MC Hướng Lập, Hướng Sơn TP 23 Bò tótBos gaurus PV, s ừng Hướng Lập, Hướng Sơn,
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Các kết luận
1. Đã ghi nhận được tổng số 69 loài thú ở khu BTTN Bắc Hướng Hoá chiếm 23,9% tổng số loài thú hiện có ở Việt Nam. Bộ Ăn thịt chiếm ưu thế với 25 loài (chiếm 36,2% tổng số loài), bộ Dơi có 11 loài ( chiếm 15,9% tổng số loài), bộ Gặm nhấm có 10 loài ( chiếm 14,5% tổng số loài), bộ Móng guốc có 9 loài ( chiếm 13,0% tổng số loài), bộ Linh trưởng có 8 loài ( chiếm 11,6% tổng số loài), bộ Tê tê và bộ Thỏ mỗi bộ có 2 loài (chiếm 2,9% tổng số loài) và bộ nhiều răng, bộ cánh da chỉ có 1 loài (chiếm 1,4% tổng số loài).
Trong 69 loài thú được phát hiện có 58 loài do các tác giả khác điều tra. Chúng tôi mới bổ sung cho danh sách thú khu BTTN Bắc Hướng Hoá gồm 11 loài, trong đó có: Bộ cánh da: 1 loài, bộ nhiều răng:1 loài, bộ ăn thịt: 2 loài, bộ guốc chẵn :1 loài, bộ tê tê :1 loài, bộ gặm nhấm: 5 loài
2.Đã xác định được 24 loài thú ở mức phổ biếnchiếm 34,8%, 29 loài ở mức ắt phổ biến chiếm 42,0% và 16 loài ở mức hiếm gặp hoặc hầu như đã tuyệt chủng trong khu vực chiếm 23,2% tổng số loài hiện có tại khu BTTN Bắc Hướng Hoá.
3. Có 60 loài thú có giá trị bảo tồn đã được ghi nhận chiếm 87,0% tổng số loài thú trong khu vực nghiên cứu, trong số đó có 31 loài được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2000); 56 loài được ghi nhận trong Danh lục Đỏ IUCN (2006), 35 loài ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP.
4. Các yếu tố chắnh đe doạ tới khu hệ thú trong vùng nghiên cứu gồm : - Mất sinh cảnh sống: do tăng dân số; xâm lấn đất rừng làm đất canh tác; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; khai thác củi; cháy rừng; sự chia cắt, không liên hoàn trong khu vực nghiên cứu.
- Việc xây dựng tuyến đường Hồ Chắ Minh đi qua khu vực: ảnh hưởng đến số lượng thành phần loài, nguồn thức ăn, sự phân bố...
- Săn bắt, khai thác quá mức và buôn bán động vật nói chung và các loài thú rừng nói riêng ở khu vực nghiên cứu.
- Mặc dù những năm gần đây lực lượng kiểm lâm đã có nhiều cố gắng nhưng do lực lượng mỏng nên vẫn chưa kiểm soát được tình hình khai thác, săn bắt trái phép động vật hoang dã trong khu vực.
5. Đề xuất các biện pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú trong vùng nghiên cứu bao gồm: tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương; nâng cao đời sống của dân địa phương; nâng cao năng lực cán bộ quản lý và lực lượng kiểm lâm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý bảo vệ rừng;
5.2. Khuyến nghị
1- Sớm thành lập bộ máy ban quản lý và Hạt kiểm lâm để tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Triển khai sớm việc xây dựng hệ thống trạm kiểm lâm cửa rừng trong khu bảo tồn để kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động trong khu bảo tồn.
2-Các cơ quan chức năng và chắnh quyền các cấp cần tổ chức nâng cao dân trắ, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và môi trường cho toàn dân bằng mọi hình thức và phương tiện, kể cả việc giảng dạy trong nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp mọi người có ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
3- Chắnh quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm cần tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Tăng cường trang thiết bị, phương tiện, bổ sung biên chế cho lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
4- Cần tiếp tục các công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học khu hệ thú nói riêng và khu hệ động vật nói chung ở khu BTTN Bắc Hướng Hoáị để đánh giáđược đầy đủ hơn thành phần loài, đặc biệt các loài thú nhỏ; cập nhật thông tin về các loài quắ hiếm và thực hiện tốt các giải pháp bảo tồn.
5- Giám sát sự biến động số lượng quần thể các loài thú quý hiếm mà hiện trạng của chúng đang ở mức hiếm và rất hiếm trong khu vực nghiên cứu, để có biện pháp quản lý, bảo vệ kịp thời và phù hợp.
6-Đối với các hộ dân của hai bản: bản Cuôi và bản Cợp hiện đang nằm trong vùng lõi của khu BTTN Bắc Hướng Hóa, theo chúng tôi rất khó có điều kiện để tổ chức di dân ra khỏi khu bảo tồn. Vì vậy cần có các chủ trương chắnh sách phù hợp để tạo điều kiện cho nhân dân ở 2 bản này sinh sống ổn định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH cho khu vực. Cụ thể là phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất ổn định lâu dài cho 2 bản trên, tiến hành quy vùng sản xuất nương rẫy, tổ chức giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đìnhđể quản lý bảo vệ, đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ của các cấp các ngành nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân./.