên tuyến đường để sinh sống phát nương làm rẫy làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng cũng như đa dạng sinh học. Trong đó phải kể đến hộ dân của bản Cợp( bản Mới) tách ra từ bản Cuôi di cư đến dọc hai bên tuyến đường nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn.

c. Khai thácđộng vật hoang dã

Kết quả điều tra cho thấy ở Khu BTTN Bắc Hướng Hoá hầu hết thợ săn đều là nam giới. Có 3 loại thợ săn khai thác khác nhau:

Thợ săn chuyên nghiệp: Phầnlớn những người này là những người đến từ huyện Quảng Trạch và Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thợ săn chuyên nghiệp cóđường dây buôn bán với các chủ buôn ở các thị trấn. Nguồn thu từ việc săn bắt động vật là thu nhập chắnh của họ. Họ thường dành hầu hết thời gian trong năm cho việc săn bắt. Thợ săn thường gồm các nhóm từ 3 đến 6 người, họ làm các lán trại ngay trong rừng để hàng ngàyđi khai thácđộng vật. Cùng với việc đặt bẫy bắt chim thú là việc đánh cá bắt rùa, rắn trong rừng. Phỏng vấn dân ở thôn Cợp, Cuôi và thôn Trỉa đều cho biết hàng ngày thợ săn thường đi kiểm tra bẫy vào buổi sáng. Nếu bắt được đối với những loài thú kắch thước trung bình như nhắm, khỉ hoặc rùa, rắnẦ còn sống, thợ săn nhốt trong các lồng nuôi tạm gần lán của họ, sau đó chuyển đi bán cho các chủ buôn ở các thị trấn. Khi bẫy được các loài thú lớn như nai, sơn dương, lợn rừng, mang lớn nếu đã bị chết thợ săn ắt khi mang bán cho dân bản, họ thường sấy khô sau đó mang bán. Nếu các loài thú lớn còn sống họ vận chuyển ngay đi bán cho chủ buôn hoặc nhà hàng ở thị trấn Khe Sanh hoặc Cam Lộ. Theo thông tin điều tra thì thợ săn chuyên nghiệp đặt tới hàng nghìn bẫy thường xuyên trong khu vực nhưng rất khó phát hiện và tháo dỡ.

Thợ săn bán chuyên nghiệp : Phần lớn họ là dân địa phương, là những người ngoài việc khai thác họ còn tham gia vào công việc sản xuất nông nghiệp (như việc trồng và thu hoạch lúa, sắn, ngôẦ), họ chỉ khai thác động vật vào những thời gian nhàn rỗi để cung cấp thêm thức ăn cho gia đình, nhưng chủ yếu vẫn là mục đắch kinh tế. Thợ săn bán chuyên nghiệp thường không có quan hệ với các chủ buôn ở các các thị trấn mà chỉ có quan hệ với những người thu mua trung gian đến thôn bản thu mua động vật. Qua phỏng vấn và đến làm việc tại các hộ gia đìnhở các thôn bản thuộc vùng lõi của khu

bảo tồn, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều gia đình có nhiều dây phanh xe đạp (dùng để làm bẫy) mặc dù họ không có xe đạp. Theo nhận định hiện nay có tới 30 đến 40% số hộ dân trong các thôn bản này còn có người đi đặt bẫy bắt động vật.

Thợ săn không chuyên nghiêp : Là những ngừời địa phương khi đi làm nương hay thu hái sản phẩm rừng tình cờ bắt đựơc động vật rừng như rùa, chim hoặc thú có kắch thước nhỏ và trung bình thì thợ săn thường giết để làm thực phẩm. Đôi khi bắt được động vật có giá trị kinh tế như tê tê, nhắm , đonẦ họ cũng bán cho người thu mua trung gian động vật tươi sống đến các thôn bản.

Hình thức khai thác

Đánh bẫy: Đây là hình thức săn bắt phổ biến nhất ở khu bảo tồn. Thợ săn dùng bẫy cạm để khai thác động vật . Bẫy làm từ sợi dây phanh xe đạp buộc vàođầu của một cành cây cònđầu kia của dây là 1 chiếc thòng lọng. Khi bẫy sập thì sợi dây này sẽ buộc chặt vào chân, thân hoặc cổ của động vật. Để đánh bẫy các loài thú lớn, thợ săn dùng nhiều sợi dây phanh xe đạp kết lại với nhau và dùng cành cây to hơn. Có 2 kiểu bẫy chắnh:( Xem ảnh minh hoạ Phần Phụ lục )

- Kiểu 1 (Bẫy có kết hợp đào hố): Các thợ săn thường đào một chiếc hố sau đó dùng vỏ cây nguỵ trang hố và sợi dây được đặt sát mặt hố. Khi động vật bước vào hố kiểu này thì bẫy sẽ sập, sợi dây sẽ buộc chặt vào chân.

- Kiểu 2 (Bẫy không cần đào hố): Đặt thòng lọng bằng dây phanh xe đạp treo theo chiều thẳng đứng, khi thú, chim chui qua sẽ bị buộc vào thân, cổ.

Các thợ săn thường làm hàng rào cành cây để dồn thú vào đường đặt bẫy. Bẫy thường được đặt cách nhau khảng 3-4 m thành tuyến dọc theo hàng rào. Bẫy được đặt trong rừng ở các dông núi, ven các suối hoặc lối đi có dấu

chân động vật. Cứ sau 1 đến 2 ngày người đặt bẫy kiểm tra một lần để thu động vật.

Theo chúng tôi, đây có thể coi là hình thức tuyệt diệt tàn bạo nhất đối với các loài động vật hoang dã nói chung và thú nói riêng. Theo thông tin phỏng vấn từ thợ săn và nhân dân trong khu bảo tồn, không có loài thú nhỏ thú lớn nào đi qua hệ thống các loại bẫy này mà sống sót. Vì các thợ săn thường đặt hàng trăm bẫy trên mỗi tuyến đường dài hàng cây số, đặt cố định ngày đêm, hàng tháng, đặt ở vùng nhiều thú nhất, nhiều trường hợp thú rừng mắc bẫy chết thối rửa giữa rừng.

Bắt bằng tay: Các loài động vật cỡ nhỏ như dúi, rùa, rắn, tê tê thường bị bắt bằng tay hoặc đào các hang hốc.

Dùng súng săn: Theo dân địa phương thì hiện nay súng săn đã bị thu giữ nên thợ săn địa phương không còn dùng súng săn để khai thác động vật, tuy nhiênđôi khi vẫn còn nghe tiếng súng săn trong rừng.

Dùng súng cao su tự chế: Trong thời gian điều tra, nhóm điều tra gặp

một số học sinh dùng súng cao su tự chế. Loại súng này chỉ có thể bắn được một số loài chim, thú nhỏ.

Mùa khai thácđộng vật

Phỏng vấn các thợ sănở các thôn Cợp, thôn Cuôi, Trỉa và một số thôn khác thuộc vùng đệm của khu bảo tồn, mùa săn bắt, đặt bẫy thường vào từ tháng 8 đến tháng 11, tập trung vào những tháng có mưa. Theo họ thời kỳ này cây cối thường phát triển tốt nhiều thức ăn, thú hoạt động mạnh nhưng lười chui rúc, thường đi theo những lốinhất định dễ bị thợ săn phát hiện dấu chân để đặt bẫy. Mặt khác người dân địa phương cũng có thời gian nhàn rỗi để đi săn bắt.

Tuy nhiên đối với thợ săn từ Quảng Bình đến hầu như khai thác động vật quanh năm. Theo dân địa phươngở các thôn thuộc vùng lõi của khu bảo

tồn (Cợp, Cuôi) cho biết các thợ săn người Kinh đến từ Quảng Bình chỉ không săn bắt động vật vào dịp tết âm lịch còn tháng nào trong năm cũng vào rừng của khu bảo tồn đặt bẫy. Thợ săn loại này thường đặt rất nhiều bẫy để khai thác độngvật.

Khu vực khai thác động vật

Hiện nay việc khai thác động vật rừng đang diễn ra khá phổ biến ở khu BTTN Bắc Hướng Hoá. Qua tìm hiểu cho thấy: thợ săn người dân tộc địa phương ở các thôn bản thường săn bắt động vật ở những khu rừng thuộc địa phận của thôn mình, ắt khiđến khu rừng của thôn xã khác quản lý.

Đối với các thợ săn chuyên nghiệp, đặc biệt thợ săn là ngưòi Kinh từ huyện Quảng Trạch và Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình thường săn bắt động vật ở những khu rừng còn tốt, ắt bị tác động và còn nhiều động vậthoang dại.

Những khu rừng hiện nay đang bị khai thác mạnh là các khu rừng phắa bắc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, giáp với huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình thuộc địa bàn thôn Cợp, thôn Cuôi xã Hướng Lập và khu rừng phắa tây và bắc xã Hướng Sơn (khu vực thôn Trỉa, Làng Mới). Đây là những nơi phong phú nhất về số lượng loài cũng như số lượng cá thể được các thợ săn chuyên nghiệp có kinh nghiệm xác định để đặt bẫy.

Thành phần loài thú bị săn bắt và buôn bán

Qua thống kê đã xác định được 31 loài thú hoang dã bị săn bắt ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá và vùngđệm ( Bảng 4.9.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần loài thú và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư đối với công tác bảo tồn các loài thú khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa tỉnh, quảng trị​ (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)