Tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình​ (Trang 32 - 33)

với Công ty

* Tác động tích cực:

Chính quyền địa phương và người dân ủng hộ các hoạt động của Công ty. Điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa các bên trong việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động xử lý các vấn đề liên quan giữa các bên, hàng năm các xã và các Lâm trường vẫn thực hiện các cuộc họp thường xuyên (các cuộc họp tổng kết, báo cáo giữa kỳ) và các cuộc họp không thường xuyên (khi có những vấn đề liên quan) để cùng trao đổi và tìm cách giải quyết. tích cực tham gia tổ chức thực hiện PCCCR, huy động lực lượng cần thiết khi cháy rừng xảy ra, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng vào mùa khô,....

- Đa số người dân ủng hộ các hoạt động của Công ty và tích cực tham gia tổ chức thực hiện PCCCR, sẵn sàng tham gia khi cháy rừng xảy ra, do đó các vụ cháy rừng luôn được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Tích cực tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án và làm công theo mùa vụ các hoạt động sản xuất của Công ty.

* Tác động tiêu cực:

Bên cạnh các hộ tham gia nhận khoán trồng rừng cho Công ty thực hiện tốt hợp đồng giao khoán, còn một số ít hộ ý thức thực hiện hợp đồng chưa tốt cụ thể là khi đến hạn trả vốn và sản phẩm giao khoán đã cố ý dây dưa kéo dài không muốn trả nợ cho nhà nước, tự ý lén lút chặt bán cho tư thương gây khó khăn cho Công ty trong công tác thu hối vốn.

Do đất sản xuất hạn chế, lợi dụng việc không có mốc ranh giới đất Công ty ngoài thực địa nên một số hộ dân có diện tích đất gần đất của lâm trường có hoạt động xâm lấn đất của Công ty để lấy đất sản xuất.

Do đất của Công ty có nhiều diện tích xen lẫn đất canh tác của dân do đó các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đốt nương làm rẫy của người dân địa phương làm ảnh hưởng đến vốn rừng của Công ty. Một số diện tích canh tác xen canh với đất rừng của Công ty chưa được bóc tách là trở ngại rất lớn trong bảo vệ rừng.

Phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc với thói quen chăn thả trên rừng đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng của Công ty.

Tập quán làm nhà gỗ, cửa gỗ, đồ gia dụng và sử dụng củi đốt là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác gỗ trái phép tại những khu rừng tự nhiên của Công ty.

Hoạt động khai thác lâm sản phụ thường diễn ra khá mạnh mẽ và đang làm cho tài nguyên lâm sản phụ đặc biệt là cây thuốc dẫn trở nên cạn kiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)