- Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện thông qua bảng 4.20 dưới đây:
Bảng 4.20. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012 – 2018 Hạng mục Năm thực hiện 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Trồng, chăm sóc rừng N1 700,0 750,0 750,0 750,0 750,0 750,0 750,0 1.1. Trồng rừng mới trên đất trống 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1.1.1. Keo lai 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 1.1.2. Bạch đàn mô 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0
1.2. Trồng rừng sau khi khai thác 600,0 650,0 650,0 650,0 650,0 650,0 650,0
1.2.1. Keo lai 500,0 550,0 550,0 550,0 550,0 550,0 550,0
1.2.2. Bạch đàn mô 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2. Chăm sóc rừng trồng N2-N3 1.243,9 1.445,1 1.550,0 1.500,0 1.500,0 1.500,0 1.500,0
2.1. Keo lai 1.243,9 1.445,1 1.550,0 1.500,0 1.500,0 1.500,0 1.500,0
2.2. Bạch đàn mô
3. Khoanh nuôi phục hồi rừng TN 1.196,5 1.196,5 1.196,5 1.196,5 1.196,5 1.196,5 1.196,5 4. Bảo vệ rừng 4.683,8 4.532,6 4.427,7 4.477,7 4.477,7 4.477,7 4.477,7
4.1. Rừng tự nhiên 1.627,7 1.627,7 1.627,7 1.627,7 1.627,7 1.627,7 1.627,7 4.2. Rừng trồng sản xuất N4 – N7 3.056,1 2.904,9 2.800,0 2.850,0 2.850,0 2.850,0 2.850,0
- Theo kế hoạch hàng năm trồng mới 700 – 750 ha rừng trồng trên đất sau khai thác và sau khai hoang đảm bảo chất lượng nghiệm thu theo quy trình kỹ thuật.
- Bảo vệ nuôi dưỡng 2.824,2 ha rừng bao gồm rừng tự nhiên và khu vực loại trừ ven khe suối được giữ lại phục hồi thành rừng tự nhiên.
- Chăm sóc đảm bảo đúng kỹ thuật và chất lượng rừng đối với diện tích năm 2 đến năm 3.
- Quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có, không để người và gia súc vào phá hoại rừng.
- Hàng năm khai thác khoảng 750 ha rừng trồng bao gồm mô hình rừng quốc doanh và liên doanh với sản lượng trên 60.000 m3 gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh.
4.3.3.1. Quy hoạch mô hình tổ chức bộ máy quản lý và mô hình đầu tư trồng rừng
- Mô hình tổ chức quản lý: Công ty chỉ đạo đến các đơn vị chi nhánh lâm trường, Xí nghiệp và các đơn vị chi nhánh trực tiếp quản lý đất đai và thực hiện kế hoạch sản xuất do công ty giao và chỉ đạo.
- Hàng năm trồng rừng theo mô hình quốc doanh từ 700 ha đến 800 ha, giảm dần trồng rừng theo mô hình trồng liên doanh với hộ gia đình để đạt tới một tỷ lệ chuẩn của hai mô hình là 1:1 nhằm tăng năng suất rừng trồng, đảm bảo công tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của các hộ tham gia hợp đồng trồng rừng liên doanh với Công ty.
4.3.3.2. Quy hoạch mở rộng quy mô trồng rừng và sử dụng hiệu quả đất đai
Công ty phát triển quy mô sản xuất kinh doanh chủ yếu trên đất được giao quản lý và đưa ra các giải pháp quản lý quản lý sử dụng đất.
- Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương xử lý dứt điểm những diện tích đất còn vướng mắc. Sớm làm thủ tục để đo lại toàn bộ diện tích đất dự kiến giữ lại sử dụng đến từng lô, từng khoảnh và đóng mốc ngoài thực địa; cấp quyền sử dụng đất ổn định. Công tác quản lý đất đai Công ty cử cán bộ thường xuyên kiểm tra giám sát, phát hiện kịp thời và phối hợp với các ngành để ngăn chặn những hành vi sai phạm; giao khoán đất theo nghị định 135 CP và ký hợp đồng sử dụng đất chặt chẽ đến hộ gia đình.
- Hàng năm để có thêm quỹ đất để trồng rừng, mở rộng quy mô sản xuất Công ty đã chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng được cải tạo để có quỹ đất đầu tư trồng rừng mới.
4.3.3.3. Quy hoạch biện pháp trồng rừng
- Mục đích, ý nghĩa:
Là khâu đầu tiên trong chu kỳ sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, để sản xuất kinh một biện pháp bền vững nhằm đem lại hiệu quả cao trên cả ba mặt là kinh tế, xã hội, môi trường thì phải thực hiện tốt khâu trồng rừng.
- Đối tượng trồng rừng: (1) Kỹ thuật trồng Keo
* Tiêu chuẩn cây giống
Keo trước khi đem trồng phải đạt tiêu chuẩn xuất vườn chiều cao cây từ 25 -35cm, đường kính cổ rễ từ 3 - 4mm, tuổi cây tính từ khi cấy hom vào túi bầu từ 3,5 tháng tuổi trở lên. Cây con phải khoẻ mạnh không sâu bệnh, lá có màu xanh đậm không gãy ngọn, túi bầu không được vỡ, thân cây bắt đầu hoá gỗ, bộ rễ phát triển đầy đủ và có nốt sần.
Mật độ trồng ban đầu là 1666 cây/ha, cự ly hàng cách hàng 3m, cây
cách cây 2m. Hướng của hàng cây được trồng song song với đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất, đặc biệt là vùng đất dốc có độ dốc trên dưới 150. Với mật độ trồng tương đối dày như vậy nên rừng trồng nhanh khép tán, sớm hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có khả năng chống chịu được với các tác nhân bất lợi của thời tiết như nắng nóng, khô hạn và sự xâm chiếm của cỏ dại.
* Phương thức trồng rừng:
Trồng toàn diện, thuần loại, không có kết hợp với cây tái sinh tự nhiên. Trên các lô rừng trồng đều có tiến hành xử lý làm băng bảo vệ, cản lửa.
* Phương pháp trồng rừng:
Cây con có bầu, đáp ứng tiêu chuẩn cây con đem trồng đã nêu trên; cây con sinh trưởng khoẻ mạnh, lá có màu xanh đậm, không có dấu hiệu sâu bệnh, không gãy ngọn và không bể bầu đất.
* Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng là từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 3, chọn ngày râm mát để trồng cây, trồng cây vào buổi sáng hay chiều mát, tuyệt đối không trồng những ngày nắng gắt, mưa to và gió lớn.
* Xử lý thực bì:
Thời gian xử lý thực bì vào khoảng tháng 6-7. Trước khi trồng phát toàn bộ thực bì, gom đốt sạch thực bì trên lô, gốc phát phải thấp hơn 10cm. * Biện pháp kỹ thuật làm đất:
Sau khi xử lý thực bì xong, khi thời tiết đã bắt đầu có mưa, nền đất có ẩm và mềm thì tiến hành đào hố. Đào hố được tiến hành trước khi trồng từ 15 - 30 ngày, vị trí đào hố được xác định qua việc cắm tiêu và giăng dây để bảo đảm đúng khoảng cách, cự ly hàng, cự ly cây theo đúng như thiết kế. Hướng
của hàng hố đào theo đường đồng mức. Kích thước hố đào là 30 x 30 x 30cm, trường hợp gặp đá lộ đầu hoặc gốc cây thì điều chỉnh cây trong hàng. Đất đào hố tầng mặt được để ở phía trên dốc, đất ở đáy hố để ở dưới dốc, tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng lớp đất mặt tốt để lấp hố trong quá trình trồng cây.
* Lấp hố và bón lót:
Dùng cuốc xới nhỏ đất, nhặt bỏ cỏ, lá cây, đá lẫn, rồi lấp một nữa lớp đất mặt còn lại được trộn đều với phân và lấp xuống, phân bón lót là NPK với lượng 50gam/hố. Phòng chống mối thì sử dụng thuốc Lentrex để xử lý đất hố. Sau đó lấp đất thêm lên cho đầy hố có hình mu rùa với đường kính từ 30 - 40cm. Dãy cỏ sạch quanh hố có đường kính 1m, lấp hố hoàn toàn tối thiểu trước khi trồng là 5 ngày.
* Kỹ thuật trồng cây:
Dùng cuốc móc đất ở tâm hố lên với độ sâu khoảng 7 đến 9cm. Dùng dao rạch túi bầu theo chiều thẳng đứng rồi lột nhẹ túi bầu. Đặt cây con thẳng đứng giữa tâm hố, chiều sâu đặt bầu bảo đảm cổ rễ cách bề mặt đất bình thường 2 - 3cm, lấp đất tới đâu dùng tay nén chặt tới đó, vun đất hình mu rùa để gần cổ rễ để tránh cây bị úng nước. Chú ý không để cây bị vở bầu lúc trồng.
* Trồng dặm:
Rừng sau khi trồng, do tác hại của thiên nhiên, kỹ thuật trồng không đúng hoặc bỏ sót hố không trồng, vì vậy phải tiến hành trồng dặm. Trồng dặm được tiến hành sau khi trồng rừng được 15 -20 ngày, nếu tỉ lệ cây sống đạt trên 95% và số cây chết phân bố đều thì không phải trồng dặm. Nếu cây chết tập trung thành từng đám thì vẫn phải trồng dặm.
Trồng dặm phải tiến hành trồng vào sau thời vụ trồng rừng chính, trồng chọn cùng một loại cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với rừng đã
trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây như cũ. Sau khi trồng xong tiến hành cắm que một gốc có hai nẹp để cho cây đứng thẳng và giảm bớt hiện tượng côn trùng cắn cây non.
* Chăm sóc:
Chăm sóc năm thứ nhất: được tiến hành 02 lần/năm; chăm sóc lần 1 được tiến hành sau khi trồng chính và trồng dặm xong từ 1 – 2 tháng, gồm các nội dung như xới cỏ, vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 1m và phát toàn diện thực bì còn lại giữa hai hàng cây. Chăm sóc lần 2 tiến hành vào tháng 6 và tháng 7 gồm các công việc xới cỏ, vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8m; phát thực bì còn lại giữa hai hàng cây; gom xử lý vật liệu cháy trên lô và làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng.
Chăm sóc năm thứ hai: tiến hành 02 lần/năm, lần 1 tiến hành vào tháng 3 đến tháng 4 gồm các nội dung như phát toàn diện thực bì trên lô, xới cỏ, vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8-1,0m. Lần 2 được tiến hành từ tháng 6 đến hết tháng 7 gồm các công việc như phát toàn diện thực bì trên lô, xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng rộng 0,8-1,0m, gom xử lý vật liệu cháy trên lô và làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng.
Chăm sóc năm thứ ba: tiến hành 1 lần vào tháng 5 -6, gồm phát toàn diện thực bì trên lô, xới cỏ vun bồn kết hợp dãy cỏ theo băng hàng rộng 0,8- 1,0 m, gồm xử lý vật liệu cháy trên lô và làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng.
Tóm lại các biện pháp kỹ thuật, quy trình chăm sóc như trên bảo đảm cho rừng keo sinh trưởng và phát triển tốt, đáp ứng được mục đích rừng làm nguyên liệu gỗ.
(2) Kỹ thuật trồng bạch đàn
* Kỹ thuật và chăm sóc:
Để trồng rừng Bạch đàn phục vụ cho nguyên liệu, mật độ trồng 1.666 cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m. Nếu nơi trồng được cày máy, kích thước hố đào 30cm x 30cm x 30cm. Nếu trồng rừng bằng phương pháp làm đất cục bộ, cuốc đất bằng tay, kích thước hố 40cm x 40cm x 40cm. Mỗi hố cần bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh và 0,2kg NPK 8-4-4. Dùng đất tầng mặt đập nhỏ, trộn đều với phân sau đó bón vào hố. Sau 15-20 ngày gặp thời tiết thuận lợi: Mưa vừa, râm, mát, đất đủ ẩm cần tiến hành trồng Bạch đàn ngay. Sau khi trồng 25-30 ngày phải kiểm tra rừng đã trồng, nếu phát hiện cây con bị chết hoặc đổ gãy phải vứt bỏ và kịp thời trồng dặm để đảm bảo tỉ lệ thành rừng là 100%. Để rừng Bạch đàn sinh trưởng nhanh, cần bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2, với lượng 0,2kg NPK/cây.
Trong 3 năm đầu rừng non Bạch đàn phải được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại. Do rừng được trồng vào vụ xuân nên năm thứ nhất chăm sóc 3 lần, năm thứ 2 chăm sóc 2 lần, năm thứ 3 chăm sóc 2 lần. Khi chăm sóc phải cuốc xới xung quanh và vun đất tơi vào gốc cây trồng, phát bỏ dây leo cỏ dại cạnh tranh chèn ép, tỉa bỏ cành gốc.
Đặc biệt rừng trồng Bạch đàn và Keo lai đến tuổi nên khai thác trắng ở cuối năm trước, sau được trồng mới vào đầu năm sau để tiếp tục kinh doanh chu kỳ sản xuất tiếp theo.
- Kế hoạch thực hiện và đầu tư cho công tác trồng rừng:
Căn cứ vào định mức lao động, định mức chi phí sản xuất kinh doanh và tính toán giá của Công ty từ trước đó. Tôi tính được giá thành và nhân công trồng, chăm sóc rừng trồng theo như bảng 4.21 dưới đây:
Bảng 4.21. Tổng hợp giá thành và nhân công cho trồng và chăm sóc 1 ha rừng
Hạng mục
Keo lai Bạch đàn mô Giá thành Nhân công
(công) Giá thành Nhân công (công) (đ/ha) (đ/ha) Trồng rừng 4.633.710 34,15 5.289.782 38,98 Chăm sóc năm 1 3.900.070 28,74 3.900.070 28,74 Chăm sóc năm 2 3.900.070 28,74 3.900.070 28,74 Chăm sóc năm 3 2.278.859 16,79 2.278.859 16,79 Tổng 14.712.709 108,42 15.368.781 113,25
- Qua bảng 4.21 cho thấy: Lượng vốn đầu tư vào công tác trồng rừng sản xuất là rất lớn nên đã huy động số lượng lớn nguồn lao động, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho CBCNV trong Công ty và người dân tại địa phương.
Bảng 4.22. Tiến độ thực hiện, vốn đầu tư cho công tác trồng và chăm sóc rừng giai đoạn 2012 - 2018
Năm
Tiến độ thực hiện Vốn đầu tư Trồng rừng
(ha) Chăm sóc (ha) ( đồng) Bạch
đàn
Keo
Năm 1 Năm 2 Năm 3
lai 2012 100 600 700 645,1 598,8 9.854.561.134 2013 100 650 750 700 645,1 10.600.901.582 2014 100 650 750 750 700 10.920.982.050 2015 100 650 750 750 750 11.034.895.500 2016 100 650 750 750 750 11.034.895.500 2017 100 650 750 750 750 11.034.895.500 2018 100 650 750 750 750 11.034.895.500 Tổng 700,0 4.500,0 5.200,0 5.095,1 4.943,9 75.516.026.766
Bảng 4.23. Tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2018
Năm Diện tích (ha)
Vốn đầu tư
Đơn giá(đ/ha) Thành tiền(đ)
2012 2824,2 250.000 706.050.000 2013 2824,2 250.000 706.050.000 2014 2824,2 250.000 706.050.000 2015 2824,2 250.000 706.050.000 2016 2824,2 250.000 706.050.000 2017 2824,2 250.000 706.050.000 2018 2824,2 250.000 706.050.000 Tổng 19.769,4 4.942.350.000
- Qua bảng 4.22 và 4.23 ta thấy lượng vốn bỏ ra cho công tác khoanh nuôi, bảo vệ là không nhỏ. Ngoài ra Công ty còn xây dựng quy chế quản lý bảo vệ rừng trong đó phải lường trước được những tác động xấu có thể gây tổn thương đến các khu rừng tự nhiên từ đó phải tìm ra những biện pháp ngăn ngừa mọi hành vi trái phép như săn bắt động vật, trộm cắp lâm sản, đốt nương làm rẫy, lấn chiếm đất rừng trái phép,...
4.3.3.4. Quy hoạch về các mô hình trồng rừng
Để xây dựng được quy hoạch về diện tích, khối lượng trồng rừng theo các mô hình sản xuất tại Công ty trước mắt cần phải xem xét tỷ lệ về diện tích giữa 2 mô hình trồng rừng của Công ty nhận thấy tổng diện tích rừng trồng sản xuất Công ty đang quản lý là 4.460,3 ha, trong đó diện tích rừng trồng theo mô hình liên doanh là 3.237,8 ha chiếm 72,6% tổng diện tích, mô hình
quốc doanh chỉ là 1.222,5 ha, chiếm 27,4% tổng diện tích (Chi tiết tại phụ biểu 2).
Vấn đề cân đối về diện tích các mô hình trồng rừng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả trồng rừng được Công ty coi trọng và xây dựng một kế hoạch phát triển dài hạn.
Từ những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý bảo vệ và thu hồi vốn của 2 mô hình trồng rừng như đã phân tích, tôi đưa ra biện pháp quy hoạch trồng rừng theo 2 mô hình giai đoạn 2012 - 2018 cụ thể như bảng sau:
Bảng 4.24. Quy hoạch trồng rừng theo 2 mô hình sản xuất giai đoạn 2012 - 2018
Năm Mô hình trồng rừng (ha) Ghi chú Tổng Quốc doanh Liên doanh
2012 700,0 350,0 350,0 2013 750,0 375,0 375,0 2014 750,0 375,0 375,0 2015 750,0 375,0 375,0 2016 750,0 375,0 375,0 2017 750,0 375,0 375,0 2018 750,0 375,0 375,0 Tổng 5.200,0 2.600,0 2.600,0
* Đối với mô hình đầu tư trồng rừng quốc doanh
- Diện tích quy hoạch phải đủ lớn để thuận tiện cho công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cũng như công tác tổ chức khai thác diện tích rừng này. Diện tích trồng rừng quốc doanh cho một khu vực phải đủ từ 30 ha trở lên.