MC Hướng Lập, Hướng Sơn TP 23 Bò tótBos gaurus PV, s ừng Hướng Lập, Hướng Sơn,
TP,BB 31 Th ỏ vằn Nesolagus timminsi MC Hướng Lập TP
Ghi chú: PV= Phỏng vấn; MS= Mẫu sống;MC= Mẫu chết; MN= Mẫu nhồi. TP = Thực phẩm, LT = Làm thuốc, LC = Nuôi làm cảnh, BB= Buôn bán
Các loàiđộng vật quý hiếm bị săn bắt
Trong số 31 loài thú bị săn bắt đã được ghi nhận trong quá trình nghiên cứu có tới 16 loài quý hiếm, đang hoặc gần bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu, được liệt kê trong danh sách các loàiđộng vật có nguy cơ diệt vong năm 2006 của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN, 2006) ở 4 mức độ quý hiếm khác nhau:
- Mức Nguy cấp (EN) có 2 loài: Voọc vá chân nâu Pygathrix nemaeus,
Dê sừng dài Pseudoryx nghetinhensis
- Mức Sẽ nguy cấp (VU) có 7 loài: Culi nhỏ Nycticebus pygmaeus, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina, Gấu ngựa Ursus
thibetanus, Beo lửa Catopuma temminckii, Bò tót Bos gaurus, Sơn dương
Naemorhedus sumatraensis.
- Mức Gần bị đe doạ (NT) có 2 loài: Khỉ vàng Macaca mulatta , Tê tê
Java Manis javanica
- Mức Chưa đủ dẫn liệu (DD) có 5 loài: Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus laotum hatinhensis, Vượn đen má trắng Nomascus leucogenis, Gấu chóUrsus malayanus, Thỏ vằn Nesolagus timminsi và Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis.
Có 16 loàiđược liệt kê trong Sáchđỏ Việt Nam ( 2000) ở 3 mức khác nhau: - Mức Nguy cấp (E) có 8 loài : Voọc Hà Tĩnh, Voọc vá chân nâu, Vươn đen má trắng, Gấu ngựa, Gấu chó, Beo lửa, Bò tót, Dê sừng dài.
- Mức Sẽ nguy cấp (V) có 6 loài: Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ đuôi lợnMacaca nemestrina, Cầy mực , Mang lớn, Sơn dương.
- MứcHiếm (R) có 2 loài Cầy gấm và Sóc bay trâu Petaurista philippensis.
d. Buôn bán động vật hoang dã:
Nguồn gốc động vật
Nghiên cứu nguồn gốc động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật được sử dụng và buôn bán ở khu vực Bắc Hướng Hoá và các khu vực phụ cận, chúng tôi nhận định như sau: Động vật hoang dã được sử dụng ở các thôn bản thuộc vùng lõi và vùng đệm của khu Bảo tồn Bắc Hướng Hoá có nguồn gốc từ khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá. Động vật hoang dã được sử dụng ở Cam Lộ, Lao Bảo, Khe Sanh chủ yếu có từ Lào và từ các khu vực khác thuộc huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Đakrông. Số lượng thú có nguồn gốc từ khu BTTN Bắc Hống Hóa vận chuyển ra các địa điểm này không nhiều mà theo con đường Hướng Lập ra Quảng Bình và từ Vĩnh Ô về đường Hồ Chắ Minh nhánh đông và ra hướng Quảng Bình.
Mục đắch sử dụng
Các loài động vật hoang đãđược sử dụng cho các mục đắch: Làm thực phẩm, làm thuốc, trang trắ trong nhà, nuôi làm cảnh, làm đồ trang sức, buôn bánẦ
Do động vật hoang dã được sử dụng với các mục đắch trên cho nên nhiều loài động vật và sản phẩm của chúng bị khai thác, vận chuyển và buôn bán theo một mạng lưới phức tạp. Hầu hết các loài thú bị săn bắt đã bị buôn bán. Tuy nhiên việc vận chuyển và buôn bán của các loài thú phụ thuộc vào giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường của các loài thú. Một số loài thú bị vận chuyển và buôn bán tương đối phổ biến bao gồm: lợn rừng, nai, cầy vòi mướp, cầy vòi mốc, sơn dương, hoẵng, đon, các loài khỉ, nhắm.
Vận chuyển và mạng lưói buôn bán động vật hoang dã
Vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã ở Khu bảo tồn Bắc Hướng Hoá và vùng đệm thông qua một mạng lưới phức tạp. Mạng lưới này được duy trì không chỉ do người thu mua trung gian ở các thôn và chủ buôn và nhà hàngở các thị trấn đảm nhiệm mà còn do sự thoả thuận trực tiếp giữa thợ săn và chủ buôn không qua người thu mua trung gian.
e. Tình hình kiểm soát và xử lý vi phạm
Có thể nói hiện nay tình trạng săn bắn động vật rừng ở khu bảo tồn Bắc Hứớng Hoá được kiểm soát tốt hơn so với một số năm trước. Nhóm giám sát cộng đồng ở thôn Cợp và thôn Cuôiđã hoạt động bước đầu có kết quả. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc bảo vệ động vật cũng đã có hiệu quả nhất định. Điều này thể hiện ở chỗ các thôn bản hầu như không có ai dùng súng để sănđộng vật.
Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Hướng Hoá năm 2005, 2006 thì công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đã được coi trọng. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ban ngành, chắnh quyền địa phương để tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương và chắnh sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bảo vệ rừng đến mọi tầng lớp nhân dân. Hạt kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ rừng ở 23 thôn với 669 người tham gia. củng cố 18 ban lâm nghiệp xã. Ngoài ra đã phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Quảng Trị và Đài truyền hình huyện Hướng Hoá đưa một số tin bài về hoạt động của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cứu hộ động vật hoang dã. Trong năm 2005 đã tịch thu sau thả vào rừng 17 con sáo, 4 con Yểng và 478,3 kg động vật hoang dã bao gồm trăn, rắn, kỳ đà, ba ba, nhắm, cầy hương và một số loài rùa. Như vậy số động vật hoang dại bị bắt giữ so với năm 2004 lớn hơn 270,8kg. Theo hạt kiểm lâm Hướng Hoá mặc dù lực lượng kiểm lâm và các ngành chức năng khác thường xuyên kiểm tra, tổ chức ngăn chặn, phát hiện bắt giữ và xử lý nghiêm khắc nhưng nạn buôn bán, vận chuyển vẫn xảy ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Trạm kiểm lâm Tân Lâm huyện Cam Lộ cho biết hiện nay có khoảng 15 đến 20 người vào Bản Cát khai thác động vật và động vật hoang dã còn được chuyển từ Lào về theo trạm thì việc nắm tình hình buôn bán động vật còn nhiều hạn chế.
Đánh giá tình trạng khai thác và buôn bán động vật
- Hoạt động khai thác động vật hoang dã trái phép hiện nay còn phổ biến trong khu vực nghiên cứu và đặc biệt nghiêm trọng trong vùng lõi của Khu BTTN Bắc Hướng Hoá. Những khu rừng hiện nay đang bị khai thác mạnh là các khu rừng phắa bắc khu bảo tồn, giáp với huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình thuộc địa bàn thôn Cợp, thôn Cuôi xã Hướng Lập và khu rừng phắa tây và bắc xã Hướng Sơn (khu vực thôn Trỉa, Làng Mới).
- Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có 3 loại thợ săn : thợ săn không chuyên nghiệp, thợ săn bán chuyên nghiệp ( chủ yếu là người đia phương) và thợ săn chuyên nghiệp. Nguy cơ đe doạ chắnh đến sự tồn tại của các loài động
vật hoang dại là thợ săn chuyên nghiệp (chủ yếu là người Kinh từ Quảng Bình).
- Hình thức khai thác chủ yếu hiện nay là dùng bẫy để bắt thú. Ngoài ra còn dùng súng, dùng tay bắt.
- Mùa khai thácđộng vật tập trung từ tháng 8 đến tháng 11, vào những tháng có mưa. Tuy nhiên đối với thợ săn chuyên nghiệp hầu như khai thác quanh năm, chỉ không săn bắt động vật vào dịp tết âm lịch.
- Vấn đề bức xúc hiện nay là việc sử dụng các sản phẩm động vật ở các nhà hàng và buôn bán động vật ở khu vực thị trấn Khe Sanh và Cam Lộ. Buôn bán động vật hoang dã hiện nay đang diễn ra thông qua một mạng lưới phức tạp: từ rừng đến thôn bản và thị trấn trước khi đến điểm thu mua cuối cùng. Mạng lưới này được duy trì không chỉ do người thu mua trung gian ở các thôn và chủ buôn và nhà hàng ở các thị trấn đảm nhiệm mà còn do sự thoả thuận trực tiếp giữa thợ săn và chủ buôn không qua người thu mua trung gian.
- Hoạt động buôn bán từ thị Khe Sanh đến Cam Lộ hoặc từ Khe Sanh, Cam Lộ đi tỉnh khác thường tập trung vào các loài động vật tươi sống có lợi nhuận cao nhưtê tê, khỉ, kỳ đà, cầy, nhắm, một số loài rùa, rắn.
- Động vật rừng thường được cho vào các bao tải mang vác bộ từ rừng ra sauđó được vận chuyển bằng xe máy và ô tô.
- Động vật hoang dã bị buôn bán, tiêu thụ không những ở Khe Sanh, Lao Bảo , Cam Lộ mà còn bị vận chuyển đến Đông Hà và tỉnh Khác.
- Nguyên nhân dẫn đến việc việc khai thác động vật còn phổ biến như sau:
+ Khai thác lâm sản nói chung và động vật nói riêng là một tập quán xấu của dân địa phương chưa được xoá bỏ.
+Đời sống nhân dân trong vùng còn thấp, một số dân trong vùng khai thácđộng vật để làm thực phẩm và bánđể tăng thu nhập. Một số nguyên nhân dẫn đến đời sống của dân địa phương còn thấp đó là:Thiếu đất canh tác, diện tắch lúa nước còn ắt, chủ yếu là trồng lúa một vụ với năng suất rất thấp. Khả năng tự cung tự cấp lương thực còn kém. Năng suất và sản lượng của các loại hình canh tác chưa hiệu quả do thiếu kỹ thuật và đầu tư. Gặp khó khăn trong việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp. Dư thừa lao động nhưng thiếu việc làm. Thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp chưa cao, đặc biệt các hộ nghèo.
+ Chênh lệch giá cả giữa người thu mua, khách hàng sử dụng rất lớn. Do vậy, đây là động lực chắnh kắch thắch việc buôn bán động vật. Người được hưởng lợi nhiều nhất trong dây chuyền buôn bán là các nhà hàng và chủ buôn.
+ Việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng, động vật rừng và phổ biến các pháp lệnh, nghị định của nhà nước về việc quản lý bảo động vật rừng chưađược thường xuyên và sâu rộng đến nhân dân trong vùng.
+ Lực luợng kiểm lâm đã có nhiều cố gắng nhằm hạn chế việc săn bắt và buôn bán động vật, tuy nhiên đội ngũ còn thiếu, địa bàn lớn và phức tạp nên mới chỉ tập trung vào việc khai thác và buôn bán gỗ, dầu deẦ